(HBĐT) - Định hướng cải cách chính sách tiền lương Kết luận số 23-KL/TW ngày 29/5/2012, Hội nghị lần thứ năm BCH T.Ư khóa XI “Điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp nhanh hơn để đến năm 2015 đạt nhu cầu tối thiểu” theo lộ trình của đề án cải cách tiền lương. Tháng 10/2012, Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng áp dụng thống nhất đối với người lao động làm việc trong các loại hình doanh nghiệp có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2013.
Tại hội nghị lấy ý kiến điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng Bộ LĐ-TB&XH đưa ra hai phương án: - Phương án 1: mức lương tối thiểu vùng 1 tăng từ 2 triệu đồng hiện nay lên 2,7 triệu đồng/tháng; vùng 2 từ 1.780.000 đồng, tăng lên 2,4 triệu đồng/tháng; vùng 3 tăng từ 1.550.000 đồng lên 2.130.000 đồng/tháng; vùng 4 tăng từ 1,4 triệu đồng lên 1.930.000 đồng/tháng. - Phương án 2: mức điều chỉnh của vùng 1 lên 2,5 triệu đồng; vùng 2 lên 2.250.000 đồng; vùng 3 lên 1.950.000 đồng; vùng 4 lên 1,8 triệu đồng. Tỉnh ta, TPHB thuộc khu vực 3, các huyện còn lại thuộc khu vực 4. Qua khảo sát thực tế cho thấy, mức lương tối thiểu vùng khu vực doanh nghiệp của tỉnh mới chỉ đáp ứng được từ 60-65% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động; 90-95% số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn đã áp dụng mức lương tối thiểu quy định của Nhà nước để làm cơ sở ký kết hợp đồng lao động và thực hiện các chính sách với người lao động. Điều chỉnh mức lương tối thiểu có ảnh hưởng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước nói chung và của tỉnh ta nói riêng. Đồng thời, tác động trực tiếp đến nền kinh tế do chi phí thuê lao động, giá cả thị trường, chi phí sản xuất cho doanh nghiệp đều tăng dẫn đến vấn đề an sinh xã hội. Trong điều kiện hiện nay, các doanh nghiệp trong tỉnh đang gặp nhiều khó khăn, việc gia tăng chi phí sản xuất sẽ làm tăng khó khăn cho doanh nghiệp, đó là vấn đề ngừng sản xuất, ngừng hoạt động ở một số doanh nghiệp, nợ lương người lao động, nợ thuế, BHXH… thất nghiệp, người lao động mất việc làm. Nhằm duy trì quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp, người sử dụng lao động, hướng tới xây dựng chính sách tiền lương căn cứ trả theo chức danh, ngành nghề, tiêu chuẩn nghề và mức độ hoàn thành các tiêu chuẩn đó, thành quả lao động của cá nhân người lao động trong tổng thể hiệu quả SX-KD của toàn doanh nghiệp thông qua việc xây dựng nội quy lao động và trách nhiệm vật chất, quy chế nâng lương, trả lương, trả thưởng, thương lượng xây dựng thỏa ước lao động tập thể tại DN. Người sử dụng lao động, người lao động nhận thức rõ ảnh hưởng của việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đối với SX-KD của doanh nghiệp cần nhìn nhận đúng đắn trong việc điều chỉnh lương tối thiểu vì lợi ích chung của toàn xã hội.
Lưu Thanh Tái
(Sở LĐ-TB&XH)
Với hơn 4,3 tỉ USD, Nhật Bản đã trở thành quốc gia có số vốn đăng ký và triển khai lớn nhất tại VN trong tám tháng đầu năm nay.
Bên cạnh các yếu tố vĩ mô vẫn còn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư (NĐT) sụt giảm cũng tác động tiêu cực đến chứng khoán.
Để chiến lược đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng Việt Nam đạt hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi nhiều giải pháp thiết thực. Một trong những cầu nối hỗ trợ đắc lực và cũng là giải pháp quan trọng để hàng Việt chiếm lĩnh thị trường Việt đó chính là kênh bán lẻ hiện đại.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Tân Lạc đã cung ứng trên 120 tấn giống phục vụ sản xuất, trong đó, cung ứng được 31,98 tấn giống lúa lai, 69,1 tấn lúa thuần các loại và 20,813 tấn giống ngô mới có năng suất cao, đáp ứng nhu cầu về giống cho sản xuất lương thực trong huyện, nâng diện tích lúa cấy bằng giống năng suất cao trên 80%.
HBĐT) - Tối ngày 21/9, tại sân vận động huyện Yên Thủy, Sở Công thương, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và UBND huyện Yên Thủy đã phối hợp tổ chức khai mạc phiên chợ Chương trình Đưa hàng Việt về nông thôn.
(HBĐT) - Ngày 21/9, Sở KH&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với UBND các huyện, thành phố nhằm đánh giá tình hình thực hiện đầu tư xây dựng 8 tháng năm 2012, giải pháp thực hiện nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2012. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đến dự và chỉ đạo hội nghị.