Đàn lợn phục hồi khả quan nhờ chính sách tiền tệ thúc đẩy khả năng tái đàn. Trong ảnh: hộ chăn nuôi xã Yên Mông - TPHB đầu tư chăn nuôi trở lại.
(HBĐT) - Giá cả thấp, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, thông tin chất cấm tạo nạc và diễn biến dịch bệnh tai xanh là những nguyên nhân khiến thời gian gần đây, đàn lợn trên địa bàn tỉnh giảm sút. Theo thống kê, đàn lợn của tỉnh có 401.900 con, giảm khoảng 20.000 con so với năm 2011. Dẫu vậy, những khó khăn, trở ngại của ngành chăn nuôi tỉnh, đặc biệt là chăn nuôi lợn cũng đã qua, đàn lợn hiện đang đi vào ổn định, đang trên đà tăng về quy mô số lượng đàn.
Chị Bùi Thị Hà, một thành viên CLB chăn nuôi ở xóm Gò Mu, xã Kim Tiến (Kim Bôi) chia sẻ: Nghề chăn nuôi lợn so với trước đây ít năm không mấy sáng sủa, nhất là mỗi khi có dịch bệnh xảy ra, giá bị kéo xuống thấp, người chăn nuôi hoạch toán ra lãi ít đi, thậm chí là hòa. Tuy nhiên, ở các khu vực vùng nông thôn, đầu tư chăn nuôi vẫn là nghề được nhiều gia đình bám trụ, góp phần cải thiện thêm thu nhập, tận dụng thời gian và sức lao động. Mấy tháng trước, thông tin về chất cấm tạo nạc có trong thức ăn chăn nuôi, tiếp đến là dịch lợn tai xanh xuất hiện ở một số địa phương trong tỉnh đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành. Giá thịt lợn hơi giảm xuống hàng chục giá (từ 53.000 - 55.000 đồng/kg giảm còn 39.000 - 40.000 đồng/kg) khiến không ít hộ chăn nuôi khốn đốn.
Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn hiện đã ổn định. Người chăn nuôi lợn yên tâm đầu tư con giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi trở lại. Vấn đề phòng bệnh, các biện pháp chăn nuôi an toàn, lựa chọn con giống được các hộ lưu ý hơn, chủ yếu tự sản xuất hoặc nhập giống từ các địa phương nội tỉnh nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh bệnh, dịch. ông Trần Văn Hưng - hộ chăn nuôi lợn ở tổ 10, phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình) cho biết: Mặc dù tình trạng giá cả sau dịch bệnh vẫn chưa đẩy lên là mấy nhưng người chăn nuôi tin rằng, giá cả tới đây sẽ có tiến triển nên gia đình ông vẫn duy trì chăn nuôi 2 lợn sinh sản và đàn lợn hàng chục con/lứa dự kiến xuất bán trong 2 - 3 tháng tới.
Tại các vùng thiệt hại do dịch lợn tai xanh, đàn lợn cũng đang phục hồi trở lại. Theo Chi cục Thú y, trong tháng 7, Chi cục đã phối hợp với phòng NN & PTNT, trạm Thú y huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình, Trung tâm Giống vật nuôi và Thủy sản chi trả tiền hỗ trợ cho các gia đình có lợn bị chết và tiêu hủy do dịch lợn tai xanh với số lợn bị tiêu hủy 188 con, bằng 8.532 kg, tổng kinh phí hỗ trợ hơn 333 triệu đồng. ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục Thú y nhận định: Khả năng tái đàn trong nhân dân rất khả quan. Hơn nữa, mức độ thiệt hại của dịch tại tỉnh ta không nhiều, vấn đề hồi phục đàn lợn ngay ở vùng dịch cũng thuận lợi hơn. Người dân đã có sẵn lượng lợn giống đảm bảo phát triển, mở rộng chăn nuôi. Qua kiểm tra tình hình thực tế, trong tỉnh rất hiếm gặp hiện tượng bỏ trống chuồng. ông Xương cũng cho rằng, hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, cụ thể là việc giảm lãi suất ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy khả năng tái đàn trong nhân dân. Nhìn nhận về sự phục hồi trong chăn nuôi lợn hiện tại, lượng sản phẩm thịt lợn do người chăn nuôi sản xuất ra có thể đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo tiêu dùng nội tỉnh.
Bùi Minh
(HBĐT)- Từ nguồn quỹ hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, huyện Tân Lạc vừa triển khai dự án chăn nuôi trâu, bò vỗ béo tại xã Thanh Hối với tổng vốn vay hỗ trợ 500 triệu đồng.
(HBĐT) - Ngày 25/7, UBND tỉnh đã là việc với đoàn công tác của Bộ NN và PTNT do Đồng chí Phạm Khánh Ly, Phó Cục trưởng Cục Hợp tác kinh tế và phát triển nông thôn làm trưởng đoàn về tổ chức thực hiện di dân tái định cư thuỷ điện Hoà Bình, kết quả thực hiện dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà từ năm 1995 - 2015. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Tham gia cuộc làm việc có đại diện Văn phòng Chính phủ; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành cùng Chủ tịch UBND các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Cao Phong và thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Ngày 25/7, Liên minh HTX tỉnh tổ chức hội nghị BCH lần thứ 4 khóa IV nhiệm kỳ 2010-2015.
(HBĐT) - Được duy trì từ vụ chiêm - xuân năm 2011, Hội Nông dân huyện Tân Lạc đã phối hợp với Công ty CP phân bón Xuân Mai (Hà Nội) cung ứng phân bón cho nông dân trên địa bàn 24 xã, thị trấn. Qua 3 vụ sản xuất lúa, đến nay đã cung ứng gần 600 tấn phân bón với phương thức trả chậm. Nhà máy chuyển phân bón về tận hộ gia đình, nông dân chỉ phải trả tiền phân bón khi xong vụ thu hoạch.
(HBĐT)- Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 tiếp tục giảm 1,07% so với tháng trước.
Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) có trụ sở tại London (Anh) ngày 25/7 công bố một báo cáo mới, trong đó cảnh báo nguy cơ lớn nhất đối với toàn bộ khu vực hoạt động của ngân hàng này là khả năng cuộc khủng hoảng nợ công ở Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) tiếp tục trầm trọng thêm, tác động tiêu cực tới các nước khác.