Đến cuối năm 2011, tổng nợ phải trả của Hoàng Anh Gia Lai là 15.493 tỷ đồng, trong đó các khoản chịu lãi suất chiếm 75%. Tuy nhiên, đại diện công ty khẳng định lãi vay sẽ không "ăn" vào lợi nhuận.
Theo báo cáo tài chính kiểm toán năm 2011 của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), tính đến 31/12/2011, tổng nợ phải trả là 15.493 tỷ đồng, tăng hơn 5.200 tỷ đồng so với cùng kỳ. Tổng tài sản của HAGL là 25.576 tỷ đồng. Như vậy, hệ số nợ phải trả trên tài sản là 63%.
Về con số này, một chuyên gia kinh tế cho rằng: "63% là con số đáng báo động bởi nó cao hơn mức trung bình so với các tiêu chuẩn của quốc tế". Trong khi đó, ông Phạm Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán FLC lại không đồng tình với quan điểm trên. "63% thì không vấn đề gì. Ngân hàng thậm chí còn có thể cho doanh nghiệp vay gấp 10 lần vốn chủ sở hữu. Vấn đề ở đây là nợ này được dùng vào đâu và hiệu quả của tài sản này thế nào", ông Thắng nhận xét.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của HAGL - Võ Trường Sơn cho rằng, muốn đánh giá chính xác tình hình tài chính cần phải có đầy đủ các thông tin về hoạt động kinh doanh, đầu tư, kỳ hạn nợ, cơ cấu tài sản, kế hoạch dòng tiền của các dự án. "HAGL đã chuẩn bị các kịch bản đối phó với khủng hoảng từ năm 2008 nên tình hình hiện nay không có gì cấp bách cả", ông Sơn phân tích.
Khoản chịu lãi suất của HAGL (tính đến 31/12/2011) lên tới 11.622 tỷ đồng, chiếm 75% tổng nợ phải trả. Tổng các khoản vay và nợ ngân hàng là 5.696 tỷ đồng. Trước lo ngại khoản chi phí lãi có thể "ăn" vào lợi nhuận, ông Võ Trường Sơn khẳng định điều này không đáng lo ngại, bởi phần lớn nợ là vay đầu tư dự án. Chi phí lãi vay sẽ được hạch toán vào giá trị xây dựng cơ bản của tài sản sau này cấu thành nên tài sản cố định và sẽ được khấu hao khi đưa vào kết quả kinh doanh của từng dự án. "Nhờ vậy mà chi phí lãi sau này sẽ phù hợp với doanh thu tạo ra và không ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của HAGL", Phó tổng giám đốc tài chính của HAGL giải thích.
Tháng 12 năm ngoái, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard & Poor's từng thông báo hạ xếp hạng tín nhiệm của HAGL với lý do triển vọng về năng lực và khả năng thanh khoản của công ty không tốt. Tuy nhiên, phân tích về cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty, ông Võ Trường Sơn cho rằng HAGL đã có sẵn một cái "đệm" an toàn về thanh khoản: "Hiện tỷ trọng nguồn vốn dài hạn trên tổng tài sản của HAGL chiếm đến 73%. Trong khi đó tài sản dài hạn chỉ chiếm 48%. Như vậy, phần nguồn vốn dài hạn được sử dụng để tài trợ cho tài sản ngắn hạn là 25%". Ông Sơn nói thêm, các khoản nợ dài hạn có kỳ hạn phù hợp với kế hoạch dòng tiền của từng dự án đầu tư nên sẽ không tạo rủi ro lớn về thanh khoản.
Tổng tài sản ngắn hạn của HAGL đến hết 31/12/2011 là 13.308 tỷ đồng. Trước những lo ngại về khả năng trả nợ, công ty do ông Đoàn Nguyên Đức làm chủ tịch cho rằng chỉ cần thu hồi một nửa tài sản ngắn hạn là có thể thanh toán hết. Tài sản ngắn hạn của HAGL chiếm đến 52% tổng tài sản, trong khi đó nợ ngắn hạn chiếm 27% tổng nợ.
Gần đây, nhiều đồn đoán về việc HAGL nợ nần xuất hiện sau khi công ty này tung đợt giảm giá sốc đối với một số căn hộ tại TP HCM. Lãnh đạo HAGL khẳng định, công ty không bán phá giá bất động sản mà chỉ là đưa ra giá thấp hơn do có lợi thế về chi phí, giá thành. Đại diện của HAGL lý giải: "Hàng tồn kho của chúng tôi là căn hộ đang xây, gồm các dự án đã bán 100%, các dự án đang làm móng có lợi thế về chi phí thấp nên nếu cần tiền, công ty có thể bung ra bán bất cứ lúc nào".
Theo VnExpress
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Đà Bắc được hỗ trợ trên 17 tỉ đồng thực hiện chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã ĐBKK. Trong đó đầu tư trên 11 tỉ đồng dự án xây dựng cơ sở hạ tầng 9 xã ĐBKK và 19 xóm ĐBKK gồm 17 công trình nâng cấp cải tạo đường GTNT, 5 công trình kiên cố hoá kênh mương, 2 công trình trường học, 1 công trình nước sinh hoạt xóm Kìa, xã Yên Hòa. Các công trình này đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư. Đồng thời dự án hỗ trợ phát triển sản xuất Chương trình 135 hỗ trợ gần 4 tỉ đồng cho các xã ĐBKK và thôn, bản ĐBKK xã khu vực II. Ngoài ra, dành gần 900 triệu đồng duy tu bảo dưỡng công trình.
(HBĐT) - Qua nhiều ngày nắng nóng trên diện rộng, kết hợp với gió Lào, lượng nước thất thoát nhiều, cây rừng khô héo, xuất hiện nhiều vật liệu khô nỏ, dẫn cháy. Thời tiết tiếp tục diễn biến bất thường, nắng nóng tăng cao đỉnh điểm, nhiều nơi trên địa bàn như TP Hòa Bình, Kim Bôi, Lạc Thủy, Tân Lạc nhiệt độ lên trên 40 C. Nguy cơ cháy rừng đang ở cấp độ nguy hiểm và cực kỳ nguy hiểm.
Trước thực trạng một số Thông tư, Quyết định được ban hành sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực (1/7/2011) đã gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản, ngày 2/5 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã tổ chức Hội nghị bàn về biện pháp thay đổi chính sách cách tiếp cận kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu.
Cho vay ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu
(HBĐT) - Bị ảnh hưởng nặng nề bởi tình trạng lạm phát và độ trễ của chính sách chống lạm phát nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng các hoạt động SX-KD lĩnh vực CN-TTCN của tỉnh ta trong những tháng đầu năm không mấy suôn sẻ biểu hiện ở mức tăng trưởng đạt thấp so với cùng kỳ năm 2011 và những năm trước đó. Chỉ ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan, tỉnh đã và đang tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động SX-KD ở lĩnh vực này.
(HBĐT) - Theo giới thiệu của Huyện đoàn, chúng tôi đến xã Sơn Thủy - nơi được đánh giá là xã đang có phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng khá mạnh mẽ của huyện Kim Bôi. Đón chúng tôi, đồng chí Bùi Anh Hà, Bí thư Đoàn xã phấn khởi cho biết: Những năm gần đây, trong xã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế mới, trong đó nổi bật là những mô hình đạt hiệu quả cao của ĐV-TN. Để minh chứng cho điều này, Bí thư Đoàn xã đã dẫn chúng tôi đến thăm mô hình kinh tế của đôi vợ chồng trẻ Bùi Thị Quyến (xóm Lốc, xã Sơn Thuỷ).