Anh Nguyễn Xuân Phúc (áo trắng) hướng dẫn nông dân quy trình chăm sóc cam.

Anh Nguyễn Xuân Phúc (áo trắng) hướng dẫn nông dân quy trình chăm sóc cam.

(HBĐT) - Những người có kiến thức KH-KT, quản lý kinh tế và vốn đã bắt tay hợp tác với nông dân có đất đai, sức lao động, không cam chịu đói nghèo đã và đang góp phần quan trọng hình thành tư duy, cách làm mới của nông dân, huy động và khai thác tiềm năng sẵn có, thực hiện định hướng xây dựng, phát triển vùng cam hàng hóa ở Cao Phong.

 

Chúng tôi thăm và tìm hiểu mô hình hợp tác trồng cam giữa anh Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong và gia đình anh Bùi Văn Thoa, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Phong. Vườn cam nằm ở xóm Trang Giữa, xã Tân Phong. Diện tích hơn 1 ha cam Canh, cam V2 đang ở trong giai đoạn kiến thiết, bước vào năm thứ ba. Vườn thẳng tắp, cỡ nghìn cây, cao hơn đầu người, xanh mướt, lá bóng mỡ màng. Hương cam thơm ngát trải dài khắp một vùng núi đồi Cao Phong. Gần chục nông dân trao đổi với cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, quy trình và thực hiện chăm sóc cam. Anh Phúc bảo: Bước đầu sự hợp tác thành công. Cây phát triển tốt, vài năm nữa sẽ có thu hoạch, chắc chắn, thu nhập cao hơn nhiều lần trồng mía.

 

Cao Phong đã và đang xuất hiện những vườn cam hai chủ, có nghĩa là hai cá nhân cùng bắt tay, hợp tác trồng cam. Anh Nguyễn Văn Phúc, Phó Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong là một trong những người tiên phong triển khai mô hình hợp tác với người nông dân để phát triển cây cam hàng hóa. Những người bắt tay với nông dân là những cá nhân đã từng trồng cam có kinh nghiệm, kiến thức, đầu óc quản lý hạch toán kinh tế. Còn nông dân có đất đai, sức lao động. Họ bắt tay tạo ra nguồn lực khai thác tiềm năng sẵn có để làm giàu. Sự hợp tác được cụ thể hóa bằng hợp đồng quy định rõ trách nhiệm giữa hai bên. Trong đó, nông dân có trách nhiệm đóng góp đất và thực hiện chăm sóc theo quy trình kỹ thuật được hướng dẫn. Bên kia cung cấp giống, vốn, KH-KT. Trong quá trình thực hiện, hai bên phối hợp, thường xuyên trao đổi nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Đến khi cam đưa vào khai thác sẽ chia theo doanh thu, lợi nhuận với tỷ lệ 50/50. Mô hình hợp tác giữa ông Nguyễn Văn Phúc và gia đình ông Bùi Văn Thoa phát triển tốt, cam đang chờ ngày thu hoạch. Anh Phúc cho biết: ý tưởng hợp tác phát triển sản xuất như trồng rừng, chăn nuôi đã có ở nhiều địa phương nhưng được áp dụng và thực tiễn có tính khả thi cao đối với việc xây dựng vùng cam hàng hóa ở Cao Phong.

 

Gia đình anh Phúc ở thị trấn Cao Phong đã gắn bó với cây cam mấy chục năm. Anh thuê 1 ha đất để trồng cam, năm nào cũng có thu hàng trăm triệu đồng. Bản thân anh Phúc đã nghiên cứu đề tài khoa học đầu tư thâm canh cam hiệu quả trên 1 đơn vị diện tích được giải ba cấp tỉnh. Xã Tân Phong có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không khác so với các xã vùng cam ở thị trấn, Tây Phong, Đông Phong. Anh Phúc đã hiện thực ý tưởng bằng việc việc chọn những người nông dân dám nghĩ, dám làm mong muốn làm giàu, thuyết phục họ bằng hiệu quả thực tế. Từ mô hình hợp tác này, cả huyện Cao Phong đã phát triển được hơn 10 ha cây cam hàng hóa. Cao Phong đã bắt đầu xuất hiện phong trào những cán bộ có điều kiện tiếp cận với KH-KT, có đầu óc tổ chức, hạch toán kinh tế bắt tay với nông dân có đất để trồng cam. Sự hợp tác chính đáng này đã mang lại hiệu quả làm chuyển biến căn bản tư duy về sản xuất hàng hóa của người nông dân trong huyện. Đó là tận dụng được đất đai, nguồn lao động, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn để trồng cây có giá trị hàng hóa cao. Về kinh tế, giá trị cây cam đã được thực tế chứng minh thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha, nơi năng suất cao thu hàng tỷ đồng.

 

Từ thực tế liên kết hợp tác với nông dân, anh Phúc mong muốn: cấp ủy, chính quyền, các tổ chức, đoàn thể từ huyện xuống cơ sở bằng những việc làm thiết thực tổ chức đào tạo, định hướng ngành nghề, cung cấp kỹ thuật cho người nông dân tham gia phát triển cây, con hàng hóa có giá trị cao. Đồng thời, tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay lãi suất ưu đãi để phát triển sản xuất.

 

Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt cho biết: Cây cam thực sự là cây chủ lực đem lại cơ hội phát triển cho nông dân Cao Phong. Vùng cam  hàng hóa đang hình thành. Chất lượng, uy tín, thương hiệu cam Cao Phong được nâng lên và khẳng định vị trí hơn trên thị trường. Những vùng có điều kiện thuận  lợi, người dân có trình độ thâm canh cao đang trồng cam rất hiệu quả. Diện tích và sản lượng và thương hiệu cam Cao Phong phát triển mạnh. Toàn huyện hiện có 700 ha cam, trong đó, khoảng 370 ha đưa vào kinh doanh, đạt sản lượng đạt 12.000 tấn. Huyện đang đặt mục tiêu đến năm 2015 nâng diện tích cam lên khoảng 1.000 ha, sản lượng 15.000 tấn/năm.

 

 

                                                                       Lê Chung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân Tiền Giang đang thu hoạch lúa trên cánh đồng mẫu lớn (Nguồn: Chinhphu.vn)
Không có hình ảnh

Thống nhất miễn thuế thu nhập cá nhân dưới 9 triệu đồng

Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ về nội dung sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân. Theo đó, mức khởi điểm chịu thuế sẽ là 9 triệu đồng/tháng, mức giảm trừ gia cảnh cho mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng thay vì mức hiện hành là 4 triệu đồng và 1,2 triệu đồng.

Hỗ trợ sau thiên tai - giúp nông dân yên tâm sản xuất

(HBĐT) - Vụ đông - xuân 2010- 2011 do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài, trên địa bàn huyện Tân Lạc đã làm chết 1.068 con trâu, bò, trong đó, xã Phú Cường chết nhiều nhất 161 con, Phú Vinh chết 82 con.

Công ty CP Tân Tiến chăm lo việc làm, đời sống cho người lao động

(HBĐT) - Công ty CPTân Tiến (Dân Hạ - Kỳ Sơn) hiện có trên 50 công nhân, lao động được phân công nhiệm vụ và trả lương theo trình độ chuyên môn và công việc đảm nhận. Hiện, thu nhập của công nhân, lao động mức thấp nhất là 4,2 triệu đồng /người/tháng, ở những bộ phận công việc đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, tay nghề thì mức thu nhập đạt 8 triệu đồng/người/tháng.

Phiên chợ hàng Việt về nông thôn huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Tối 24/9, Sở Công thương, UBMTTQ tỉnh tiếp tục phối hợp tổ chức khai mạc phiên chợ hàng Việt về nông thôn tại huyện Lạc Thủy. Chương trình diễn ra cho đến hết ngày 25/9, tại sân vận động huyện.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 2,2%: Nguy cơ lạm phát tăng tốc

Công bố của Tổng cục Thống kê sáng 24.9 cho thấy, CPI tháng 9.2012 tăng tới 2,2% so với tháng 8 – đây cũng là mức tăng cao nhất từ tháng 5.2011 đến nay. Chỉ số này làm gia tăng lo ngại về nguy cơ lạm phát tăng tốc vào những tháng cuối năm.

9 tháng, cả nước xuất siêu 34 triệu USD

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tình hình xuất nhập khẩu cả nước từ đầu năm đến nay có nhiều biến động, mặc dù vậy tính chung cả 9 tháng năm 2012, cả nước vẫn xuất siêu khoảng 34 triệu USD.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục