Lực lượng thú y huyện Cao Phong kiểm soát việc chấp hành vệ sinh thú y tại bàn thịt (tại chợ Dũng Phong).
(HBĐT) - Những năm gần đây, công tác quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm đã được các cấp, ngành liên quan quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do việc quy hoạch xây dựng cơ sở giết mổ tập trung vẫn chưa được triển khai dẫn đến tình trạng giết mổ tự do tại các hộ gia đình là chủ yếu. Ở một vài địa phương đã hình thành các điểm giết mổ nhưng hầu hết các điểm giết mổ này được thực hiện bằng phương thức thủ công, xen lẫn KDC. Không ít điểm còn giết mổ tùy tiện làm ô nhiễm môi trường, không đảm bảo vệ sinh thú y gây bức xúc trong nhân dân, dễ dẫn đến nguy cơ lây truyền các loại dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển đàn gia súc, gia cầm và công tác VSATTP.
Ước mỗi ngày đêm, tổng số lợn giết mổ ở 11 huyện, thành phố khoảng 1.300 con, tương đương với 104 tấn. Lượng trâu, bò được đem giết mổ khoảng 25 con/ngày đêm, tương đương 7,5 tấn. Riêng về giết mổ gia cầm trên địa bàn tỉnh không thể thống kê, kiểm soát được. Đối với sản phẩm lưu thông trên thị trường, mạng lưới thú y đã thực hiện kiểm soát được 90%. Theo ông Phạm Vinh Xương – Phó Chi cục Thú y tỉnh, hiện trạng công tác quản lý giết mổ của tỉnh đang theo biện pháp quản lý “phần ngọn”, chưa quản lý “phần gốc” do mới có 1 cơ sở giết mổ tập trung, bình quân 80 con lợn/ngày đêm, chiếm 16% tổng số lợn giết mổ trong tỉnh. Số còn lại, các hộ kinh doanh giết mổ rải rác trong các KDC nên chỉ có thể thực hiện sau khi các hộ mang sản phẩm ra thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy nên không thể kiểm tra trước, trong quá trình giết mổ. Bằng nhiều nỗ lực, hệ thống thú y huyện, xã đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương kiểm soát các sản phẩm lưu thông trên thị trường tại các chợ, kể cả chợ phiên, chợ trong thôn, bản.
Thành phố Hòa Bình hiện có 1 lò giết mổ với quy mô 250 – 300 con lợn/ngày đêm được đầu tư xây dựng khá hiện đại, đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh thú y trong giết mổ, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải, chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường. Nhưng, từ sau đi vào hoạt động đến nay, lò giết mổ vẫn chưa thu hút hết số hộ giết mổ trên địa bàn thành phố vào lò. Ông Lê Văn Phong – Trưởng Trạm Thú y thành phố cho là do ý thức chấp hành pháp luật của các hộ giết mổ trong khu vực chưa cao, một số hộ kinh doanh giết mổ chống đối, không chấp hành việc đưa gia súc vào lò. Thời gian qua, thành phố đã có các văn bản chỉ đạo, quyết định thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định của Nhà nước trong kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm, buôn bán thịt và các sản phẩm gia súc, gia cầm nhằm đưa toàn bộ số hộ giết mổ trên địa bàn vào khu vực giết mổ có sự quản lý của Nhà nước. Từ việc không chấp hành của một số hộ kinh doanh giết mổ tại phường Chăm Mát, Thái Bình khiến cho việc quản lý giết mổ càng khó khăn hơn.
Mới đây, BCĐ phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm tỉnh đã họp, bàn giải pháp tăng cường quản lý giết mổ, vận chuyển, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm. Các ngành, đơn vị liên quan đã tập trung thảo luận, đưa ra một số giải pháp cụ thể. Các ngành, đơn vị cũng thống nhất cho rằng thời gian tới cần quy hoạch sắp xếp các hộ kinh doanh bán thịt, sản phẩm gia súc, gia cầm tách biệt với mặt hàng khác và có sự kiểm soát của cơ quan thú y. Trước mắt, do chưa có lò giết mổ tập trung, UBND các xã, thị trấn quản lý chặt các hộ giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo vệ sinh môi trường. Tạo điều kiện thuận lợi để chủ đầu tư được tiếp cận và vay các nguồn vốn với chính sách ưu đãi nhất, có chính sách hỗ trợ lãi suất về vay vốn tín dụng trong một thời gian để các lò giết mổ khi đi vào vận hành giảm bớt khó khăn ban đầu. Duy trì kiểm tra, kiểm soát thường xuyên của chính quyền và cơ quan chức năng tại các chợ. Hình thành vùng chăn nuôi tập trung quy mô an toàn dịch bệnh cung cấp cho các cơ sở giết mổ tập trung, tiến tới nâng cấp các cơ sở giết mổ hoạt động tốt phục vụ cho tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, để công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ được quản lý chặt chẽ, cần sớm hoàn thành việc lập quy hoạch, xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung đảm bảo định hướng lâu dài, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh cho người và động vật.
Bùi Minh
(HBĐT) - Đây là số tiền dành cho công tác quản lý giao thông trên địa bàn tỉnh ta năm 2012, trong đó 23.119 triệu đồng sửa chữa thường xuyên và 39.110 triệu đồng sửa chữa định kỳ đường giao thông.
(HBĐT) - Từ năm 2008 đến nay, huyện Cao Phong đã có 2.188 hộ nghèo, bao gồm 1.068 hộ đồng bào dân tộc thiểu số, 1.120 hộ thuộc vùng khó khăn được hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
(HBĐT) - Theo đánh giá của Cục Thuế tỉnh, trong 10 tháng qua, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động đã ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu kinh tế của tỉnh đề ra. Cụ thể, tính đến tháng 10/2012, thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh ước thực hiện 1.300 tỷ đồng, đạt 82% dự toán Chính phủ giao và đạt 72% Nghị quyết HĐND tỉnh, bằng 115% so với cùng kỳ. Báo cáo của UBND tỉnh 10 tháng năm 2012 cho thấy, mặc dù kinh tế tăng trưởng ở mức 8,8%, song, đây được coi là mức tăng trưởng thấp nhất
(HBĐT) - Vừa qua, Sở KH&ĐT đã thành lập đoàn kiểm tra do đồng chí Phó Giám đốc Sở KH&ĐT làm trưởng đoàn, tiến hành kiểm tra tổng thể đầu tư giai đoạn 2010 – 2011 tại các huyện Tân Lạc, Kim Bôi và Lạc Thủy. Đây là hoạt động thực hiện chương trình, nhiệm vụ công tác thanh tra, kiểm tra năm 2012 của Sở KH&ĐT, căn cứ Nghị định số 113 ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.
(HBĐT) - Công ty TNHH xây dựng và kinh doanh thương mại Văn Trung có trụ sở tại phường Tân Thịnh- TP Hoà Bình. Nếu chỉ biết về công ty này với những thông tin như: có nguồn vốn hơn 2 tỷ đồng, doanh thu hàng năm trên 10 tỷ, giải quyết việc làm thường xuyên cho 80 lao động địa phương với mức lương từ 3- 4 triệu đồng/tháng... có lẽ ít ai nghĩ rằng ông chủ của doanh nghiệp này- anh Ngô Văn Trung mới chỉ trong độ tuổi 30.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, cùng với nhiều chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn huyện, chương trình mục tiêu quốc gia về xoá đói, giảm nghèo với nhiều hợp phần đầu tư về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển kinh tế đã mở ra nhiều triển vọng tốt đẹp cho người dân nơi đây.