Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống ở bản Lác (Mai Châu) được nhiều khách du lịch ưa thích lựa chọn.
(HBĐT) - Trong 6 năm (2006-2011), toàn tỉnh có trên 4,9 triệu lượt khách thăm quan, du lịch, trong đó, gần 400.000 khách quốc tế với thu nhập từ du lịch trên 1.600 tỷ đồng. Hiện, cả tỉnh có 233 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 20 khách sạn, 164 nhà nghỉ và 49 hộ kinh doanh nhà nghỉ du lịch trong các xóm, bản. Ngành Du lịch đã tạo việc làm cho gần 1.500 lao động có thu nhập ổn định.
Theo đánh giá của ngành VH-TT&DL, hiện nay, công tác xây dựng quy hoach phát triển du lịch triển khai chậm, quy hoạch phát triển tổng thể du lịch của tỉnh giai đoạn 2001-2010 đã hết hạn nhưng vẫn chưa được xây dựng bổ sung, các huyện Kỳ Sơn, Cao Phong, Lạc Thủy, Lạc Sơn, Yên Thủy, Mai Châu và thành phố Hoà Bình chưa xây dựng được quy hoạch phát triển du lịch của địa phương. Quy hoạch hồ Hòa Bình giai đoạn 2006-2010 đã được duyệt và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là khu vực tiềm năng để phát triển thành khu du lịch quốc gia trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, tuy nhiên vẫn chưa thu hút được các dự án đầu tư vì cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ như: nước sinh hoạt, điện, hệ thống thông tin liên lạc. Vốn đối ứng cho đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch từ ngân sách Nhà nước còn hạn chế. Kinh phí để thực hiện trong các chương trình tuyên truyền quảng bá và xúc tiến du lịch chưa đáp ứng với yêu cầu. Một số dự án đầu tư của các doanh nghiệp đã được cấp phép nhưng chưa triển khai đầu tư hoặc đầu tư chậm tiến độ đề ra nên chưa phát triển được nhiều các sản phẩm du lịch, dịch vụ của tỉnh. Một số dự án đã đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch nhưng khai thác chưa hiệu quả. Cảng du lịch Thung Nai (Cao Phong) đã đầu tư xong (bằng nguồn vốn hạ tầng du lịch) nhưng chưa được quản lý, khai thác hiệu quả nên chưa phục vụ tốt cho hoạt động du lịch vùng hồ Hoà Bình.
Đối với nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý Nhà nước về du lịch từ tỉnh xuống huyện còn thiếu và yếu về năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công việc thiếu, không đồng bộ. Số lượng lao động tăng nhanh nhưng phần lớn chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ du lịch. Kinh phí từ ngân sách của tỉnh hàng năm dành cho công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu, nguồn huy động xã hội hoá từ các đơn vị kinh doanh du lịch hạn chế, chủ yếu là nguồn tài trợ từ các dự án EU, SNV chưa có điều kiện tham gia hội nghị, hội thảo phát triển du lịch, các sự kiện, hội chợ, liên hoan du lịch các tỉnh trong cả nước. Hoạt động kinh doanh du lịch tăng nhanh nhưng chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực lưu trú du lịch (nhà nghỉ và khách sạn nhỏ), chưa có nhiều khu, điểm du lịch vui chơi giải trí chất lượng cao, dịch vụ tốt trên địa bàn. Phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh chưa quan tâm đến nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm du lịch, lựa chọn và phân loại thị trường khách. Các đơn vị kinh doanh du lịch đa phần thuộc doanh nghiệp nhỏ, chiếm khoảng 30%, còn lại 70% là các hộ kinh doanh; chưa có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế, đại lý, chi nhánh văn phòng đại diện lữ hành quốc tế, kinh doanh vận chuyển khách du lịch tại tỉnh. Có một vài doanh nghiệp kinh doanh theo tour từng phần, không xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ nghiên cứu thị trường và quảng bá sản phẩm của đơn vị.
Trao đổi tại buổi làm việc với đoàn công tác của Tổng cục Du lịch, đồng chí Bùi Ngọc Lâm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Để ngành du lịch thúc đẩy kinh tế của tỉnh góp phần xoá đói - giảm nghèo, ngoài việc xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, xúc tiến đầu tư cần hình thành các tour du lịch phù hợp, hấp dẫn, điểm vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng thể thao; tổ chức tốt sản xuất, giới thiệu dịch vụ hàng lưu niệm ; xây dựng các sản phẩm du lịch văn hoá truyền thống, tổ chức các lễ hội, hội thao dân tộc, dàn dựng các chương trình văn nghệ dân gian tại các điểm du lịch cộng đồng phục vụ, thu hút khách du lịch. Thúc đẩy các dự án đầu tư hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh hoàn thành đúng tiến độ; tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch cho các địa phương có tiềm năng trong tỉnh. Phối hợp với 8 tỉnh vùng Tây Bắc mở rộng thực hiện nội dung chương trình hợp tác phát triển du lịch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về du lịch, kỹ năng du lịch cộng đồng cho các thôn, bản du lịch.
Việt Lâm
(HBĐT) - Ngày 26/9, Ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh (Ban chỉ đạo 800) đã tổ chức hội nghị sơ kết 9 tháng thực hiện chương trình và triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm. Tới dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo 800 tỉnh.
(HBĐT) - Theo Cục Thống kê tỉnh, chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng 1,43% so với tháng trước, tăng 2,95% so với tháng 12/2011. Trong 11 nhóm hàng hóa, dịch vụ có 8 nhóm tăng giá.
(HBĐT) - Những người có kiến thức KH-KT, quản lý kinh tế và vốn đã bắt tay hợp tác với nông dân có đất đai, sức lao động, không cam chịu đói nghèo đã và đang góp phần quan trọng hình thành tư duy, cách làm mới của nông dân, huy động và khai thác tiềm năng sẵn có, thực hiện định hướng xây dựng, phát triển vùng cam hàng hóa ở Cao Phong.
(HBĐT) - Xóa bỏ diện tích đất ruộng manh mún, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, đưa cơ giới hóa, áp ụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất là điều mà gần 10 năm trước, xã Địch Giáo (Tân Lạc) đã triển khai thành công thông qua một quyết tâm táo bạo, đó là thực hiện dồn điền - đổi thửa trên toàn bộ diện tích đất ruộng của xã.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, dự án PSARD đã mở 7 lớp huấn luyện về triển khai quỹ phát triển xã cho 293 cán bộ cấp xã, xóm. Nội dung huấn luyện về lập dự toán hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng nhỏ, giúp cán bộ cấp xã, xóm nắm được kiến thức, mức độ nhận thức về cuốn sổ tay hướng dẫn CDF (xây dựng quỹ phát triển xã) và kỹ năng thực hiện.
Góp phần xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng, mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" được coi là hướng đi đúng hiện nay.