(HBĐT) - Gia đình ông Nguyễn Văn Bâu ở xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) là hộ thường xuyên thả rông gia súc trên đồi ở độ cao trên 1.000 m, cách xa nhà khoảng 2 tiếng đi bộ.
Một năm có đến 9 tháng trâu nhà ông ở trên đồi, đàn trâu chỉ về nhà khi vào vụ sản xuất và đến vụ gặt. Chính vì thả rông gia súc, tháng 8 vừa qua, gia đình ông Bâu đã có 6 con trâu bị chết trên đồi do sét đánh, thiệt hại khoảng 80 triệu đồng. Hiện nay, gia đình ông chỉ còn lại 7 con trâu. Sự việc trâu chết mới xảy ra được hơn 1 tháng nay, gây thiệt hại lớn đến kinh tế, song gia đình ông Bâu vẫn không nuôi nhốt trâu ở nhà mà tiếp tục cho thả rông trên đồi trong khi đó, chuồng trại bỏ không.
Cũng như gia đình ông Bâu, ông Nguyễn Văn Vận có gần 30 con trâu, bò nhưng hiện nay, trong chuồng chỉ có 3 con trâu, 1 con nghé. Số còn lại được thả rông trên đồi. Cứ mỗi tháng, gia đình lên kiểm tra khoảng 2 - 3 lần. Chính vì không được quản lý, chăm sóc kịp thời nên vừa qua, nhà ông cũng có 1 con bò bị chết do bệnh. Cũng giống như gia đình ông Bâu, chuồng trại nhà ông Vận cũng được làm rất sơ sài.
Xóm Suối Ngành, xã Mông Hóa có 125 hộ dân thì có khoảng 50 hộ chăn nuôi gia súc, trong đó, chỉ có vài hộ chăn thả tại nhà, còn đa số bà con thả rông trên đồi. Đây là xóm có tổng số đàn trâu, bò nhiều nhất xã. Lý do để người dân đưa ra cho việc thả rông trâu, bò là do ở đây có tập quán từ lâu đời. Bên cạnh đó, trên đồi là nơi có nguồn thức ăn dồi dào, trâu, bò sinh sản nhanh hơn... Tuy nhiên, bà con chưa tính đến những rủi ro đem lại trong chăn nuôi mà gia đình ông Bâu và ông Vận là một minh chứng. Cũng do người dân thả rông trâu, bò nên công tác tiêm phòng ở đây cũng gặp không ít khó khăn, mỗi năm, cả xóm chỉ tiêm đạt khoảng 30% tổng đàn.
Ông Nguyễn Đăng Dung, Chủ tịch UBND xã Mông Hóa cho biết, việc thả rông trâu, bò ở xóm Suối Ngành không những phá hoại hoa màu, cây cối của nhân dân mà còn thiệt hại trực tiếp đến kinh tế của người chăn nuôi do trâu, bò bị sa hố gãy chân, gãy cổ, bên cạnh đó là trâu, bò chết do bị bệnh, chết rét... Trước thực trạng trên, cấp ủy, chính quyền xã cũng đã nhiều lần vào cuộc, song đến nay vẫn không cải thiện được tình hình. Thiết nghĩ, muốn thay đổi được tập quán chăn nuôi của người dân nơi đây, trước hết phải làm cho họ thay đổi được nhận thức, có như vậy việc thả rông trâu, bò sẽ không còn xảy ra.
Nguyễn Phượng
(Đài TT-TH Kỳ Sơn)
(HBĐT) - Phòng giao dịch NHCSXH huyện Đà Bắc vừa tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng HSSV.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp đã tổ chức triển khai các đề án khuyến công thuộc nguồn kinh phí quốc gia và địa phương với tổng kinh phí 1 tỷ 130 triệu đồng.
(HBĐT) - Mô hình trồng su su lấy ngọn do Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh triển khai tại xóm Khan Thượng, xã Ba Khan (Mai Châu) từ năm 2011 đến nay đã được cấp chứng nhận VietGAP (thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả an toàn). Mô hình thực hiện bằng nguồn kinh phí dự án Chương trình MTQG đảm bảo an toàn cho sản xuất nông sản.
(HBĐT) - Năm 2012, Dự án kiên cố hóa khắc phục tình trạng sạt lở mái ta luy trên quốc lộ 6 qua tỉnh ta được phê duyệt tổng số 12 điểm. Từ trung tuần tháng 8 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư Năng lượng - Xây dựng - Thương mại Hoàng Sơn đang tập trung triển khai thi công 5 điểm gồm: km 98+50; km 111+850; km 113+650; km 139+900 và km 152+400. Đầu tháng 10, nhà thầu tiếp tục tập trung lực lượng, phương tiện để triển khai thi công 2 điểm, gồm: km 139+400 và km 138+750.
(HBĐT) - 9 tháng qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh công tác thu hút đầu tư vào địa bàn. Huyện đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 67 doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 2.450 ha, trong đó mặt nước ao, hồ nhỏ là 1.300 ha, nuôi cá ruộng 100 ha, tích nuôi cá ở các hồ chứa 1.050 ha; số lượng lồng cá hiện có là 1.150 lồng. 9 tháng năm nay, sản lượng thuỷ sản đạt khoảng 2.564 tấn, trong đó, sản lượng nuôi trồng 1.890 tấn; sản lượng khai thác 674 tấn.