Chợ TTCX Pà Cò (Mai Châu) được đầu tư xây dựng tạo điều kiện giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc.

Chợ TTCX Pà Cò (Mai Châu) được đầu tư xây dựng tạo điều kiện giao lưu trao đổi hàng hóa, thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc.

(HBĐT) - Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX) ở tỉnh ta được triển khai qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1998 - 2006 có 22 TTCX được quy hoạch với tổng mức đầu tư 127.871 triệu đồng, có 8 TTCX cơ bản hoàn thành; giai đoạn 2009 - 2010, qua rà soát có 16 TTCX tiếp tục được đầu tư với tổng nhu cầu vốn là 51 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành 6 TTCX. Qua 2 giai đoạn đã có 99 công trình được đầu tư xây dựng với tổng nguồn vốn 99.096 triệu đồng, bao gồm: 22 công trình chợ, 21 công trình trường học, 10 công trình điện, 18 công trình giao thông, 10 công trình nước sinh hoạt, 10 công trình trạm y tế, 5 công trình san tạo mặt bằng, 1 công trình trạm phát lại truyền hình, 1 sân văn hóa - thể thao, 1 phòng khám đa khoa.

 

Ông Lê Ngọc Quản, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Thực hiện chương trình xây dựng TTCX đã mang lại hiệu quả tích cực trong phát triển KT-XH vùng khó khăn. Từng bước xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, tăng cường cơ sở vật chất cho các xã trung tâm tạo ra các trung tâm cụm, nơi giao lưu hàng hóa của đồng bào các dân tộc. Các hạng mục công trình được đầu tư đưa vào sử dụng như chợ, điện, đường, trường học, phòng khám đa khoa... góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thu hút con em các dân tộc đến học tập, làm thay đổi diện mạo bộ mặt nông thôn miền núi. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư không tập trung, dàn trải nên chương trình kéo dài, có những công trình do thiếu vốn nên chưa hoàn thiện; kết cấu hạ tầng các xã trong cụm còn yếu dẫn đến hiệu quả một vài hạng mục đầu tư chưa đạt như mong muốn.

 

Trong 10 nội dung đầu tư tại một TTCX theo Quyết định số 35/TTg ngày 13/01/1997 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình xây dựng TTCX miền núi, vùng cao, có nội dung xây dựng Trạm KN-KL tỉnh ta không đầu tư xây dựng, các nội dung khác được thực hiện trên cơ sở phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương. Mỗi TTCX cơ bản đạt được các hạng mục thiết yếu như: điện, đường giao thông, trường học, chợ trung tâm... Nhìn chung, phần lớn các điểm đã manh nha hình thành khu trung tâm, việc đầu tư xây dựng TTCX với phương châm tận dụng tối đa những công trình đã có, đầu tư xây dựng các công trình phù hợp, nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách T.ư, tại các điểm đã sẵn có các hạng mục khi xây dựng TTCX được đầu tư lồng ghép. Nhiều điểm hầu như chưa có công trình gì, thực hiện chương trình TTCX đầu tư mới hoàn toàn, cũng có điểm đã có nền tảng từ trước, đầu tư hoàn thiện thêm. Nhiều TTCX dù là đầu tư mới hay hoàn thiện thêm đã phát huy hiệu quả rõ nét, trở thành tâm điểm phát triển của vùng, là đòn bẩy phát triển KT-XH như các TTCX: Bãi Chạo (Kim Bôi), Cao Sơn (Đà Bắc), An Bình (Lạc Thủy), Cao Thắng (Lương Sơn), Lũng Vân (Tân Lạc), Ngọc Sơn (Lạc Sơn), Pà Cò (Mai Châu)... ông Triệu Phúc Thi, Chủ tịch UBND xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho biết: Chương trình TTCX được triển khai trên địa bàn xã ngay giai đoạn đầu, xây dựng  các công trình như chợ TTCX, đường giao thông khu trung tâm, nước sinh hoạt... hoàn thành năm 2001. Từ sự đầu tư của chương trình đã tạo nền tảng cơ sở hạ tầng góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, bộ mặt trung tâm xã có sự đổi thay tích cực. Đến nay, các công trình vẫn được sử dụng, phát huy hiệu quả, nhất là chợ TTCX thực sự trở thành điểm giao lưu, trao đổi hàng hóa giữa miền xuôi với miền ngược, thu hút người dân, thương lái ở các vùng lân cận, huyện lỵ, thành phố Hoà Bình, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đến mua bán, trao đổi nông sản, hàng hóa. Công trình đường giao thông khu trung tâm nối với tỉnh lộ 433 tạo điều kiện đi lại thuận lợi. Công trình nước sinh hoạt cung cấp nguồn nước hợp vệ sinh cho bà con nhân dân, các cơ quan, đơn vị như trạm y tế, trường học, đáp ứng nhu cầu về nguồn nước sạch trên địa bàn.

 

Các công trình sau khi hoàn thành đầu tư xây dựng, nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng được giao cho UBND xã quản lý. Bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn cũng cho thấy những tồn tại như một số xã chưa làm tốt công tác quản lý dẫn đến việc khai thác, duy tu, bảo dưỡng  công trình chưa đạt hiệu quả cao, xảy ra tình trạng công trình xuống cấp. Một số chợ của TTCX hoạt động chưa nền nếp, tình trạng mất vệ sinh môi trường khá phổ biến; người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chưa thực sự phát huy quyền làm chủ đối với các công trình được đầu tư xây dựng trên địa bàn... ông Lê Ngọc Quản cho biết thêm: Khó khăn trong chương trình TTCX cơ bản là về nguồn vốn, kết thúc giai đoạn 2009 - 2010, chương trình cũng dừng triển khai đến nay vì không có vốn đầu tư. Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, chương trình xây dựng TTCX ở tỉnh ta còn 18 công trình đầu tư xây dựng mới thuộc 10 TTCX đã có quyết định đầu tư với tổng nguồn vốn 22,7 tỉ đồng nhưng chưa có kinh phí để triển khai.

 

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển trung tâm xã, cụm xã quốc gia là nội dung được đề cập trong chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện chiến lược phát triển KT-XH 2011-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển đất nước 5 năm 2011 - 2015. Chương trình xây dựng TTCX miền núi, vùng cao tiếp tục được đầu tư triển khai thực hiện là tín hiệu vui trong tiến trình phát triển KT-XH các địa bàn khó khăn, tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng phát triển, hướng tới sự phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng.

 

 

                                                                              Hà Thu

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục