Cùng với quyết định giảm lãi suất huy động VND xuống 9%/năm kể từ hôm nay 11/6, NHNN cũng áp mức trần cho vay 13%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên với lý giải là tránh “tình trạng cào bằng lãi suất cho vay đối với tất cả các đối tượng khách hàng”.

 
Sẽ dỡ bỏ trần lãi suất thời gian tới

Kể từ sáng nay 11/6, trần lãi suất huy động VND chính thức được các ngân hàng điều chỉnh về mức 9%/năm. Một trong những điểm mới của lần điều chỉnh này từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là chỉ quy định trần lãi suất tiền gửi VND không kỳ hạn và dưới 12 tháng, còn kỳ hạn từ 12 tháng trở lên do các tổ chức tín dụng (TCTD) ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.

Theo lý giải từ NHNN, quy định như vậy tạo thuận lợi cho các TCTD cơ cấu lại nguồn vốn theo kỳ hạn theo hướng tốt lên. Đây cũng là một bước đi để tiến tới dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi tối đa đối với VND trong thời gian tới.

Cũng theo khẳng định từ NHNN, việc điều chỉnh giảm lãi suất lần này phù hợp với xu hướng kỳ vọng lạm phát, thanh khoản của các TCTD dồi dào, thị trường tiền tệ diễn biến theo xu hướng tích cực và ổn định. Trong khi đó, mức lãi suất tiền gửi tối đa theo quy định hiện nay (11%/năm) ở mức khá cao, khoảng 3% so với lạm phát dự báo của tháng 6/2012 so với cùng kỳ năm 2011 (khoảng 7,4 - 7,5%) và lạm phát kỳ vọng cả năm 2012 (khoảng 7 - 8%). Mức lãi suất trên cũng chênh lệch cao so với lãi suất tiền gửi huy động USD (khoảng 2%/năm) và mức tăng tỷ giá kỳ vọng (khoảng 2 - 3%/năm).

Cùng với quyết định giảm lãi suất huy động VND xuống 9%/năm kể từ hôm nay, NHNN cũng áp mức trần cho vay 13%/năm đối với 4 lĩnh vực ưu tiên là: nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Giải thích cho quyết định này, NHNN nói: Nếu áp dụng một mức trần lãi suất cho vay chung sẽ dẫn đến tình trạng cào bằng lãi suất cho vay đối với tất cả các đối tượng khách hàng, không phân biệt được các đối tượng cần khuyến khích và đối tượng không khuyến khích. Các lĩnh vực ưu tiên cần có một mức lãi suất thấp hơn; trong khi đó, đối với các lĩnh vực không khuyến khích, là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro, phải kiểm soát chặt chẽ theo chủ trương của Chính phủ, thì lãi suất cho vay có thể cao hơn.

NHNN cho biết thêm, nếu chỉ quy định mức chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (không quy định trần lãi suất huy động và cho vay) thì chưa đủ để đạt được mục tiêu giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ. Nguyên nhân là vì các TCTD yếu kém, đang gặp khó khăn về thanh khoản có thể tăng lãi suất huy động lên cao để mở rộng huy động vốn, dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn, từ đó kéo lãi suất cho vay tăng theo.

Đồng thuận vào cuộc

Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm các mức lãi suất, một số ngân hàng đã chủ động triển khai điều chỉnh giảm lãi suất huy động và cho vay với nhiều gói tín dụng mới. Nhiều ngân hàng ấn định lãi suất huy động đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên phổ biến từ 8 -10%/năm; một số ngân hàng điều chỉnh giảm 0,5 - 3%/năm lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn.

Trước đó, đón đầu chính sách mới, sáng 7/6, một số ngân hàng như Vietcombank, ACB đã bất ngờ giảm mạnh lãi suất huy động VND ở hầu hết các kỳ hạn. Đến ngày 8/6, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MaritimeBank) đã chính thức áp dụng lãi suất huy động ở mức 9%/năm.

Đối với lãi suất cho vay, sau khi NHNN ban hành các văn bản hạ lãi suất và áp dụng trần lãi suất cho vay, một số ngân hàng như: BIDV, SHB, Tienphong Bank… đã tiến hành điều chỉnh giảm lãi suất.

Ông Megumu Motohisha, Phó TGĐ phụ trách tài chính vi mô của TienPhong Bank cho biết:  Ở Nhật Bản lãi suất huy động gần như bằng 0, lãi suất cho vay chỉ ở mức 2% và theo ông nhiều năm qua Việt Nam áp dụng mức lãi suất cao nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

“Mỗi đất nước có chính sách khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế riêng, tuy nhiên lãi suất cho vay cao sẽ vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp. Tôi cho rằng, đối với nền kinh tế Việt Nam, lãi suất đang trở lại mức hợp lý”, ông Motohisha nhận định.

 

                                                                        Theo Dantri

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục