(HBĐT) - Xóa bỏ diện tích đất ruộng manh mún, quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, đưa cơ giới hóa, áp ụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất là điều mà gần 10 năm trước, xã Địch Giáo (Tân Lạc) đã triển khai thành công thông qua một quyết tâm táo bạo, đó là thực hiện dồn điền - đổi thửa trên toàn bộ diện tích đất ruộng của xã.

 

Địch Giáo có diện tích đất tự nhiên 1.207 ha. Đất nông nghiệp chiếm 80% tổng diện tích, riêng đất ruộng 230 ha, chiếm khoảng 30% diện tích. Nghị quyết lần thứ I của Đảng bộ xã về việc dồn điền - đổi thửa như một luồng gió mới làm thay đổi cuộc sống của bà con nơi đây. Trước đây, diện tích đất ruộng của xã manh mún, nhiều thửa chỉ rộng chừng 30 - 60 m2 , bình quân mỗi hộ có từ 10 - 15 thửa ruộng khiến việc thu hoạch, chăm sóc khó khăn, vất vả mà hiệu quả sản xuất không cao. Sau khi dồn điền - đổi thửa, mỗi gia đình chỉ có 2 vùng ruộng tạo điều kiện thuận lợi để áp dụng tiến bộ KH-KT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, thuận lợi cho xây dựng hệ thống thủy lợi nội đồng. Đồng thời, thâm canh tăng vụ 3 trồng các loại cây hoa màu ngắn ngày, vùng ruộng xấu hơn bà con chuyển đổi sang trồng cây có giá trị kinh tế cao như mía, ngô...

 

Đồng chí Bùi Văn Nhứ, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Địch Giáo (giai đoạn 2000 - 2005) cho biết: Để dồn điền, đổi thửa thành công, xã đã chọn một xóm làm điểm, rút kinh nghiệm, sau đó mới triển khai sang các xóm khác và phải tuân thủ nguyên tắc xấu ít, tốt nhiều, lấy dân làm gốc và đưa kế hoạch ra để họp bàn nhằm trưng cầu dân ý, ưu tiên những hộ gia đình chính sách...

 

Để đúc rút kinh nghiệm và triển khai có hiệu quả công tác này, xã đã chọn xóm Kha làm điểm. Ban đầu, khi ý kiến đưa ra đã gặp phản đối vì bà con chưa hình dung ra vấn đề, ai cũng sợ mất quyền lợi. Qua quá trình dân vận, tới 6 - 7 lần họp xóm lấy ý kiến, đến tháng 5/2003 mới bắt tay vào triển khai. Xã đã thành lập BCĐ hỗ trợ xóm Kha lập đề án quy hoạch, triển khai thực hiện theo phương châm tốt ít - xấu nhiều, nhà nào muốn ruộng tốt, gần chỉ được 80% diện tích đang sử dụng, hộ nào nhận ruộng xa được hơn 110%, ưu tiên những hộ chính sách, neo đơn, từ đó đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của bà con.

 

ông Bùi Văn Nghếch ở xóm Kha cho biết: Trước đây, khi xã triển khai chủ trương này, chúng tôi còn băn khoăn. Nhưng sau 1 năm thực hiện, thấy năng suất, sản lượng cây trồng tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, tận dụng diện tích rộng, nhiều hộ gia đình còn lấy lưới quây nuôi cá, thả vịt vừa tốt lúa lại vừa cải thiện sinh hoạt, chúng tôi phấn khởi lắm.

 

Rút kinh nghiệm từ xóm Kha, việc dồn điền - đổi thửa ở các xóm còn lại diễn ra thuận lợi hơn, đến tháng 11/2003, 14 xóm trên địa bàn xã Địch Giáo đã dồn điền - đổi thửa thành công. Qua thu hoạch cho thấy, trước dồn điền - đổi thửa, năng suất lúa chỉ đạt từ 30- 35 tạ/ha; bình quân lương thực 450 kg/ người/năm, sau dồn điền - đổi thửa, năng suất tăng lên 50 - 55 tạ/ha, bình quân 600 kg/người/ năm. Bên cạnh đó, dồn điền - đổi thửa còn có thể tiết kiệm được thời gian, chi  phí; tiết kiệm diện tích để xây các công trình phúc lợi vì cuộc sống cộng đồng.

 

 

                                                                           Minh Tâm

                                                                (Đài TT-TH Tân Lạc)

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục