Từ vốn vay của Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn, gia đình anh Đinh Văn Tiến, thôn Quyết Tiến, xã Phúc Tiến đầu tư vào trồng rừng và chăn nuôi cho hiệu quả khá, từng bước thoát nghèo.

Từ vốn vay của Ngân hàng CSXH Kỳ Sơn, gia đình anh Đinh Văn Tiến, thôn Quyết Tiến, xã Phúc Tiến đầu tư vào trồng rừng và chăn nuôi cho hiệu quả khá, từng bước thoát nghèo.

(HBĐT) - Cùng với cán bộ tín dụng, chúng tôi đến thăm gia đình anh Đinh Văn Tiến ở thôn Quyết Tiến, xã Phúc Tiến là một trong những hộ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH huyện Kỳ Sơn.

 

Rót chén nước mời khách, anh Tiến tâm sự: Gia đình chủ yếu làm nông nghiệp với 1.500 m2 ruộng có cần cù lắm cũng chỉ đủ ăn, nói chi đến dư giả nên cái nghèo cứ đeo bám mãi. Từ năm 2008, gia đình anh được vay chương trình hộ nghèo đầu tư trồng keo với diện tích 3 ha, giờ rừng keo đã lên xanh được 3 năm tuổi. Ngoài trồng keo, anh còn trồng xen sắn. Đầu năm 2012, gia đình anh được vay thêm 8 triệu đồng theo chương trình hỗ trợ nhà ở với sự giúp đỡ của anh em, bạn bè đã làm xong ngôi nhà cấp 4 khang trang rộng rãi trị giá khoảng 70 triệu đồng. Hiện, trong chuồng nhà anh nuôi 1 con lợn nái vừa đẻ lứa đầu tiên được 6 con. Chỉ trong 3 năm nữa thôi, rừng keo đến tuổi khai thác sẽ đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng. Nếu như không có vốn hỗ trợ của NHCSXH, không biết đến bao giờ mới xây được nhà. Trường hợp nhà anh Tiến chỉ là 1 ví dụ trong hàng ngàn hộ nông dân thoát nghèo nhờ vốn vay ưu đãi.

 

Với đặc thù là các khoản vay nhỏ, đến tận tay người nghèo và đối tượng chính sách ở vùng sâu, xa, NHCS-XH có những đóng góp tích cực vào thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các xã, thị trấn. Các chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã, đang giúp hàng ngàn hộ nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội phát triển SX-KD, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.

 

Trong triển khai cho vay, NHCSXH huyện không chỉ đảm bảo đúng quy trình nghiệp vụ mà còn quan tâm tuyên truyền chính sách đến người dân, chuyển vốn đến tận tay người cần vốn, đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng vốn như thế nào có hiệu quả. Các tổ chức, hội, đoàn thể, tổ TK&VV đã kiểm tra thường xuyên và hướng dẫn người vay vốn sử dụng đúng mục đích để mang lại hiệu quả kinh tế nâng cao đời sống. Thông qua tín dụng ưu đãi, đồng vốn chính sách đã đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, thực hiện xoá đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, từng bước hiện thực hoá chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

 

Trong năm 2011 có 6.434 hộ sử dụng vốn của ngân hàng, từ nguồn vốn này đã góp phần giúp 20 hộ thoát khỏi ngưỡng đói nghèo. Cũng từ nguồn vốn này, đến nay, toàn huyện đã có 2.146 công trình NSVSMT được xây dựng tại các xã trong huyện; có 1.063 HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; chương trình cho vay từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm đã giải quyết cho 122 lao động có việc làm mới; 95 hộ nghèo được vay vốn đã xoá được nhà tranh tre dột nát và ổn định cuộc sống; có 3 hộ đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK được vay vốn không lãi để phát triển SXKD và còn  nhiều hộ tại vùng khó khăn, hộ có thu nhập thấp được vay vốn của NHCSXH cùng với sự nỗ lực của bản thân đang từng bước vượt qua khó khăn thiếu thốn, phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống, sớm vượt qua đói nghèo.

 

Theo ông Nguyễn Hữu Vị, Giám đốc NHCSXH huyện Kỳ Sơn, đối với khu vực nông thôn, kênh tín dụng ưu đãi thông qua phương thức ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội đã phát huy tính công khai, dân chủ, tiết kiệm chi phí; các mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội, chính quyền cơ sở và nhân dân thêm gần gũi, bền chặt chẽ hơn. Công tác phối hợp với đoàn thể thực hiện phương thức uỷ thác cho vay tín chấp thông qua Hội Nông dân, Phụ nữ, CCB và Đoàn Thanh niên đã giúp cho đồng vốn được giải ngân đúng đối tượng, hộ nghèo được hỗ trợ, tư vấn, giám sát sử dụng đồng vốn đúng mục đích, hiệu quả.

 

Hiện nay, NHCSXH huyện Kỳ Sơn có 10 điểm giao dịch ở các xã, thị trấn trên địa bàn với tổng số 149 tổ TK&VV. Đến hết tháng 8/2012, NHCSXH Kỳ Sơn có tổng dư nợ trên 88 tỉ đồng tập trung vào 9 chương trình tín dụng. Trong đó, tổng dư nợ hộ nghèo đạt 29.743 triệu đồng; tổng dư nợ cho vay HSSV đạt 13.667 triệu đồng; tổng dư nợ cho vay SX-KD đạt 27.307 triệu đồng; tổng dư nợ cho vay NSVSMT đạt 11.451 triệu đồng... Thông qua 9 chương trình tín dụng ưu đãi, hiệu quả đồng vốn đã hỗ trợ tích cực cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách phát triển SX-KD, cải thiện đời sống, bảo đảm an sinh xã hội.

 

Theo đánh giá của lãnh đạo huyện Kỳ Sơn, NHCSXH đã tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Nhà nước vào một đầu mối thống nhất, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, nâng cao nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội, huy động được lực lượng toàn xã hội tham gia vào xóa đói - giảm nghèo, góp phần đưa thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,5% (tiêu chí mới); góp phần hạn chế cho vay nặng lãi tại khu vực nông thôn. 

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đội ngũ kỹ sư phân xưởng vận hành Công ty Thuỷ điện Hoà Bình kiểm tra các thông số của tổ máy phát điện số1.
Lãnh đạo UBND thành phố Hòa Bình phát động phong trào thi đua.
XDCB là nguồn thu đáng kể cho ngân sách thành phố. Trong ảnh: Dự án công viên tuổi trẻ (TP Hoà Bình) hiện vẫn chưa có vốn để thi công.

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn - “kiềng ba chân” để Lương Sơn phát triển bền vững

(HBĐT) - Một nông thôn có hạ tầng KT-XH phát triển đồng bộ, nơi nông dân ngày càng làm chủ tốt hơn cuộc sống của mình và tự tin cùng nhau xây dựng một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại. Đó là mục tiêu tốt đẹp mà chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn đang hướng tới trong lộ trình thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (viết tắt là NQ26)).

Đà Bắc: Doanh thu từ lâm nghiệp đạt 12,15 tỷ đồng

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Đà Bắc trồng được 700 ha rừng, đạt 58% kế hoạch, bằng 140% so với cùng kỳ. Hiện tại, huyện cũng đang tiếp tục triển khai các dự án chuẩn bị cây giống và hiện trường để trồng rừng vụ hè -thu theo kế hoạch.

Tân Lạc: Quy hoạch gần 2.380 ha đất chuyên thâm canh lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt

(HBĐT) - Huyện Tân Lạc vừa thực hiện quy hoạch vùng thâm canh lúa nước, trong đó, đất chuyên lúa nước trên 2.463 ha; đất chuyên lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt đến năm 2020 gần 2.380 ha.

Trăn trở ở Tân Minh

(HBĐT) - Giở cho chúng tôi xem quyển sổ thống kê những thanh niên tạm vắng đi làm ăn xa, ông Lường Văn Liên - Trưởng công an xã Tân Minh (Đà Bắc), cho biết: Đến giờ chỉ còn khoảng 10 người thỉnh thoảng đi làm xa thôi. Những trường hợp này thường là đi làm thuê hoặc giúp việc gia đình. Nhiều người đi làm ở nơi khác không khai báo với công an. Các đối tượng rủ rê, lôi kéo là người địa bàn khác thường xuất hiện chốc lát tại xã nên rất khó quản lý.

Công tác khuyến công góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn.

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Quyết định 136/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012, công tác quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công của tỉnh ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả. Hiệu quả từ việc sử dụng kinh phí khuyến công đã góp phần phát triển công nghiệp nông thôn và làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục