Thực hiện mô hình điểm NTM, đời sống KT-XH xã Trung Bì đang từng ngày khởi sắc.
(HBĐT) - Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Kim Bôi đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng quê hương, bảo vệ nền độc lập nước nhà.
Tổng kết thời kỳ đó, toàn huyện có gần 117.800 người con tham gia 2 cuộc kháng chiến, 6.577 lượt người nhập ngũ, 785 người trong số đó đã anh dũng hy sinh, 1 liệt sĩ được phong tặng Anh hùng LLVTND, 424 thương, bệnh binh, 9 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 5 xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND. Năm 2002, cán bộ và nhân dân huyện vinh dự đón nhận danh hiệu cao quý đơn vị Anh hùng LLVTND thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân các dân tộc trong huyện tiếp nối lịch sử hào hùng, không ngừng nỗ lực xây dựng quê hương ổn định về chính trị, vững vàng trong phát triển kinh tế, khởi sắc về văn hóa - xã hội... Đồng chí Bùi Văn Dùm, Chủ tịch UBND huyện phác họa: Mường Động đang tạo dựng đổi thay, tự hào hơn cả là những đổi thay trong sản xuất với đề án dồn điền - đổi thửa, xây dựng cánh đồng thu nhập cao, tiềm năng du lịch được khai thác, phát huy và một yếu tố quan trọng là với sự tiếp sức của các Chương trình 134, 135, cơ sở hạ tầng, chất lượng cuộc sống của nhân dân không ngừng được chăm lo, cải thiện.
Giai đoạn 2006 - 2011, từ chỗ làm thí điểm tại xã Vĩnh Đồng, đề án dồn điền - đổi thửa đến nay đã thu hút hầu hết các xã tham gia giúp quy hoạch vùng sản xuất phù hợp yêu cầu sản xuất hàng hóa với khoảng trên 70% tổng diện tích đất lúa toàn huyện đã thực hiện. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 142 cánh đồng thu nhập cao ở 27 xã với tổng diện tích 629 ha, trong đó có 98 cánh đồng áp dụng công thức luân canh 2 vụ lúa + 1 vụ màu, 28 cánh đồng áp dụng công thức luân canh 1 vụ lúa, 2 vụ màu cho thu nhập bình quân từ 54 - 56 triệu đồng/ha/năm, 16 cánh đồng áp dụng công thức luân canh 3 vụ màu cho thu nhập bình quân 75 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, trong sản xuất nông - lâm nghiệp của huyện còn hình thành nhiều vùng trồng cây, nuôi con hàng hóa có giá trị, mang lại thu nhập cao cho người lao động như mô hình trồng khoai tây ở xã Vĩnh Đồng, bí xanh ở xã Sào Báy, Nam Thượng hay mô hình nuôi nhím sinh sản ở xã Bắc Sơn, nuôi lợn rừng ở xã Bình Sơn...
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của Đảng bộ, chính quyền địa phương, KT-XH huyện Kim Bôi có bước phát triển đáng kể. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Trong đó, sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng 41,3%, TTCN 21,8%, dịch vụ 36,9%. Năm 2011, tổng sản lượng cây có hạt của huyện đạt 53.073 tấn, bình quân lương thực đạt 484 kg/người/năm. Tổng giá trị sản lượng CN-TTCN tính theo giá hiện hành đạt gần 247 tỷ đồng với các sản phẩm chủ yếu gồm khai thác khoáng sản (cao lanh, than, nước khoáng), sản xuất vật liệu xây dựng, đá, cát xây dựng và chế biến nông - lâm sản, thu hút và giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Đặc biệt, lợi thế du lịch đã được huyện đưa vào khai thác hiệu quả với 24 cơ sở kinh doanh du lịch và dịch vụ lưu trú. Nhiều điểm du lịch hấp dẫn mời gọi khách trong nước, quốc tế đến nghỉ dưỡng, khám phá, thăm quan. Nổi tiếng nhất là khu du lịch suối khoáng Kim Bôi ở xã Hạ Bì, khu du lịch sinh thái VResort xã Vĩnh Tiến năm 2011, huyện đón 140.000 lượt khách, trong đó có 1.000 khách quốc tế, đạt doanh thu 95 tỷ đồng. Các dự án đầu tư kinh doanh du lịch đang tiếp tục hoàn thiện cơ sở kết cấu hạ tầng và trang bị để phục vụ khách tham quan, du lịch.
Các Chương trình 134, 135, trợ giá, trợ cước, chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và nhiều chương trình, dự án khác trên địa bàn huyện trong những năm qua đã hỗ trợ nhân dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Cơ sở hạ tầng KT-XH như điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, nước sinh hoạt được đầu tư, phát huy hiệu quả rõ rệt. Đến nay, hệ thống giao thông thuận tiện, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, nhiều đường liên xóm, bản đã được cứng hóa, 98% hộ được sử dụng điện sinh hoạt. Mới đây, chương trình xây dựng NTM góp sức thêm những đổi thay ở xã điểm của tỉnh (Trung Bì), xã điểm của huyện (Bắc Sơn, Nam Thượng). Năm 2011, huyện đạt mức tăng trưởng kinh tế 10,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 9,4 triệu đồng. Văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến với công tác giáo dục từng bước chuẩn hóa, tỷ lệ chuyển lớp đạt 99,6%, chuyển cấp đạt 97,3%, ANTT được giữ vững.
(HBĐT) - Trần lãi suất huy động vừa được Ngân hàng Nhà nước giảm xuống thêm 1%, còn ở mức 12%/năm. Mặc dù vậy, với lãi suất vay từ các ngân hàng thương mại hiện vẫn ở mức từ 19 - 19,5%/năm, cùng với thắt chặt đầu tư công thực sự khiến nhiều doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực xây lắp tỉnh ta đang phải đối mặt với khá nhiều khó khăn...
Sau quyết định của Ngân hàng Nhà nước VN (NHNN) về việc phân loại nợ, nhiều ý kiến lo ngại sẽ gia tăng tình trạng nợ xấu.
Theo Thông tư số 03/2012/TT-NHNN của Ngân hàng (NH) Nhà nước về việc cho vay bằng ngoại tệ, từ ngày 2-5, NH thương mại chỉ được phép cho vay bằng ngoại tệ để thanh toán tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng có đủ nguồn thu ngoại tệ để trả nợ.
Ngày 25/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thông báo, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại khi khối lượng xuất khẩu phần lớn các mặt hàng đều có sự tăng trưởng khá ở các thị trường.
(HBĐT) - Ngày 25/4, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng công trình 222 đã tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm xây dựng đổi mới và phát triển (1962-2012) và đón nhận Huân chương Độc lập Hạng ba. Đến dự có đồng chí Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ GT-VT, Kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam và một số đơn vị trực thuộc T.ư. Tỉnh ta có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong và ngoài tỉnh; cán bộ, công nhân, viên chức Công ty qua các thời kỳ.
(HBĐT) - Cùng là giới công chức nhưng có người quanh năm đầu tắt, mặt tối bù đầu với công việc lại cũng có người luôn mang trong mình cảm giác uể oải vì công việc nhàm chán, đơn điệu.