Điểm khai thác đá của Công ty CP Xi măng X18 tại xã  Ngọc Lương (Yên Thủy) xa KDC, việc khai thác đảm bảo an toàn về nổ mìn và môi trường.

Điểm khai thác đá của Công ty CP Xi măng X18 tại xã Ngọc Lương (Yên Thủy) xa KDC, việc khai thác đảm bảo an toàn về nổ mìn và môi trường.

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có địa hình khá đá dạng, núi đá vôi cao, dốc đứng xen kẽ với đồi, thung lũng và những dải đất bằng dọc theo QL12B. Trên địa bàn có 3 loại khoáng sản có thể khai thác lâu dài là đất sét, than đá, đá vôi dùng trong sản xuất xi măng và đá xây dựng. Để đáp ứng nhu cầu trong xây dựng, sản xuất, nhiều tổ chức, cá nhân đã xin cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản tại các xã Ngọc Lương, Yên Trị, Lạc Thịnh, Đoàn Kết, Lạc Hưng, Bảo Hiệu. Công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản nói chung, quản lý hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường nói riêng được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm chú trọng.

 

Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn chủ yếu là khai thác đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác than, đất sét sản xuất xi măng, đất phục vụ san lấp mặt bằng. Các hoạt động đó đã tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, góp phần phát triển KT-XH của địa phương. Trong năm qua, giá trị công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản đạt 146 tỉ đồng, chiếm 66,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn huyện. Trong đó, xi măng đạt 134 tỉ đồng, đá nghiền 5 tỉ đồng, đá xây dựng 1,4 tỉ đồng, than các loại 1,6 tỉ đồng, gạch bê tông 4 tỉ đồng. Hiện, trên địa bàn có các đơn vị được cấp phép khai thác khoáng sản: Công ty CP xi măng X18 khai thác đá vôi, đất sét làm vật liệu sản xuất xi măng. 3 đơn vị khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường gồm doanh nghiệp tư nhân Trung Dũng (từ cuối năm 2011 đến nay ngừng hoạt động), HTX sản xuất vật liệu xây dựng Đại Sơn (đang xin cấp phép khai thác trở lại), Công ty TNHH một thành viên Thanh Kết Hòa Bình (chưa đi vào hoạt động). 2 đơn vị mới được cấp phép chưa tiến hành thăm dò khai thác đá vôi là Công ty CP Intraco Việt Nam, Công ty CP đầu tư xây dựng Nam Sơn. 3 đơn vị khai thác than là Công ty CP xuất khẩu lao động thương mại và du lịch (đã ngừng hoạt động), Công ty CP khai thác chế biến khoáng sản Newtop (chưa tiến hành khai thác), Công ty CP cơ khí và xây dựng Hà Nội (đang xin gia hạn giấy phép, dự án chưa đi vào hoạt động).

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn huyện, hàng năm, UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo, thành lập các đoàn kiểm tra phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản, tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản tại các xã, thị trấn. HĐND huyện đã ban hành nghị quyết thông qua chủ trương quy hoạch các điểm khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện.

 

Qua nắm bắt tình hình, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản diễn ra chưa nhiều. Nhiều đơn vị được cấp phép thăm dò, khai thác chưa thực hiện khai thác, ngừng hoạt động hoặc đã hết thời hạn chưa được cấp phép trở lại. Đối với các dự án đã được cấp phép thực hiện đúng quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, có đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hàng năm thực hiện quan trắc môi trường theo định kỳ, áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường, sinh thái như trồng cây xanh, tưới nước trong khu vực khai thác khoáng sản... Việc suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường chưa xảy ra trường hợp nào, hoạt động chưa gây tác động lớn đến môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí do khói bụi, còn hiện tượng một số cá nhân, hộ gia đình khai thác đá, than trái phép tại các xã Yên Trị, Yên Lạc, Hữu Lợi, Lạc Hưng, Lạc Thịnh, Bảo Hiệu. UBND huyện đã phối hợp với Sở TN-MT tổ chức kiểm tra các đơn vị được cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Thành lập các đoàn kiểm tra định kỳ, đột xuất kiểm tra, xử lý các điểm khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn. Thời gian qua, qua kiểm tra đã lập hồ sơ xử lý, đình chỉ khai thác 8 trường hợp khai thác đá, khai thác than trái phép tại các xã Hữu Lợi, Yên Lạc, Yên Trị, Lạc Thịnh, Lạc Hưng.

 

Đồng chí Bùi Trung Kiên cho biết thêm: Nhận thức được tác động của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đối với môi trường, đời sống của nhân dân nên huyện chỉ đạo quyết liệt việc quản lý các đơn vị được cấp phép, tăng cường kiểm tra phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép. Vấn đề vướng hiện nay là khoáng sản của địa phương chưa có hồ sơ quy hoạch, hồ sơ đánh giá trữ lượng nên công tác theo dõi, quản lý còn nhiều khó khăn. Huyện không đủ điều kiện để kiểm tra đánh giá ô nhiễm không khí do khói bụi gây ra. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp được cấp phép không có văn phòng đại diện tại địa phương nên việc phối hợp trong quản lý còn hạn chế.

 

 

                                                                             Hà Thu

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bỏ nuôi lợn trắng gia đình anh Triệu Văn Thắng ở xóm Phủ, xã Toàn Sơn, Đà Bắc hướng đến nuôi lợn rừng lai.

Công ty của bầu Đức nợ 15.000 tỷ đồng

Đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai là 15.493 tỷ đồng, trong đó các khoản chịu lãi suất chiếm 75%. Tuy nhiên, đại diện công ty khẳng định lãi vay sẽ không "ăn" vào lợi nhuận.

Đà Bắc: Mô hình sinh kế cải thiện đời sống hộ di dân vùng hồ

(HBĐT) - Đời sống của người dân vùng chuyển dân sông Đà trên địa bàn huyện Đà Bắc hiện còn không ít khó khăn. Mặc dù hạ tầng cơ sở đã cơ bản đáp ứng, song phát triển kinh tế còn chậm, hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao. Nhằm từng bước ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà, nhiều mô hình sinh kế từ nguồn vốn dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đã được triển khai, bước đầu mang lại hiệu quả.

Trồng bí xanh giúp anh Công thoát nghèo

(HBĐT) - 5 năm trước đây, gia đình đoàn viên Bùi Văn Công, thôn Bãi Tam, xã Đú Sáng (Kim Bôi) rất nghèo, phải chạy ăn từng bữa. Cuộc sống 4 miệng ăn mà chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Là một ĐV-TN, để thực hiện vai trò xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế, nhiều đêm anh Công trăn trở suy nghĩ xem làm cách nào để đưa gia đình có cuộc sống ổn định.

Hội thảo đầu bờ trừ rệp sáp trên cây mía

(HBĐT) - Ngày 4/5, tại xóm Ưng, xã Phú Vinh, (Tân Lạc), Chi cục BVTV phối hợp với Công ty cổ phần Nicotex tổ chức hội thảo đầu bờ về biện pháp phòng trừ rệp sáp trên cây mía.

Không lơ là chủ quan với mưa, bão

(HBĐT) - “Đã có những biểu hiện bất thường của thời tiết. Rét đậm, bão sớm, nắng nóng rồi giảm đột ngột gây ra lốc xoáy, mưa đá. Không nặng nề như một số tỉnh khác nhưng tại một số nơi như TP Hòa Bình, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu đã có mưa đá, gió lốc gây nên những thiệt hại ban đầu về tài sản của người dân và hoa màu” - Phó GĐ Sở NN&PTNT Quách Tự Hải khái quát diễn biến cực đoan của thời tiết từ đầu năm đến nay.

Đà Bắc: Trên 17 tỉ đồng hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Đà Bắc được hỗ trợ trên 17 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã ĐBKK. Trong đó đầu tư trên 11 tỉ đồng dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 9 xã ĐBKK và 19 xóm ĐBKK gồm 17 công trình nâng cấp cải tạo đường GTNT, 5 công trình kiên cố hoá kênh mương, 2 công trình trường học, 1 công trình nước sinh hoạt xóm Kìa, xã Yên Hòa. Các công trình này đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư. Đồng thời dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 hỗ trợ gần 4 tỉ đồng cho các xã ĐBKK và thôn, bản ĐBKK xã khu vực II. Ngoài ra, dành gần 900 triệu đồng duy tu bảo dưỡng công trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục