Khách hàng vào các trung tâm thương mại cao cấp rất ít mua sắm mà chủ yếu là tham quan, giải trí và khảo giá.  Ảnh: Linh Ngọc

Khách hàng vào các trung tâm thương mại cao cấp rất ít mua sắm mà chủ yếu là tham quan, giải trí và khảo giá. Ảnh: Linh Ngọc

Dạo quanh một vòng tại các trung tâm thương mại (TTTM) cao cấp trên địa bàn Hà Nội như Grand Plaza (117-Trần Duy Hưng), The Garden (Khu đô thị mới Mỹ Đình)... cho thấy đều rất vắng khách và không ít gian hàng đã phải đóng cửa. Nếu tình trạng này kéo dài, không những gây lãng phí diện tích mặt bằng sử dụng mà còn gây ứ đọng vốn kéo theo hàng loạt lãng phí khác về điện, nước, nhân công duy tu, bảo dưỡng, bảo vệ…

 

Tại TTTM Grand Plaza, đã có bảng chỉ rõ các sản phẩm được bán ở 4 tầng. Tầng 1 bán mỹ phẩm, đồng hồ, trang sức, đồ da; tầng 2 có thời trang, phụ kiện thời trang, siêu thị mini; tầng 3 có nội thất, chăm sóc sức khỏe, đồ trẻ em; tầng 4 cà phê, nhà hàng, khu ẩm thực. Tuy nhiên, tại thời điểm này, mỗi tầng chỉ còn vài gian hàng mở cửa, thi thoảng mới thấy có khách hàng, mà chủ yếu là đến tham quan, ít mua bán. Nhân viên một cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm cho biết, gần đây mỗi ngày chỉ bán được vài sản phẩm, có ngày chỉ 1-2 khách đến xem không bán được một đồng nào. Những ngày lễ lớn như Valentine’s, 8-3 vừa qua cao nhất cũng chỉ bán được 3-5 triệu đồng tiền hàng/ngày. Không ít nhân viên đã xin nghỉ việc vì không bán được hàng, không có thu nhập. Một khách hàng "VIP" của TTTM này cho biết, nếu như ở các siêu thị bình dân khác, khách hàng đến mua sắm, không mua được cái này sẽ mua được cái kia, nếu không mua được gì có thể cùng gia đình hay bạn bè cải thiện ăn tươi hoặc uống cà phê. Nhưng ở các TTTM cao cấp lại rất khó. Vì thế, khách hàng chỉ có thể đến đây một lần cho biết, khó "thuyết phục" được khách quay lại lần thứ hai. Tại The Garden, không đến nỗi vắng khách như ở Grand Plaza nhưng số lượng khách đến đây cũng không nhiều. Lượng khách vào đây chủ yếu là xem hoặc các bạn trẻ vào chơi hoặc để thưởng thức các dịch vụ giải trí. Các nhân viên bán sản phẩm thời trang cho biết, khách hàng vào đây chỉ tham quan, khảo giá, nhưng thấy giá "mắc" nên cũng không mua được. The Garden shopping center là TTTM lớn, với diện tích khoảng 27.000m2, gồm 3 tầng hầm, 6 tầng dành cho mua sắm, ẩm thực. Ngoài ra, có bãi đỗ xe rộng hơn 1.000m2. Tầng B1 là khu vực siêu thị BigC; tầng G khu vực mỹ phẩm và đồ thương hiệu quốc tế, nhà hàng, cà phê...; tầng 1 là khu đồ trang sức, thời trang dành cho phái "đẹp"; tầng 2 là khu thời trang "phái mạnh", đồ chơi trẻ em; tầng 3 là khu vực đồ gia dụng, hiệu sách, đồ nội thất...; tầng 4 là khu ẩm thực, cụm rạp chiếu phim hiện đại, khu thể thao cao cấp. Điều đáng nói, khá nhiều gian hàng ở đây treo biển khuyến mãi giảm giá 20%, thậm chí giảm tới 50% nhưng vẫn không có nhiều khách giao dịch. Thăm dò từ chính những người đi mua hàng mới hay, giá cả là điều họ quan tâm nhất khi quyết định đến nơi nào để mua sắm. Khi chỉ định mua một chiếc ví da của thương hiệu nào đó, người mua hàng có thể khảo giá, so sánh chỗ nào rẻ hơn họ sẽ mua chứ không quan trọng mua chiếc ví đó ở TTTM nào.

Những mặt hàng được bán ở các TTTM cao cấp đã không phong phú, đa dạng, mà còn đắt hơn so với các siêu thị hay các cửa hàng chuyên bán hàng hiệu bên ngoài. Các nhà quản lý cho rằng, do khủng khoảng kinh tế nên không ít người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Mặt khác, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm cao cấp của người dân Thủ đô nói riêng, các thành phố lớn nói chung cũng chưa nhiều do thu nhập còn chưa cao. Hơn nữa, người tiêu dùng trong nước có sở thích "săn" hàng khuyến mãi khi mua sắm, vì thế, nhiều cửa hàng, siêu thị khác cũng đưa ra nhiều "chiêu" khuyến mãi để hút khách, nhất là vào những ngày lễ tết. Vì thế, các TTTM cao cấp cũng nên bán hàng Việt Nam chất lượng cao, vì loại hàng này cũng không thua kém các thương hiệu nổi tiếng, mà giá lại "mềm" hơn, đồng thời cũng là cách hưởng ứng có hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Nếu cứ tình trạng chỉ bán hàng hiệu như các TTTM cao cấp nói trên, vừa lãng phí diện tích, vừa đọng vốn...

 

                                                       Theo HaNoiMoi

 

Các tin khác

Các đại biểu tham gia đóng góp vào kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của đường HCM.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Internet)
Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chứng kiến lễ Ký tắt Hiệp định vay Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình giữa Chính phủ Việt Nam và Quỹ Cô-Oét về phát triển kinh tế Ả rập.
Cán bộ thú y huyện Mai Châu tiêm phòng vắc xin LMLM trên đàn gia súc xã Phúc Sạn.

Lạc Thủy: Gần 9 tỷ đồng hỗ trợ các xã ĐBKK

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Lạc Thủy được hỗ trợ gần 9 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Trong đó dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 hỗ trợ phát triển sản xuất cho 9 xã và 4 thôn ĐBKK với kinh phí 2, 9 tỉ đồng.

Trăn trở từ xóm Khú

(HBĐT) - Nằm lọt thỏm giữa thung lũng của đại ngàn, từ trụ sở UBND xã Thượng Tiến đi 6 km sẽ đến xóm Khú, một xóm vùng sâu, xa của huyện Kim Bôi. Mặc dù chưa có điện, đường sá đi lại khó khăn, dốc cao, mùa nắng bụi mù, mùa mưa lầy lội nhưng những hộ dân nơi đây vẫn ngày ngày bám đất, bám làng kiếm kế sinh nhai.

Phấn đấu giữ phong độ xuất khẩu

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến thường kỳ tháng 3 giữa hai đầu cầu Hà Nội và TPHCM, Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Nam Hải cho biết: Giá xuất khẩu (XK) hàng hóa năm 2012 đang có xu hướng giảm sau khi đã tăng mạnh trong năm 2011. Điều này tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp (DN). Đặc biệt là đối với lĩnh vực phải nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất hàng XK, DN đang gặp nhiều khó khăn do đã nhập nguyên phụ liệu với giá cao năm 2011, không bán được sản phẩm với giá có lãi, dẫn đến tồn kho, ứ đọng vốn cho sản xuất.

Họp báo Bộ GTVT tháng 3: Vẫn "nóng" chuyện thu phí

Chiều 3-4, Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Đinh La Thăng đã chủ trì họp báo thường kỳ tháng 3.

Quản lý và khai thác tốt nguồn thu ngân sách nhà nước

(HBĐT) - Quý I /2012, tiến độ thực hiện dự toán thu ngân sách Nhà nước dù tăng trưởng so với cùng kỳ nhưng vẫn đạt thấp. Hiện, ngành Thuế đang tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai quyết liệt các biện pháp quản lý thuế, khai thác nguồn thu, chống thất thu, thu hồi nợ thuế, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ dự toán thu 6 tháng đầu và cả năm 2012.

Ngân hàng CSXH Kim Bôi: dư nợ cho vay đạt trên 182 tỉ đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 3/2012, Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi có 28 điểm giao dịch với 350 tổ TK &VV, bình quân mỗi xã có 12 tổ đang hoạt động với khoảng 43 người /tổ, quản lý bình quân 480 triệu đồng /tổ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục