Hàng trăm công nhân, lao động nữ có thu nhập ổn định từ làm nghề gia công chổi chít xuất khẩu. Trong ảnh: nữ công nhân Công ty TNHH Minh Hằng (Mông Hóa, Kỳ Sơn) làm chổi chít cho lô hàng chuẩn bị xuất xưởng.
(HBĐT) - Sau khi đã cấy trồng xong vụ chiêm - xuân, bà Nguyễn Thị Bìa (xóm Dụ 5, xã Mông Hóa - Kỳ Sơn) và con gái lại tranh thủ lúc nông nhàn đến xưởng sản xuất chổi chít làm thêm. Hai mẹ con bà chăm chỉ, cần mẫn mỗi ngày làm được ít nhất mỗi người 100 chiếc chổi. Như vậy, mỗi ngày trung bình 2 mẹ con bà có thêm thu nhập 200.000 đồng. Ngày làm cao có thể lên đến 250.000 đồng.
Bà Bìa cho biết: chịu khó tích góp, cộng với thu nhập từ ruộng, vườn hàng tháng thu nhập của gia đình bà cũng tạm ổn định để có thể mua sắm các vật dụng cần thiết và lo cho con ăn học. Làm công nhân ở Công ty THHH Minh Hằng đã gần 5 năm, công việc chính của bà cùng gần 200 công nhân ở đây là gia công, sản xuất chổi chít. Công việc này phù hợp với sự cần mẫn, tỉ mỉ của phụ nữ lại có thu nhập thêm và công việc ổn định.
Bà Nguyễn Thị Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Hằng lại có những lý do tưởng chừng rất đơn giản như: mình cũng là phụ nữ, cũng từng gặp nhiều khó khăn trong việc làm, thu nhập, mình muốn có 1 cơ sở sản xuất phù hợp với điều kiện, tiềm năng tại địa phương và có thể giải quyết việc là cho nhiều lao động có thu nhập ổn định... Bà Minh - một nữ doanh nhân năng động, dám nghĩ, dám làm đã thành công với việc SX-KD chổi chít xuất khẩu sang Trung Quốc. Công ty của bà hiện giải quyết việc làm cho gần 200 công nhân lao động với thu nhập ổn định từ 1,8 -2,5 triệu đồng/người/ tháng. Hiện, Công ty là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu chổi chít lớn nhất của tỉnh.
Cùng với Công ty TNHH Minh Hằng, hiện, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có khoảng 30 cơ sở sản xuất các mặt hàng TTCN (chủ yếu là chổi chít), giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động nữ của huyện. Nhìn chung, các cơ sở sản xuất này đều có điểm chung là tạo việc làm thêm những lúc nông nhàn và thu nhập ổn định cho phụ nữ; tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn có cơ hội tiếp cận môi trường lao động, SX-KD, được giao lưu, học hỏi để ngày càng phát triển.
Chị Nguyễn Thị Dung, Chủ tịch Hội LHPN Kỳ Sơn cho biết: Trong những năm gần đây, các cấp Hội PN Kỳ Sơn tích cực hưởng ứng phong trào xoá đói - giảm nghèo, giúp cho nhiều hộ gia đình phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nông thôn, phụ nữ vùng bị thu hồi đất đầu tư cho các dự án vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, tăng thu nhập cho gia đình. Từ thực tế đời sống của phụ nữ nông thôn còn gặp nhiều khó khăn về việc làm, tiếp cận kiến thức KH-KT…, các cấp Hội phụ nữ huyện đã xác định dạy nghề, tạo việc làm là nhiệm vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Có việc làm, thu nhập ổn định, được học tập, lao động sáng tạo cùng với gia đình êm ấm, hạnh phúc, phát triển đó là mong ước của tất cả những người phụ nữ. Những nỗ lực của các cấp Hội PN hay những cá nhân phụ nữ năng động, dám nghĩ, dám làm như bà Minh đã góp phần cùng với các cấp, ngành hỗ trợ cho phụ nữ Kỳ Sơn hôm nay phần nào thực hiện được mong ước của mình.
Hồng Duyên
(HBĐT) - Tình hình dịch bệnh liên tiếp xảy ra, giá cả không ổn định, nạn ô nhiễm môi trường… là những vấn đề đặt ra trong công tác chăn nuôi. Để tìm giải pháp tháo gỡ, hướng cho nông dân áp dụng kỹ thuật chăn nuôi mới, thành phố Hòa Bình đã xây dựng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học. Đề án bắt đầu thực hiện từ năm 2011. Xã điểm xây dựng NTM Yên Mông được chọn triển khai với nguồn hỗ trợ từ chương trình khuyến khích phát triển kinh tế.
Chính phủ cần điều chỉnh mức lương tối thiểu khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thay đổi nhằm bảo vệ người lao động, hài hòa được lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động.
Ngày 28.3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng đã chủ trì cuộc họp báo đưa những thông tin chính thức được dư luận quan tâm trong nhiều ngày qua về tình trạng sự cố thấm nước tại hạ lưu đập thủy điện Sông Tranh 2.
(HBĐT) - Thời gian qua, ngành chăn nuôi rơi vào cảnh khốn khó nhiều bề, không ít hộ chăn nuôi đang dần kiệt sức, thậm chí phá sản. Nguyên nhân chính do giá thức ăn chăn nuôi liên tục leo thang từ cuối năm 2009 tới nay, phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dịch bệnh diễn biến phức tạp...
(HBĐT) - UBND huyện Tân Lạc vừa phê duyệt dự toán mô hình chăn nuôi lợn nái địa phương và lợn nái Móng Cái cho 5 xã nằm trong Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà giai đoạn 2009- 2015. Các địa điểm được đầu tư mô hình gồm: xóm Ngay, xã Mỹ Hòa; xóm Bin, xã Tử Nê; xóm Ong, xã Trung Hòa; xóm Bưng, xã Ngòi Hoa và xóm Thỏi, xã Phú Vinh.
(HBĐT) - Tính đến hết quý I, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của tỉnh đạt 16,49 triệu USD, tăng 5,04% so với cùng kỳ, bằng 23,23% KH năm.