Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm từ sự hỗ trợ kinh phí khuyến công của tỉnh.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Quyết định 136/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2012, công tác quản lý và sử dụng kinh phí khuyến công của tỉnh ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả. Hiệu quả từ việc sử dụng kinh phí khuyến công đã góp phần phát triển công nghiệp nông thôn và làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của tỉnh.
Trong 5 năm (2008 - 2012), tổng kinh phí thực hiện các đề án khuyến công tổng cộng 22.981,6 triệu đồng thực hiện 50 đề án. Trong đó, kinh phí được hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương và quốc gia 4.043 triệu đồng. Kinh phí nguồn đối ứng của các đơn vị thụ hưởng 18.938,6 triệu đồng đã góp phần đưa hoạt động khuyến công của tỉnh phát triển mạnh cả bề rộng lẫn chiều sâu. Các đề án tập trung vào những nội dung đào tạo nghề, hỗ trợ mô hình trình diễn, tư vấn cung cấp thông tin, nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện…
Ngoài ra, các huyện, thành phố cũng quan tâm và dành một phần kinh phí cho hoạt động khuyến công trên địa bàn với tổng kinh phí giai đoạn 2008 - 2012 trên 3 tỷ đồng. Kinh phí khuyến công quốc gia hỗ trợ trong giai đoạn 2008 - 2012 là 2.567 triệu đồng. Trong đó, hỗ trợ tổ chức các lớp đào tạo nghề cho lao động thuộc các nghề dệt thổ cẩm, may xuất khẩu, chổi chít, gốm sứ nghệ thuật, mây - tre đan, tăm mành xuất khẩu, chế tác đá cảnh, khâu bóng, thêu ren... nhằm bổ sung, nâng cao tay nghề cho lao động các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp truyền thống. Tổng kinh phí được hỗ trợ 2.222 triệu đồng, 35cơ sở được hỗ trợ 2.330 lao động được đào tạo ; hỗ trợ mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất tre ép khối cho Công ty TNHH một thành viên Hồng Thắng tại huyện Mai Châu với kinh phí được hỗ trợ 200 triệu đồng, kinh phí doanh nghiệp tham gia trên 14 tỷ đồng; Hỗ trợ thành lập 1 điểm tư vấn khuyến công với kinh phí hỗ trợ 50 triệu đồng.
Sau 5 năm thực hiện Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg, hoạt động khuyến công đã từng bước phát huy vai trò và hiệu quả, huy động đa dạng các nguồn lực đầu tư vào sản xuất CN-TTCN góp phần tạo diện mạo mới cho công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh. Quy mô, số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển, trang thiết bị công nghệ, trình độ cán bộ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng cao, khả năng cạnh tranh của sản phẩm dần được cải thiện, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho một bộ phận lao động, đóng góp cho ngân sách, từng bước xây dựng NTM trên địa bàn.
Thông qua chương trình khuyến công đã đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề cho hơn 3.375 lao động. Đây là hoạt động có hiệu quả thiết thực, ý nghĩa nhất do đã tạo cơ hội cho người lao động khu vực nông thôn có việc làm, thu nhập ổn định mà không phải ly hương. Thông qua đề án đào tạo nghề, hoạt động khuyến công đã xây dựng được lực lượng lao động có tay nghề cao, có ý thức lao động để tạo tiền đề cho ngành công nghiệp nông thôn hướng tới mục tiêu CNH - HĐH. Ngoài ra, hoạt động khuyến công còn hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, thợ có tay nghề giỏi đi tham quan, học tập ở tỉnh ngoài, hỗ trợ du nhập nghề mới; bố trí quỹ đất để phát triển sản xuất công nghiệp, ưu tiên cho các doanh nghiệp thuê mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất; quy hoạch phát triển các vùng nghề cho từng cụm xã, tập trung phát triển một số nghề mũi nhọn, có lợi thế...
Nhìn chung, 5 năm công tác khuyến công của tỉnh đã đem lại kết quả quan trọng vào đầu tư phát triển CN-TTCN nông thôn, cụ thể là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các làng nghề, cụm công nghiệp trong tỉnh đều tăng mạnh. Trong giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,36%/năm. Tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong cơ cấu GDP ngày càng tăng. Năm 2008 chiếm 28%, đến năm 2012 phấn đấu đạt 35,2%. Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng khoảng 23,31%/năm. Cơ cấu sản xuất nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác và tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến. Từ việc phát triển công nghiệp nông thôn cũng đã làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân của tỉnh. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn giai đoạn 2008-2012 tăng bình quân 2,34%/năm; số lượng lao động làm việc tại cơ sở nông thôn tăng trung bình 3,45%/năm.
Giai đoạn 2013 – 2015, tỉnh ta đã đề ra định hướng đẩy mạnh công tác khuyến công với mục tiêu: Huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia hỗ trợ tích cực các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động theo hướng CNH. Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, làng nghề thủ công mới. Tốc độ tăng trưởng của sản xuất công nghiệp nông thôn trên địa bàn trên 20%/năm. Tỷ trọng công nghiệp nông thôn chiếm trên 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh.
Để thực hiện được mục tiêu này, Trung tâm sẽ chủ động phối hợp với các huyện, thành phố trong quy hoạch phát triển các ngành, sản phẩm cơ sở công nghiệp nông thôn chủ yếu trên địa bàn và nhu cầu cần hỗ trợ, danh mục các dự án cần kêu gọi đầu tư, các dự án đã triển khai có hiệu quả cần phổ biến nhân rộng. Mở các khóa đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất CN – TTCN để bổ sung đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật cho các đơn vị. Đào tạo nghề lao động phổ thông và lao động thời vụ tại các đơn vị để giúp người lao động tạo thêm việc làm, tăng nguồn thu nhập và giúp cơ sở sản xuất ngày càng phát triển. Triển khai sâu rộng đến các doanh nghiệp, cơ sở các cơ chế chính sách mới, chính sách khuyến khích ưu đãi của Nhà nước, tỉnh đối với các cơ sở, doanh nghiệp, đặc biệt là chính sách khuyến khích hỗ trợ các đơn vị đầu tư phát triển công nghiệp nông thôn. Tổ chức lựa chọn các doanh nghiệp đầu tư nhà máy, dây chuyền thiết bị mới, đồng bộ tạo ra sản phẩm mới trên địa bàn để xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, tổ chức hội nghị nhằm giới thiệu và nhân rộng. Tổ chức đào tạo tập huấn hoạt động khuyến công gắn với xây dựng NTM. Tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ kinh phí đổi mới công nghệ về tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp. Trang bị kiến thức khởi sự doanh nghiệp để ĐVTN, các hộ kinh doanh giỏi vươn lên thành lập doanh nghiệp nhằm phát triển kinh tế tại địa phương. Tích cực kêu gọi các tổ chức đoàn thể - xã hội, hiệp hội ngành nghề, cá nhân cùng các cấp, các ngành, tổ chức hỗ trợ phát triển tham gia hoạt động khuyến công…
Đinh Thắng
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn vừa hoàn thành kế hoạch trồng rừng năm 2012 với tổng diện tích rừng trồng mới là 734 ha, vượt 22,3% kế hoạch năm, vượt 12% so với cùng kỳ năm 2011.
(HBĐT) - Tân Lạc là một huyện miền núi nằm ở phía tây nam của tỉnh Hoà Bình với tổng diện tích tự nhiên là 53.205 ha, dân số 82.300 người. Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, phấn đấu thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra; chính trị - xã hội ổn định, kinh tế có bước phát triển tích cực, thu nhập bình quân đầu người không ngừng tăng lên, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, BQL các KCN đã hoàn thành, thanh lý các hợp đồng dịch vụ năm 2011 và ký kết hợp đồng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường với Công ty Esquel, giá trị hợp đồng đạt 130 triệu đồng.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án ổn định dân cư và phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà, huyện Mai Châu có 6 xã được hưởng lợi gồm: Tân Dân, Phúc Sạn, Tân Mai, Ba Khan, Tòng Đậu, Vạn Mai, tổng vốn được giao 3,2 tỷ đồng.
Tại Hà Nội, tuần qua, Hiệp hội quảng cáo Việt Nam (VAA) và Liên đoàn Hiệp hội quảng cáo châu Á (AFAA) đã ra mắt website Đại hội quảng cáo châu Á (AdAsia 2013) ( www.adasia 2013.vn) và công bố logo chính thức của Đại hội. Logo được chọn là biểu tượng chim Hạc.
(HBĐT) - Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã (TTCX) ở tỉnh ta được triển khai qua 2 giai đoạn, giai đoạn 1998 - 2006 có 22 TTCX được quy hoạch với tổng mức đầu tư 127.871 triệu đồng, có 8 TTCX cơ bản hoàn thành; giai đoạn 2009 - 2010, qua rà soát có 16 TTCX tiếp tục được đầu tư với tổng nhu cầu vốn là 51 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành 6 TTCX. Qua 2 giai đoạn đã có 99 công trình được đầu tư xây dựng với tổng nguồn vốn 99.096 triệu đồng, bao gồm: 22 công trình chợ, 21 công trình trường học, 10 công trình điện, 18 công trình giao thông, 10 công trình nước sinh hoạt, 10 công trình trạm y tế, 5 công trình san tạo mặt bằng, 1 công trình trạm phát lại truyền hình, 1 sân văn hóa - thể thao, 1 phòng khám đa khoa.