Cây mía trở thành cây mũi nhọn trong phát triển  kinh tế ở xã Bắc Phong (Cao Phong) với thu nhập trên dưới 140 triệu đồng/ha/năm.

Cây mía trở thành cây mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở xã Bắc Phong (Cao Phong) với thu nhập trên dưới 140 triệu đồng/ha/năm.

(HBĐT) - Cây mía tím đã xuất hiện ở đất Cao Phong hơn 30 năm nay. Từ một giống cây trồng để ăn chơi nay đã trở thành hàng hoá làm đổi đời bao gia đình ở huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn...

 

Cũng như nhiều gia đình khác bao năm nay, gia đình ông Bùi Văn Sửu ở xã Thu Phong (Cao Phong) chọn cây mía tím để canh tác. ông cho biết: Nhờ cây mía tím mà gia đình có ngày hôm nay. Với diện tích hơn 4.000 m2, mỗi năm cho gia đình khoản thu nhập trung bình 20-30 triệu đồng/ năm (trừ các khoản chi phí). ông Sửu so sánh, nếu canh tác cây trồng khác, ngoài cây cam thì cây mía tím có giá trị cao hơn hẳn. Tuy nhiên, cây mía tím thuận lợi hơn cây cam là chi phí trồng thấp, ít công chăm sóc, chu kỳ ngắn... Chu kỳ cây mía thường từ 3 - 4 năm, sau khi cải tạo đất, ông lại tiếp tục trồng mía. Không chỉ có gia đình ông Sửu mà hàng nghìn hộ dân ở Cao Phong nhiều năm nay đã đổi đời được nhờ cây mía. Có những hộ trở thành triệu phú từ trồng mía. Nhiều diện tích lúa 1 vụ, đất đồi bỏ hoang đã được cải tạo trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đánh giá, chất lượng mía tím ở tỉnh ta hơn hẳn vùng đất khác vì độ ngọt, mềm và thơm nên có chỗ đứng trên thị trường. Hiện nay, toàn tỉnh có khoảng gần 10.000 ha mía, trong đó có hơn 4.000 ha mía tím, riêng huyện Cao Phong chiếm hơn 50% diện tích. Giá trị kinh tế của mía đạt bình quân 140 triệu đồng/ha/năm.

 

Tuy nhiên, từ trước đến nay, người trồng mía mang tính tự phát nên việc quản lý chất lượng, định hướng phát triển và giá mía không được đồng đều. Để cây mía có chỗ đứng trên thị trường và mang thương hiệu mía tím Hoà Bình, vừa qua, Hội sản xuất và tiêu thụ mía tím Hoà Bình được thành lập. ông Bùi Văn Hiến, Chủ tịch Hội SX và tiêu thụ mía tím Hoà Bình cho biết:  Nhiệm vụ của Hội trong thời gian tới là giúp tỉnh xây dựng thương hiệu. Trung tâm NC-PT hệ thống nông nghiệp đã thực hiện đề tài xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể mía tím Hòa Bình. Đề tài đã chọn ra 7 mẫu mía tím đại diện cho 7 huyện của tỉnh gồm: Cao Phong, Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Kim Bôi, Đà Bắc và Lương Sơn để đánh giá chất lượng cảm quan của từng loại. Xây dựng nhãn hiệu mía tím, tổ chức ứng dụng các tiến bộ về công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng nội bộ trong hội để nâng cao chất lượng cây mía, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần phát triển và mở rộng thị trường trong nước cho SX mía tím. Cần phải làm tốt một số khâu như chọn giống, quy hoạch vùng, nhất là việc đăng ký nhãn hiệu, lô gô để quảng bá sâu rộng hơn nữa cho cây mía.

 

 

                                                                                Việt Lâm

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục