Nhân dân các xã trong huyện Lương Sơn thăm quan mô hình trồng rau muống sạch của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ ở xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn).
(HBĐT) - Bước chuyển của nông sản hữu cơ là khởi đầu để huyện Lương Sơn xác định lợi thế, nghiên cứu và đưa vào chiến lược phát triển SXHH rau hữu cơ, góp phần phát triển kinh tế. Đó là khẳng định của đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn.
Những năm gần đây, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, khô hạn diễn ra nghiêm trọng khiến nhiều diện tích lúa phải chuyển sang trồng các loại cây chịu hạn như ngô, khoai, rau, đậu các loại. Không để nhân dân canh tác manh mún, kém hiệu quả, cuối năm 2008, với sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và trường cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (Xuân Mai-Hà Nội), HND huyện Lương Sơn đã triển khai mô hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn. Thế mạnh của mô hình nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là SX không dùng phân bón hóa học, không sử dụng thuốc trừ sâu độc hại, không có chất biến đổi gen nên thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, vì thế, dù giá bán cao hơn 30% so với thị trường nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận. Hiện nay, diện tích SX NNHC trên địa bàn huyện có trên 20 ha, bình quân đạt từ 450 - 700 triệu đồng/ha, gieo trồng 40 loại rau, củ, quả trồng 3 vụ trong năm, giá bán 12.000 đồng/kg củ, quả, 25.000 đồng/kg rau gia vị, thu nhập của hội viên đạt từ 1,4 - 2,8 triệu đồng/người/tháng.
Chị Nguyễn Thị Huệ, xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn cho biết: Gắn bó với cây rau hữu cơ được hơn 3 năm, công việc vất vả nhưng đem lại cho chị thu nhập cao, từ 2 - 2,8 triệu đồng/tháng. Cùng là học viên đầu tiên như chị Huệ, anh Vũ Đức Dương cho biết: Trước khi tham gia trồng rau hữu cơ, gia đình phải mua rau ăn và chất lượng không đảm bảo. Khi trồng rau, gia đình tự túc nguồn rau ăn và thu nhập tăng lên đáng kể.
Để chương trình phát huy được hiệu quả tốt, năm 2010, UBND huyện tạo điều kiện quy hoạch địa điểm, xây dựng cửa hàng giới thiệu và bán nông sản hữu cơ tại trung tâm, trị giá 36 triệu đồng. Năm 2011, UBND huyện đã hỗ trợ kinh phí về xét nghiệm đất, lắp đặt hệ thống đường điện, xây dựng bể chứa nước, mua máy bơm, đào giếng với trên 200 triệu đồng. Cùng với việc hỗ trợ kinh phí của huyện, liên nhóm đã tranh thủ các nguồn vốn khác phục vụ cho tiêu thụ các sản phẩm trên thị trường, xét cấp chứng nhận PGS. Bên cạnh đó, các học viên khi tham gia chương trình NNHC được tập huấn và cấp chứng chỉ nghề về NNHC, từ đó, lựa chọn những học viên nông dân cùng địa phương, sở thích ham làm giàu để thành lập các nhóm. Mỗi nhóm có số hoạt động như mua hạt giống, chế phẩm sinh học, phân chuồng, tiếp thị và ký hợp đồng mua, bán, làm các mô hình thí nghiệm nhằm cải tạo đất và quản lý được sâu, bệnh.
Theo ông Đỗ Viết Liêm, Chủ tịch HND huyện, khó khăn của chương trình NNHC phần lớn thiếu đất tập trung, thiếu nước về mùa khô, vốn để đầu tư cơ sở hạ tầng ít, kiến thức sâu bệnh, chăm sóc cho cây trồng chưa được tập huấn nhiều. Bên cạnh đó, chủng loại rau, củ, quả số lượng ít, chưa đa dạng, mẫu mã chưa bắt mắt, không đồng đều, áp dụng kỹ thuật yếu, chưa có tính chuyên nghiệp trong SX-KD, việc tuân thủ quy trình SX và các dịch vụ kèm theo còn hạn chế. Hầu hết các nhóm đã ký hợp đồng nhưng chưa nắm rõ nội dung hợp đồng, cung cấp, tiêu thụ mất cân đối, thời gian giao, vận chuyển sản phẩm còn bất cập. Liên kết giữa các thành viên trong nhóm chưa chặt chẽ, thu nhập thấp, ảnh hưởng tâm lý của các hội viên.
Đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện uỷ Lương Sơn cho biết thêm: Mô hình NNHC được xác định là hướng đi đúng đắn, lâu dài của huyện, mang lại thu nhập cao cho người dân, BVMT, góp phần chống biến đổi khí hậu, bảo vệ sức khoẻ cho người tiêu dùng và người SX, giúp cân bằng sinh thái, tăng độ phì nhiêu của đất, tăng năng suất cây trồng. Thời gian tới, huyện sẽ mở rộng diện tích ở một số xã với khoảng 10-15 ha, duy trì và nâng cao chất lượng các nhóm NNHC đã có, mở rộng quy mô, diện tích, địa bàn, chủng loại, chất lượng sản phẩm giúp bà con giảm nghèo nhanh và bền vững. Mô hình NNHC tại huyện đang tạo động lực cho nhiều nông dân thoát nghèo, hướng đến SXHH để làm giàu.
Tuấn Hưng
(HBĐT) - Cuối năm 2011 có 92 hộ dân xóm Nước Ruộng, xã Nam Thượng được hưởng niềm vui đón điện lưới quốc gia. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, toàn huyện Kim Bôi chỉ còn 3 xóm vùng đặc biệt khó khăn chưa được sử dụng điện lưới quốc gia gồm: Nước Đúc (xã Đú Sáng), Đằng Long (xã Bắc Sơn) và Khú (xã Thượng Tiến).
Ngay sau khi trần lãi suất huy động VND chính thức được các ngân hàng điều chỉnh về mức 9%/năm (giảm 2%), nhiều người dân đã quyết định rút tiền tiết kiệm để mua nhà đất.
(HBĐT) - Diễn biến mưa, bão năm nay được Ban chỉ huy PCLB&TKCN huyện Tân Lạc cảnh báo xuất hiện sớm hơn, số cơn bão nhiều hơn, cường độ mạnh hơn. Ngay từ đầu mùa, trên địa bàn huyện đã xảy ra lốc và mưa đá làm tốc mái 111 nhà dân, hơn 50 ha hoa màu gẫy, đổ. Với việc tập trung lực lượng PCLB, huy động sự tham gia, giúp đỡ của cộng đồng, công việc SX và đời sống sinh hoạt của người dân vùng thiên tai đã mau chóng ổn định.
(HBĐT) - Ông Trần Văn Chiến (TPHB) hỏi: Trường hợp doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì những giao dịch nào bị coi là vô hiệu?
(HBĐT) - Theo UBND tỉnh, thực hiện chính sách di dân ĐC-ĐC, giai đoạn 2007-2012, đối tượng hộ du canh - du cư trên địa bàn tỉnh có 196 hộ là đồng bào dân tộc Mường, Dao, Tày, Mông ở 5 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Kim Bôi, Cao Phong, thực hiện sắp xếp ở 6 dự án, trong đó, 4 dự án ĐC-ĐC xen ghép với 111 hộ và 2 dự án ĐC-ĐC tập trung với 85 hộ.
(HBĐT) - Ngày 11/6, tại Chi cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản, Sở NN&PTNT tổ chức lớp tập huấn quản lý thức ăn chăn nuôi cho 31 chi cục thú y, trạm thú y, Phòng NN&PTNT, hộ kinh doanh thức ăn chăn nuôi của 11 huyện, thành phố.