Nông dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) trồng bí xanh trái vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

Nông dân thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) trồng bí xanh trái vụ mang lại giá trị kinh tế cao.

(HBĐT) - Đến cuối tháng 10, tỉnh ta đã hoàn thành thu hoạch lúa mùa, riêng trong tháng 9 thu đạt hơn 7.000 ha. Với tiến độ trên đảm bảo điều kiện thuận lợi để mở rộng diện tích cây trồng vụ đông 2012 – 2013.

 

Theo đánh giá của ngành NN&PTNT, thời tiết bắt đầu để triển khai vụ đông năm nay khá thuận, vấn đề thủy lợi cũng không đáng ngại bởi những nơi có hồ, đập đã tích được lượng nước khá. Tuy nhiên, đối với phong trào sản xuất vụ đông, nhất là sản xuất rau xanh các loại còn không ít những trở ngại dù đã được bà con nông dân trong tỉnh quan tâm, đẩy mạnh. Trở ngại trước hết phải kể đến là việc thu hái (gặt thủ công) ở vụ mùa đã mất nhiều công sức từ thu, đập rồi phơi phóng phần nào ảnh hưởng tinh thần, lòng nhiệt tình tham gia sản xuất vụ đông. Kèm theo đó, chuỗi giá trị cho cây vụ đông, nhất là cây rau còn chưa rõ nét. Hiện nay, các địa phương mới tập trung cho khâu sản xuất đầu vào, trong khi đầu ra của thị trường lại bấp bênh, thiếu tính ổn định.

 

Tính đến thời điểm trung tuần tháng 10, diện tích cây vụ đông toàn tỉnh mới đạt hơn 60% với kế hoạch. Một số diện tích không đạt trong khi bắt buộc phải kết thúc trước ngày 15/10 như đậu tương 200 ha/450 ha, ngô đạt hơn 2.000 ha/4.000 ha.  Các cây khác như khoai tây mới trồng được hơn 100 ha, diện tích rau, đậu đã trồng khoảng hơn 2.000 ha/4.000 ha kế hoạch. Theo ông Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó BVTV, với diện tích cây rau vụ đông như trên có khả năng đáp ứng được khoảng 65 - 70% nhu cầu thị trường tiêu thụ của tỉnh. Tuy nhiên, do hiện nay tỉnh ta vẫn chưa có quy hoạch vùng đủ điều kiện sản xuất rau an toàn nên chuỗi giá trị cây rau vụ đông còn thấp, chưa khuyến khích được người trồng.  

 

Thực tế cho thấy, thị trường giống rau vụ đông của tỉnh trầm lắng mặc dù chủng loại lá, củ, quả không kém phần phong phú, đa dạng. Nông dân trong tỉnh thường tự để giống các loại rau cải, muống, rền, đay, ngót, ít có hộ cung cấp giống các loại rau cao cấp hơn như hành tây, cà rốt, su hào… So sánh giữa các loại rau, củ, quả mà bà con nông dân trong tỉnh để giống trồng ở vụ sau với các loại rau cao cấp, giá trị mang lại không thể sánh ngang. Trên địa bàn chưa hình thành vùng chuyên canh vụ đông rõ nét lại xuất phát từ vùng sản phẩm không ổn định, manh mún ảnh hưởng đến tính tiên tục của thị trường tiêu thụ nên thương lái tìm đến thu mua cây rau không sôi động, chủ yếu người trồng tự đi bán. Cũng theo ông Chi cục phó BVTV, vào vụ đông, ở nhiều địa phương trong tỉnh với điều kiện tự nhiên sẵn có có thể phát huy việc đưa cây trồng bản địa nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tăng giá trị sản phẩm. Một số nơi có thể hình thành vùng rau trái vụ như quả lặc lày, bí đỏ, su su, dưa chuột…

 

Việc nhân rộng các địa phương tiêu biểu trong phong trào sản xuất vụ đông cũng có ý nghĩa động viên thiết thực. Kim Bôi, Lương Sơn, Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Thủy… là những huyện có phong trào sản xuất vụ đông không kém phần sôi nổi so với những khu vực ở đồng bằng. Có thể kể đến phong trào trồng ngô, khoai vụ đông ở huyện Lạc Sơn,  trồng rau ở Kim Bôi, Lương Sơn, trồng bí xanh ở huyện Lạc Thủy, Yên Thủy. Một số vùng rau truyền thống đã hình thành và phát triển như vùng rau thương phẩm xóm Hải Sơn – Mai Hịch (Mai Châu), vùng rau Kim Lý – xã Tu Lý (Đà Bắc).  Nhằm đẩy mạnh sản xuất vụ đông, bên cạnh công tác tuyên truyền, vận động thúc đẩy, chính sách hỗ trợ chuyển đổi, trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, một số huyện, thành phố trong tỉnh đã quy hoạch vùng chuyên canh rau, vùng sản xuất rau tập trung. Cụ thể, đã quy hoạch vùng rau an toàn tại thành phố Hòa Bình, tìm hướng mở rộng hơn 30 ha rau hữu cơ tại huyện Lương Sơn, phát triển vùng su su với diện tích từ 250 – 300 ha tại huyện Mai Châu và Tân Lạc. Tại huyện Yên Thủy cũng có chính sách cụ thể phát triển cây bí xanh, hình thức thu mua theo hợp đồng đi kèm là giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất, đăng ký chất lượng sản phẩm.

                                                                        

                                                                   

 

                                                               Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Diện tích ngô nếp vụ đông trong mô hình đang được hộ dân xóm Khì, xã Mãn Đức tăng cường chăm sóc.
Các vườn ươm trên địa bàn tỉnh mỗi năm cung ứng từ 8-10 triệu cây giống lâm nghiệp phục vụ công tác trồng rừng. Ảnh: Cán bộ kỹ thuật BQLDA phát triển lâm nghiệp tỉnh kiểm tra chất lượng cây giống tại vườn ươm xã Độc Lập (Kỳ Sơn).
Không có hình ảnh

KCN Bờ trái sông Đà: Lấp đầy 54% diện tích đất thương phẩm

(HBĐT) - Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, đến nay, KCN Bờ trái sông Đà (TPHB) đạt tỷ lệ lấp đầy là 54% diện tích đất thương phẩm, thu hút được 18 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký là 16 triệu USD và 482,4 tỷ đồng.

Ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 30,28% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp

(HBĐT) - Thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi, thời gian qua, các chương trình, dự án như 135, giảm nghèo, KN-KN... đã hỗ trợ đưa nhiều giống mới tiến bộ vào sản xuất như giống bò lai sind hướng thịt chất lượng cao; giống lợn hướng nạc Yorkshie, Landrad; giống dê bách thảo, dê Bore, Sanem; gà lương phượng, tam hoàng; vịt CV super M, vịt Khaki campell...

5 năm, toàn tỉnh tạo việc làm cho 28.166 lao động nữ

(HBĐT) - Theo báo cáo tổng kết tình hình 5 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới (2007- 2012) của Sở LĐ-TB&XH, trong lĩnh vực kinh tế, lao động, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 8 vạn lao động, trong đó số lao động nữ được tạo việc làm là 28.166 người, chiếm 35,2%.

Đánh giá cao hiệu quả công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng

(HBĐT) - Tỉnh ta vừa kết thúc thắng lợi sản xuất vụ mùa, hè thu. Nhìn lại diễn biến của vụ sản xuất quan trọng này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hoàng Văn Tứ nhấn mạnh: Nông dân trong tỉnh đã bảo toàn được thành quả lao động trước những yếu tố khách quan gây nhiều bất lợi như thời tiết xấu, sâu bệnh hại… Có thể nói, cùng với nỗ lực tự thân của người nông dân, sự vào cuộc tích cực, kịp thời, hiệu quả của các lực lượng chuyên ngành đã đẩy lùi được những nguy cơ, tạo nên một vụ sản xuất thành công trên nhiều phương diện.

TP Hoà Bình hỗ trợ các xã làm hơn 9km đường bê tông xi măng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng Quản lý đô thị (TP Hoà Bình), năm 2012, qua khảo sát thực tế các xã, phường trên địa bàn TPHB khối lượng đường GTNT cần cứng hoá là 12.076m. UBND TP đã hỗ trợ cát, sỏi xi măng để làm 9.443m đường giao thông bằng bê tông xi măng cho các xã.

Cao Phong bàn giao và khởi công 27 công trình vốn 135

(HBĐT) - Thực hiện chương trình 135 giai đoạn 2, huyện Cao Phong có 2 xã (Yên Thượng, Yên Lập) và 14 xóm thuộc các xã Tây Phong, Nam Phong, Bắc Phong, Bình Thanh được đầu tư hạ tầng cơ sở. Từ nguồn vốn 4,6 tỷ đồng chuyển tiếp năm 2011 và vốn năm 2012, huyện đã triển khai 27 công trình thuộc danh mục, trị giá đầu tư từ 200 – 600 triệu đồng/công trình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục