(HBĐT) - Về xã Nật Sơn (Kim Bôi) hỏi thăm những hộ gia đình có thu nhập cao từ chăn nuôi, ai cũng giới thiệu gia đình chị Bùi Thị Lý ở xóm Rộc. Từ hai bàn tay trắng, nhờ được hỗ trợ vay vốn, chị đã vươn lên làm giàu với mức thu nhập trên 300 triệu đồng/ năm.

 

Gia đình chị Lý có 4 khẩu, trước đây cũng thuộc diện hộ nghèo của xã. Công việc chăn nuôi chỉ mang tính thời vụ vì quy mô nhỏ lẻ. Trước những khó khăn của gia đình, chị Lý đã tìm tòi, học hỏi và lựa chọn con đường mở rộng phát triển chăn nuôi để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Năm 2008, chị mạnh dạn vay 80 triệu đồng xây chuồng trại chăn nuôi lợn. Để công việc thuận lợi, đạt hiệu quả cao, chị luôn tham khảo, học hỏi kinh nghiệm qua các lớp tập huấn và sách hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi. Đồng thời chị chịu khó tìm các nguồn thức ăn có sẵn như rau, cua, ốc… trộn với thức ăn hỗn hợp cho lợn nhằm giảm tối đa chi phí. Nhờ có nguồn thức ăn đảm bảo đàn lợn của gia đình chị mau lớn, tỷ lệ nạc đạt cao và được thị trường ưa chuộng. Đến nay, công việc chăn nuôi ngày càng phát triển, chị còn chủ động được nguồn cung con giống chất lượng tốt cho gia đình và các hộ lân cận. Hiện nay, gia đình chị có 11 con lợn nái và 120 con lợn thịt, mỗi lứa tương đương 10 tấn lợn hơi với giá trung bình 52.000 đồng/ kg, như vậy, mỗi năm xuất 2 lứa, trừ chi phí, gia đình chị thu lãi trên 300 triệu đồng.

 

Từ thực tế trong cuộc sống với kinh nghiệm tích luỹ được từ chăn nuôi mà chị Lý đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều người trong vùng đến thăm quan, học tập.

 

 

                                                                                 Bùi Sơn

                                                                            (Đài Kim Bôi)

 

Các tin khác

Điểm giao dịch hòa mạng Vinaphone của Viễn thông Hòa Bình thu hút khách hàng trong tỉnh đăng ký sử dụng dịch vụ.
Nông dân xã Liên Vũ (Lạc Sơn) tham gia lớp học hiện trường FFS trên cây rau vụ đông.
Nhân dân xóm Mừng ủng hộ  ngày công và vật liệu để kéo điện.
Mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học của anh Lê Văn Luyến có quy mô trên 150 con.

Sẽ điều chỉnh lương tối thiểu theo CPI?

Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thay đổi nhằm bảo vệ người lao động, hài hòa được lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động.

Sự cố thấm nước tại thủy điện Sông Tranh 2, Quảng Nam: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm

Ngày 28.3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì cuộc họp báo đưa những thông tin chính thức được dư luận quan tâm trong nhiều ngày qua về tình trạng sự cố thấm nước tại hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2.

Tìm giải pháp phát triển ngành chăn nuôi bền vững

(HBĐT) - Thời gian qua, ngành chăn nuôi rơi vào cảnh khốn khó nhiều bề, không ít hộ chăn nuôi đang dần kiệt sức, thậm chí phá sản. Nguyên nhân chính do giá thức ăn chăn nuôi liên tục leo thang từ cuối năm 2009 tới nay, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dịch bệnh diễn biến phức tạp...

Tân Lạc: 250 triệu đồng thực hiện mô hình chăn nuôi lợn

(HBĐT) - UBND huyện Tân Lạc vừa phê duyệt dự toán mô hình chăn nuôi lợn nái địa phương và lợn nái Móng Cái cho 5 xã nằm trong Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009- 2015. Các địa điểm được đầu tư mô hình gồm: xóm Ngay, xã Mỹ Hòa; xóm Bin, xã Tử Nê; xóm Ong, xã Trung Hòa; xóm Bưng, xã Ngòi Hoa và xóm Thỏi, xã Phú Vinh.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ quý I đạt 16,49 triệu USD

(HBĐT) - Tính đến hết quý I, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh đạt 16,49 triệu USD, tăng 5,04% so với cùng kỳ, bằng 23,23% KH năm.

Tập trung chống hạn cho lúa, cây màu

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh đã hoàn thành gieo trồng vụ chiêm - xuân với tổng số 15.808 ha lúa, trên 36.000 ha cây màu. Diện tích lúa, màu đang được các địa phương đẩy mạnh chăm sóc, trong đó, ngô xuân trà sớm đã được 6 - 8 lá, lạc trà sớm phân cành, đậu tương trà sớm ra 3 - 5 lá. Đáng chú ý có 307 ha lúa đã cấy bị hạn, tập trung ở các huyện Lương Sơn (120 ha), Kim Bôi (135 ha).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục