(HBĐT) - So với những năm đầu mới chuyển đến nơi ở mới, đời sống kinh tế ở các xóm, xã có người dân vùng chuyển dân sông Đà sinh sống đã có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, bà con còn gặp không ít lực cản do hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng, cần nhiều hơn chính sách quan tâm, hỗ trợ, hướng dẫn cách làm ăn để phát triển kinh tế gia đình.

 

Ngòi Hoa, Phú Vinh, Trung Hòa, Tử Nê và Mỹ Hòa là 5 xã có dân cư vùng hồ sinh sống. Theo ông Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT trong 2 năm (2011-2012), từ dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà đã đầu tư, hỗ trợ gần 400 triệu đồng thực hiện mô hình sinh kế, riêng năm 2012 hỗ trợ 250 triệu đồng xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản ở 5 xóm gồm: Bưng (Ngòi Hoa), Bin (Tử Nê), Thỏi (Phú Vinh), Ngay (Mỹ Hòa), Ong (Trung Hòa). Quá trình triển khai, huyện đã ký hợp đồng với đơn vị rà soát và lựa chọn hộ tham gia đúng đối tượng. Với mỗi mô hình ở các xóm có mức vốn đầu tư 50 triệu đồng/ nhóm hộ. Hiện, các nhóm hộ đã ổn định sản xuất, vốn được  quay vòng với phương thức chuyển lợn mẹ sau đẻ sang hộ chăn nuôi     kế tiếp. Trước đó, mô hình sinh kế năm 2011 đã đầu tư ở xã   Ngòi Hoa phát triển nghề nuôi cá lồng mang lại hiệu quả thiết thực, cải thiện thu nhập của nhóm hộ tham gia.

 

Tuy nhiên, so với các xã, xóm khác trên địa bàn huyện, đời sống của các hộ dân ở 10 xóm thuộc 5 xã vùng chuyển dân sông Đà này vẫn chưa thực sự ổn định, tỷ lệ hộ nghèo còn ở mức cao. Mặc dù, cùng với dự án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà còn có các chương trình, dự án lồng ghép khác nhưng cơ sở hạ tầng còn thiếu, yếu vẫn là những trở ngại đối với KT-XH nơi đây. Đơn cử như khó khăn về đường giao thông ở xóm Thỏi - xã Phú Vinh, xóm Mu - xã Ngòi Hoa do là đường đất nên mùa mưa việc đi lại của bà con không thuận lợi. Về nước sinh hoạt ở xã Ngòi Hoa còn thiếu, nhất là về mùa khô. Trước đây, Chương trình 135 đã đầu tư hệ thống nước tự chảy ở một số xóm nhưng do nguồn yếu, đường ống bị tắc nên nước không dẫn về được nhà dân. Bà con các xóm mong muốn được hỗ trợ xây dựng 1 bể chứa nước tập trung cho toàn xã, lấy nước từ sông qua hệ thống bể lọc dẫn về từng hộ gia đình.

 

Hiện tại, các hộ dân vùng chuyển dân sông Đà an cư lạc nghiệp ở 2 xóm Ong, Thăm của xã Trung Hòa vẫn chưa được sử dụng nguồn lưới điện quốc gia. Hệ thống mương, bai, thủy lợi cả 5 xã vùng hồ đều chưa đáp ứng nhu cầu tưới tiêu, sản xuất do được xây dựng đã quá lâu, nhiều chỗ là bai đất, bai tạm dẫn đến rò rỉ. Các công trình trường học mầm non, THCS chủ yếu được làm tạm bợ, thiếu thốn về trang thiết bị dạy, học.

 

Mới đây, Ban quản lý Dự án vùng hồ Sông Đà đã phối hợp với phòng NN&PTNT rà soát, tổng hợp  đề xuất của người dân vùng hồ nhằm lập kế hoạch, nghiên cứu, từng bước đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của bà con. Theo đó, nguyện vọng của người dân là được dự án đầu tư xây dựng chi trường mầm non ở các xóm Ngòi (Ngòi Hoa), Ong, Thăm (Trung Hòa), Thỏi (Phú Vinh), Ngay (Mỹ Hòa); nâng cấp, sửa chữa, xây mới các công trình thủy lợi. Riêng xã Ngòi Hoa đề xuất thêm hỗ trợ phát triển nghề nuôi thủy sản, tiến tới thành lập tổ hợp tác nuôi thủy sản. Đầu tư các công trình điện, nước ở những xóm chưa được hưởng lợi cũng là mong mỏi của hàng trăm hộ dân vùng chuyển dân sông Đà.

      

                                                                                      Bùi Minh

                                                      

 

Các tin khác

Huyện Mai Châu thu hút đầu tư tập trung khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Trong ảnh: Công nhân nhà máy chế biến ván sàn xã Chiềng Châu (Mai Châu) sản xuất các sản phẩm từ cây luồng.
Chị Nguyễn Thị Thủy (xóm Đồng Sông) chuẩn bị mạ để cấy trên phần diện tích lúa mùa bị ngập.
Toàn cảnh hội nghị.
Không có hình ảnh

Mai Châu: Cần đầu tư, phát triển hệ thống chợ nông thôn

(HBĐT) - Huyện Mai Châu có 23 xã, thị trấn nhưng hiện mới có 9 chợ nông thôn. Trước mắt, để đáp ứng nhu cầu giao lưu và giao thương hàng hóa của người dân cần mở mới 3 chợ gồm khu vực xã Đồng Bảng, Ba Khan và Mai Hạ.

Kinh tế 7 tháng năm 2012: gồng mình vượt khó

(HBĐT) - Nông nghiệp chịu ảnh hưởng bất lợi từ thời tiết. Công nghiệp loay hoay tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy SX-KD. Thương mại, dịch vụ bị thách thức bởi tình hình lạm phát. Lĩnh vực tài chính, tiền tệ cũng "nóng” không kém với sự “nhảy múa” của các con số... Trong 7 tháng năm nay, đối mặt với áp lực lớn, kinh tế tỉnh ta đã gồng mình vượt khó và đạt những kết quả đáng ghi nhận.

Đầu tư 88 tỉ đồng xây dựng chợ nông thôn đạt tiêu chí NTM.

(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Công thương, hiện toàn tỉnh có 70/191 xã có chợ chiếm 36,6% số xã, trong đó có 42 xã có chợ đạt tiêu chí theo Bộ tiêu chí quốc gia về NTM, chiếm 21,98%, còn 121 xã chưa có chợ, chiếm 63,4%.

Lãnh đạo T.Ư Hội CCB Việt Nam làm việc với UBND tỉnh về thực hiện chương trình xây dựng NTM

(HBĐT) - Chiều 14/8, đoàn công tác do đồng chí Đỗ Công Mùi, Phó Chủ tịch Hội CCB Việt Nam, thành viên Ban chỉ đạo T.Ư Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM (BCĐ 800) làm trưởng đoàn đã làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh về việc thực hiện chương trình xây dựng NTM ở tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành liên quan.

BHXH thành phố Hòa Bình sẽ khởi kiện 2 đơn vị nợ đọng BHXH kéo dài

(HBĐT) - Tính đến hết tháng 6, BHXH thành phố Hòa Bình tổ chức thực hiện quản lý và khai thác thu BHXH, BHYT, BHTN tại 565 đơn vị sử dụng lao động với 8.032 lao động tham gia, tổng số tiền thu được ước đạt 29,990 tỷ đồng, đạt 32% kế hoạch được giao năm 2012.

Lạc Sơn: 10 xã đã được phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới

(HBĐT)- Tính đến ngày 10/8, 100% các xã của huyện Lạc Sơn đã thành lập BCĐ xã và ban hành Nghị quyết của Đảng ủy về xây dựng xã NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục