Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 21/2012/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay, đi vay; mua bán có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chính nhánh ngân hàng nước ngoài.
Theo Ngân hàng Nhà nước, Thông tư này quy định về hoạt động liên ngân hàng, tạo khung pháp lý mới, khắc phục những vấn đề còn bất cập hiện nay.
Thông tư 21 nêu rõ, lãi suất cho vay, mua, bán giấy tờ có giá sẽ do các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tự thỏa thuận. Tuy nhiên, trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ quy định lãi suất cho vay liên ngân hàng để các tổ chức thực hiện.
Các giao dịch cho vay, đi vay và mua, bán có kỳ hạn phải được lập thành hợp đồng. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro với hoạt động cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá theo quy định hiện hành.
Hoạt động chỉ được thực hiện thông qua trụ sở chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được dùng để bù đắp thiếu hụt tạm thời dự trữ bắt buộc, khả năng chi trả và cân đối vốn trong ngắn hạn. Thời gian giao dịch theo quy định là dưới 1 năm.
Đáng chú ý, Thông tư 21 cũng quy định, các tổ chức tín dụng muốn được giao dịch liên ngân hàng phải không có các khoản nợ quá hạn đối với các giao dịch liên ngân hàng từ 10 ngày trở lên tại thời điểm thực hiện giao dịch (đối với bên đi vay).
Thông tư cũng quy định, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được gửi tiền, nhận tiền gửi (trừ tiền thanh toán) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.
Ngoài ra, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro với hoạt động cho vay, mua có kỳ hạn giấy tờ có giá.
Theo Ngân hàng Nhà nước, do quy chế vay vốn giữa các tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định 1310 đã thực hiện gần 11 năm nên không còn phù hợp với tình hình thực tiễn, do vậy cần có thông tư mới thay thế.
Ngân hàng Nhà nước cho hay, Thông tư mới sẽ tạo bước phát triển cho các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của thị trường trên cơ sở công khai, minh bạch, hiệu quả, an toàn trong hoạt động và tuân thủ đúng quy định của pháp luật./.
Theo TTXVN
(HBĐT) - Cây mía tím đã xuất hiện ở đất Cao Phong hơn 30 năm nay. Từ một giống cây trồng để ăn chơi nay đã trở thành hàng hoá làm đổi đời bao gia đình ở huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn...
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 297 DN đang hoạt động SX trong lĩnh vực CN, trong đó, 119 DN khai thác khoáng sản; 7 DN SX điện, nước và phân phối điện; 171 DN thuộc nhóm ngành CN chế biến và trên 6.200 hộ SX-KD, HTX, tổ hợp tác SX CN-TTCN.
(HBĐT) - Chiều ngày 15/6, tại cánh đồng xóm Mỵ, xã Yên Mông, thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình gieo cấy giống lúa thuần ĐTL2. Dự hội thảo có đông đảo hộ dân, đại diện HTX dịch vụ nông - lâm các xã, phường quan tâm đến mô hình.
(HBĐT) - Trong 5 tháng đầu năm 2012, trên địa bàn tỉnh đã có 12 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư, vốn đăng ký 969 tỷ đồng. Với kết quả đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh có tổng số 367 dự án, trong đó có 23 dự án đầu tư nước ngoài, 344 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 225,2 triệu USD và 35.231 tỷ đồng.
(HBĐT) - Bước chuyển của nông sản hữu cơ là khởi đầu để huyện Lương Sơn xác định lợi thế, nghiên cứu và đưa vào chiến lược phát triển SXHH rau hữu cơ, góp phần phát triển kinh tế. Đó là khẳng định của đồng chí Hoàng Văn Đức, Bí thư Huyện ủy Lương Sơn.
(HBĐT) - Đến thời điểm này, thành phố Hòa Bình đã thu hoạch gần 500 ha lúa, đạt 95% diện tích gieo cấy vụ chiêm - xuân, năng suất đạt 55,4 tạ/ha, vượt 0,4% so với dự kiến. Thành phố đang tập trung thu nhanh gọn lúa, khẩn trương làm đất cho kịp tiến độ gieo cấy vụ mùa và cây trồng khác.