Cần có một cơ chế hợp lý, để có thể xử lý được “cục nợ xấu” của nhân hàng (ảnh minh hoạ).
Dự kiến, ngày 15.11, Ngân hàng Nhà nước sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Cty mua bán nợ có quy mô vốn đến 100.000 tỉ đồng.
Ngày 25.10, Ngân hàng Nhà nước công bố chậm nhất là ngày 15.11, cơ quan này sẽ trình Thủ tướng Chính phủ đề án thành lập Cty mua bán nợ có quy mô vốn đến 100.000 tỉ đồng, có khả năng xử lý khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Nhưng phía sau câu chuyện này là điều gì?
Đợi được… cứu
Theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến ngày 31.5.2012 nợ xấu của NH chỉ ở mức 4,47%. Nhưng mới đây, Thống đốc NHNN đã xác nhận, “cục nợ xấu” hiện phải đến 8,6 – 10%. Với tỉ lệ nợ xấu là 8,6%, số tiền tương ứng đã là 202.000 tỉ đồng. Và phía NHNN cho rằng: Chỉ cần có cơ chế hợp lý, có thể xử lý được “cục nợ xấu” này.
Nói là thế, nhưng đã quá lâu mà chưa thấy cơ chế nào xử lý “cục nợ xấu”, ngoài việc đề xuất lấy 100.000 tỉ đồng của ngân sách mua lại “cục nợ xấu” như vừa nêu.
Đã có quá nhiều hội thảo, diễn đàn, hội nghị... thu hút nhiều chuyên gia, các nhà quản lý... hiến kế gạt bỏ “cục nợ xấu”. Nhưng điểm khác thường là nợ xấu phát sinh từ các NHTM, thì các NHTM phải tích cực và tự giác xử lý nợ xấu. Nhưng hiện nay, việc xử lý nợ xấu lại đang dồn lên vai các cơ quan quản lý nhà nước. Các cơ quan chức năng đang mải tranh cãi việc có nên thành lập các Cty mua bán nợ xấu (AMC) trực thuộc NHNN không? Có nên mở rộng mô hình Cty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) thuộc Bộ Tài chính? Có nên dùng NSNN để giải quyết nợ xấu?... mà chẳng mấy ai nhắc đến việc các NHTM phải tự xử lý “cục nợ xấu” do chính họ gây ra. Thậm chí, còn có ý kiến nại ra rằng: Ngân hàng không thể tự xử lý được nợ xấu(?).
Đã vậy, các NHTM không hề chứng tỏ họ muốn xử lý cục nợ xấu của mình. Bằng chứng là tỉ lệ nợ xấu của từng NHTM là bao nhiêu vẫn là con số “lơ mơ”, nên các cơ quan chức năng vẫn đang tìm số liệu nợ xấu của NH như “thầy bói xem voi”, việc giải quyết nợ xấu của NH cứ như bác sĩ chữa bệnh, nhưng người bệnh chỉ thò mỗi ngón tay cho xem(!). Điều này dễ làm cho dư luận hiểu rằng đây là thái độ đang chờ đợi sự cứu trợ của NHNN và Chính phủ. Các NHTM hiểu rằng Chính phủ sẽ không thể để các DN phá sản hàng loạt vì không tiếp cận được vốn vay NH do nợ xấu, vì thế sẽ phải bơm tiền cứu cả hệ thống ngân hàng để cứu DN.
Giá trị thật của “cục nợ xấu”
“Cục nợ xấu” đã làm tê liệt cả nền kinh tế, nhưng giá trị còn lại của khối tài sản đảm bảo cho những khoản vay NH của “cục nợ xấu” đến lúc này còn là bao nhiêu, đó là ẩn số mà các NHTM đang cố tình “lờ” đi.
Công bố của NHNN, các NHTM đã trích lập quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu được 70.000 tỉ đồng. Như vậy, số nợ xấu còn lại chỉ khoảng 132.000 tỉ đồng mà giá trị tài sản đảm bảo là 135% giá trị khoản nợ đối với 84% số nợ xấu (như công bố của NHNN) thì làm gì quá khó khăn đến mức cần 100.000 tỉ để xử lý. Cần gì NHNN phải lập Cty mua bán nợ để giải cứu(?).
Nhưng số “tài sản đảm bảo với giá trị khoảng 135% giá trị khoản nợ” mà NHNN công bố là “quá xa vời so với thực tế”. Bởi đa số tài sản đảm bảo đem thế chấp NH là BĐS và các dự án BĐS mới được cấp phép.
Hiện nay giá BĐS đã giảm rất nhiều lần so với lúc thế chấp để vay tiền và nhiều dự án đã được cấp phép nhưng không triển khai và có nguy cơ bị Nhà nước thu hồi, nên giá trị tài sản đảm bảo thực tế còn lại được bao nhiêu thì không thấy NHNN nói đến. Nhiều dự án BĐS thế chấp vào NH, lãi suất NH chiếm tới 50% cơ cấu giá thành. Nay giá BĐS đã hạ thấp, mà NH cứ giữ nguyên số tiền vay và lãi suất, đang là nguyên nhân gây tồn kho BĐS giá cao.
Mặt khác, theo công bố của Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm nay cả nước có 26.324 DN giải thể, phá sản, ngừng sản xuất kinh doanh. Trong số này có bao nhiêu DN là khách nợ của các NHTM? Khách nợ không còn tồn tại thì khoản nợ xấu này làm sao thu hồi được. Điều này cũng không thấy NHNN nhắc đến.
Có một thực tế, trong quá trình thẩm định tài sản đảm bảo để cho vay, có không ít cán bộ tín dụng của một số NH đã nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên cao gấp nhiều lần so với thực tế (Báo Lao Động đã có bài viết về tình trạng này), nên giờ đây khả năng thu hồi loại nợ xấu này không khả thi, bởi giá trị tài sản đảm bảo không còn đáng là bao nhiêu so với khoản tiền NH đã cho vay, khoản nợ này cũng được đưa vào “cục nợ xấu”.
Còn rất nhiều trường hợp NH cho vay đã dựa trên những tài sản đảm bảo “ảo”, dẫn đến mất tiền của NH. Như trường hợp Cty TNHH CN-TM Thái Sơn (Hải Phòng) mang tất cả tài sản là văn phòng, dự án BĐS, nhà xưởng đóng tàu, phôi thép... cùng thế chấp vào hàng loạt NH để vay cả hơn 1.000 tỉ đồng. Cty Thái Sơn đã phá sản và khoản nợ coi như mất trắng. Giá trị tài sản đảm bảo tiền vay mà không ít NH đang ôm lúc này, không khác gì “đười ươi giữ ống”. Riêng về Cty Thái Sơn - các NH nào là chủ nợ, Lao Động sẽ có loạt bài vào các số tới.
Một thực tế mà không NH nào nói ra là việc hàng loạt “sổ đỏ” đang thế chấp ở các NH, có bao nhiêu cuốn là sổ giả? Được biết, riêng một trường hợp Lê Bá Quỳ (Gia Lâm, Hà Nội) câu kết với một nhân viên hợp đồng Phòng TN-MT của huyện Gia Lâm lấy trộm gần 30 phôi “sổ đỏ” chế thành những cuốn “sổ đỏ” giả đem thế chấp NH vay gần 80 tỉ đồng.
Chỉ riêng ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã mất hơn 400 phôi “sổ đỏ”, nhưng chưa thấy công bố thu hồi được bao nhiêu. Những câu chuyện nêu trên đã góp phần tạo nên “cục nợ xấu” không thể thu hồi của NH. Thành lập Cty xử lý nợ xấu với số vốn 100.000 tỉ đồng phải chăng mục đích là hợp thức hóa các khoản nợ cho vay không đúng quy định pháp luật của các NHTM? Cty xử lý nợ 100.000 tỉ này sẽ xử lý thu hồi nợ như thế nào với những khoản nợ không còn khả năng thu hồi?
Theo Báo Laodong
(HBĐT) - Sáng 31/10, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế (KKPTKT) thành phố Hòa Bình đã tổ chức nghiệm thu mô hình nuôi hươu cái sinh sản và hươu đực lấy nhung lại CLB Khuyến nông – khuyến lâm xóm Chùa (xã Thống Nhất). Đây là một trong 08 mô hình khuyến nông – lâm – ngư nghiệp và tiểu thủ công nghiệp được Trung tâm thực hiện trong năm 2012.
(HBĐT) - Xã Cao Dương (Lương Sơn) tuy không phải xã làm điểm xây dựng mô hình NTM của huyện giai đoạn 2011-2015. Nhưng với quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân, việc xây dựng NTM ở Cao Dương bước đầu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
(HBĐT) - Trong 3 năm (2009 – 2012), Trung tâm giống cây trồng tỉnh đã tiến hành khảo nghiệm cơ bản 818 giống lúa, trong đó lúa thuần 283 giống, lúa lai 514 giống, lúa nếp 21giống; khảo nghiệm giống ngô 26 giống.
(HBĐT) - Năm 2012, huyện Kim Bôi đặt kế hoạch trồng mới 800 ha rừng. Đến hết tháng 10, toàn huyện đã trồng mới 1.673,2 ha rừng, vượt mức kế hoạch 209%. Diện tích rừng được trồng chủ yếu là rừng kinh tế, do người dân tự đầu tư kinh phí để trồng.
(HBĐT) - Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, đến hết tháng 9/2012, các KCN của tỉnh đã thu hút được 54 dự án đầu tư, gồm 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và 45 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 154 triệu USD và trên 5.000 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong 9 tháng năm 2012, Sở TNMT đã tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thu hồi đất và cho 43 tổ chức thuê đất với tổng diện tích trên 1.994 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 20 tổ chức, diện tích gần 226,5 ha; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp với tổng số giấy chứng nhận 103.624/151.082 giấy, đạt tỷ lệ 68,5%.