Nhân dân xóm Mừng ủng hộ ngày công và vật liệu để kéo điện.
(HBĐT) - Dự án “ứng dụng công nghệ năng lượng mặt trời phối hợp động cơ diezel để cấp điện cho vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình” đã thực hiện tại xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong) bước đầu đi vào hoạt động đã cung cấp điện ổn định cho 41 hộ dân đặc biệt khó khăn trong xóm.
Xóm Mừng là xóm đặc biệt khó khăn của xã Xuân Phong, cách trung tâm xã khoảng 10 km đường đồi núi. Nguồn sống chủ yếu của người dân trông vào sản xuất nông - lâm nghiệp. Xóm có 41 hộ dân với 180 khẩu, thu nhập bình quân đầu người khoảng 10 - 12 triệu đồng/ người/năm, trong đó, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 40%. Dự án ứng dụng công nghệ năng lượng mặt rới phối hợp động cơ diezel để cấp điện cho vùng đặt biệt khó khăn của tỉnh Hòa Bình đã hoàn thành và đi vào khai thác đáp ứng ước vọng được dùng điện từ bao đời nay của người dân xóm Mừng. ông Bùi Ngọc Trìu, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Được sự quan tâm của các cấp, nhất là của Sở KH&CN đã đầu tư lắp đặt xây dựng trạm điện năng lượng mặt trời phối hợp động cơ diezel tại xóm Mừng. Về phía chính quyền địa phương đã vận động người dân trong xóm ủng hộ ngày công san lấp mặt bằng và vận chuyển các thiết bị đến địa điểm lắp đặt trạm điện. Từ khi trạm điện được lắp đặt xong và đưa vào sử dụng đến giờ, bà con trong xóm rất mừng, từ nay thay phải dùng đèn dầu thắp sáng, bà con đã có bóng điện chiếu sáng, được xem, nghe các thông tin, chính sách của Đảng, Nhà nước qua truyền hình, góp phần đưa cuộc sống người dân trong xóm văn minh và đổi mới hơn.
ông Bùi Văn Thiết, Trưởng ban vận hành trạm điện xóm Mừng cho biết: Do đặc điểm lao động của người dân xóm Mừng ban ngày ít sử dụng điện, chỉ sử dụng cho sinh hoạt tối và sáng nên lượng tiêu thụ điện không nhiều, tổng điện năng tiêu thụ hàng ngày đối với trạm 1 khoảng 32%, dung lượng dự trữ của ắc quy và 36% đối với trạm 2. Vì vậy cho phép cung cấp điện liên tục 2 -3 ngày mưa liên tục không có nắng. Trong thực tế theo dõi 3 tháng hoạt động có những giai đoạn mưa liên tục 20 ngày nhưng không có ngày nào bị gián đoạn cung cấp điện. Việc đầu tư hệ thống điện tại xóm Mừng, xã Xuân Phong đã góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt hàng ngày cho nhân dân.
Có thể nói, dự án ứng dụng năng lượng mặt trời phối hợp động cơ diezel để cấp điện cho vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh được thực hiện tại xóm Mừng đã đạt kết quả cao, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Dự án thực hiện mang tính chất điển hình, từ những thành công bước đầu là cơ sở cho đánh giá hiệu quả của dự án, đồng thời thấy được sự cần thiết để triển khai nhân rộng mô hình ra các khu vực vùng sâu, xa, đặc biệt khó khăn của tỉnh trong thời gian tới.
(HBĐT) - UBND huyện Tân Lạc vừa phê duyệt dự toán mô hình chăn nuôi lợn nái địa phương và lợn nái Móng Cái cho 5 xã nằm trong Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009- 2015. Các địa điểm được đầu tư mô hình gồm: xóm Ngay, xã Mỹ Hòa; xóm Bin, xã Tử Nê; xóm Ong, xã Trung Hòa; xóm Bưng, xã Ngòi Hoa và xóm Thỏi, xã Phú Vinh.
(HBĐT) - Tính đến hết quý I, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh đạt 16,49 triệu USD, tăng 5,04% so với cùng kỳ, bằng 23,23% KH năm.
(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh đã hoàn thành gieo trồng vụ chiêm - xuân với tổng số 15.808 ha lúa, trên 36.000 ha cây màu. Diện tích lúa, màu đang được các địa phương đẩy mạnh chăm sóc, trong đó, ngô xuân trà sớm đã được 6 - 8 lá, lạc trà sớm phân cành, đậu tương trà sớm ra 3 - 5 lá. Đáng chú ý có 307 ha lúa đã cấy bị hạn, tập trung ở các huyện Lương Sơn (120 ha), Kim Bôi (135 ha).
(HBĐT) - Xóm Tớn là xóm đặc biệt khó khăn của xã Nam Sơn (Tân Lạc) đã và đang hưởng lợi từ dự án giảm nghèo (DAGN). Triển khai DAGN giai đoạn 2, BQL dự án huyện, UBND xã đã tổ chức họp dân trong thông tin mục đích, ý nghĩa của dự án, bàn bạc, lấy ý kiến người dân đi đến thống nhất triển khai ba tiểu dự án là làm đường giao thông thôn xóm, xây dựng mương tưới cho lúa, hoa màu, trồng su su lấy ngọn là những nhu cầu bức thiết về xây dựng hạ tầng và cải thiện điều kiện sản xuất.
(HBĐT) - Ngày 27/3, Ngân hàng CSXH tỉnh tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ ủy thác cho vay đối với các tổ chức chính trị - xã hội của 11 huyện, thành phố. Tham gia tập huấn có 120 cán bộ lãnh đạo Hội HND, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội CCB và các tổ trưởng tổ tín dụng các Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện.
(HBĐT) - Tổ chức các lớp huấn luyện nông dân (HLND) về IPM trên cây ngô, cây rau và hình thành các nhóm nông dân cùng sở thích là 2 nội dung chính được HND tỉnh phối hợp với văn phòng dự án ADDA triển khai tại 6 huyện Cao Phong, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi. Vụ hè - thu 2011 là vụ thứ tư của pha 2 dự án, trung bình mỗi vụ, Ban quản lý dự án đều triển khai thực hiện 35 lớp HLND về IPM trên cây ngô, cây rau và hình thành 30 nhóm nông dân cùng sở thích mới.