Giải quyết hàng tồn kho cho DN góp phần tăng thu NSNN. Trong Ảnh: Từ đầu năm đến nay, Công ty CP Gạch ngói Quỳnh Lâm cùng nhiều DN khác gặp khó khăn cho đầu ra sản phẩm.
(HBĐT) - Theo đánh giá của Cục Thuế tỉnh, trong 10 tháng qua, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động đã ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ tiêu kinh tế của tỉnh đề ra. Cụ thể, tính đến tháng 10/2012, thu NSNN trên địa bàn toàn tỉnh ước thực hiện 1.300 tỷ đồng, đạt 82% dự toán Chính phủ giao và đạt 72% Nghị quyết HĐND tỉnh, bằng 115% so với cùng kỳ. Báo cáo của UBND tỉnh 10 tháng năm 2012 cho thấy, mặc dù kinh tế tăng trưởng ở mức 8,8%, song, đây được coi là mức tăng trưởng thấp nhất
Trong vòng 3 năm qua đối với tỉnh ta. Trên thực tế, trái với quy luật của thị trường SX-KD, những tháng cuối năm 2012, hoạt động của các DN trên địa bàn gặp quá nhiều khó khăn. Nhiều DN còn đi xuống do sức mua của thị trường giảm, hàng tồn khá lớn. Tình cảnh này hầu hết đều tập trung và các DN nhỏ và vừa, trong đó, hoạt động ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, chăn nuôi, xây dựng và những DN bất động sản là những DN trên địa bàn chịu tác động tiêu cực nhất.
Đối với tỉnh ta, số lượng các DN tập trung vào huyện Lương Sơn và TPHB nhiều nhất, khoảng trên dưới 800 DN. Việc thu ngân sách cũng phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động của các DN trên địa bàn 2 địa phương này. Tuy nhiên, tính đến cuối tháng 10/2012, đối với huyện Lương Sơn, thu ngân sách mới đạt 43% dự toán, so với cùng kỳ mới bằng 49%; trừ tiền thu sử dụng đất, các khoản thu từ thuế, phí đạt 35% dự toán, khu vực CTN - NQD đạt 32% dự toán, tức mới đạt 25 tỷ đồng/79 tỷ đồng.
Theo UBND huyện Lương Sơn, các khoản thu trước đây từ DN sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông sản là chủ yêú. Nhưng từ đầu năm đến nay, hầu hết các DN vật liệu xây dựng đều ngưng hoạt động do không tìm được đầu ra. Các DN chế biến nông sản một vài năm kinh doanh được nhưng do đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nhiều, đến nay cũng trong tình cảnh gặp khó.
Đối với địa bàn TPHB, mặc dù Chi cục thuế cũng đã có nhiều biện pháp thúc đẩy nguồn thu nhưng tính đến tháng 10/2012 cũng chỉ đạt khoảng 63% dự toán, so cùng kỳ mới bằng 92%; trừ tiền thu sử dụng đất, các khoản thu từ thuế, phí đạt 63%, khu vực CTN-NQD đạt 62%, được 46 tỷ đồng/ 74 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu các DN xây lắp không có việc làm, dẫn đến nguồn thu ngân sách đạt thấp. Hơn nữa, nhiều sản phẩm, hàng hoá tồn kho nhiều do không tiêu thụ chậm cũng dẫn đến nguồn thu ngân sách đạt thấp.
Trước tình hình kinh tế gặp khó khăn, theo nhận định của các ngành chức năng, ước thực hiện thu ngân sách trong năm 2012 của tỉnh đạt khoảng 1.728 tỷ đồng. Trong đó, thu cân đối trong ngân sách khoảng 1.578 tỷ đồng, thấp hơn số đã đánh giá so với tháng 9/2012 khoảng 8 tỷ đồng so với dự toán Chính phủ giao và 80 tỷ đồng so với Nghị quyết HĐND tỉnh giao.
Tuy nhiên, trong cuộc họp của UBND tỉnh với các ngành chức năng cùng các địa phương mới đây, mục tiêu đề ra của tỉnh phấn đấu đạt 100% dự toán HĐND giao. Bởi vậy, một trong những giải pháp được ưu tiên hàng đầu nhằm đảm bảo cho nguồn thu ngân sách đề ra chính là việc hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khối DN, thúc đẩy SX-KD. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đề nghị các sở, ngành, địa phương thực hiện có hiệu quả các giải pháp thiết thực, phù hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho DN.
Cụ thể, tập trung hỗ trợ cho khối DN về nguồn vốn, nhân lực, môi trường sản xuất, đầu tư, thị trường tiêu thụ; thực hiện các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển SXNN, đầu tư xây dựng NTM; ưu tiên khuyến khích phát triển sản xuất đối với lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế trong các lĩnh vực công nghiệp, du lịch và dịch vụ... Ngoài ra, các ngành chức năng tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, tiếp tục có giải pháp hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm, giảm hàng tồn kho, đổi mới hệ thống thu mua, tiêu thụ, đưa hàng hoá về nông thôn. Mặt khác, các DN cũng cần chủ động tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng nhằm giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả SX-KD.
Trong lúc kinh tế khó khăn với sự chỉ đạo quyết liệt từ UBND tỉnh cùng với sự vào cuộc khẩn trương của các ngành chức năng nhằm thực hiện đồng bộ các giải pháp đã đề ra là tín hiệu đáng mừng đối với nhiều DN. Song, do nền kinh tế cả nước nói chung như hiện nay, việc các DN có vượt được khó khăn hay không còn phụ thuộc phần nhiều vào kinh tế vĩ mô. Dẫu vậy, khối DN cũng đang kỳ vọng những việc làm cụ thể của các cấp, ngành, địa phương sẽ là động lực cho DN vượt qua khó khăn, từng bước đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Hồng Trung
(HBĐT) - Trên địa bàn tỉnh hiện có tổng số 19 doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh vận tải khách bằng xe ô tô; trong đó có 7 doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách bằng xe taxi, 7 doanh nghiệp và 5 hợp tác xã đăng ký kinh doanh vận tải khách tuyến cố định, vận tải khách theo hợp đồng và vận tải khách công cộng bằng xe buýt; 34 hộ đăng ký kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng. Đến nay, các đơn vị kinh doanh vận tải đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo đúng lộ trình quy định.
(HBĐT) - Trong quý III năm 2012, hoạt động tăng cường năng lực thuộc dự án Giảm nghèo, giai đoạn 2 của tỉnh được thực hiện khá hiệu quả.
(HBĐT) - Ngày 20/11, tại xóm Bún, xã Yên Mông (TPHB), phòng Kinh tế - UBND thành phố Hòa Bình đã phát động Chiến dịch toàn dân làm thủy lợi đợt II năm 2012. Hơn 60 hộ dân trong xóm Bún đã đồng loạt tham gia, đóng góp ngày công thực hiện chiến dịch.
(HBĐT) - Sáng 20/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị giao ban đánh giá tình hình thực hiện các dự án ODA năm 2012 trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Tính đến đầu tháng 10/ 2012, Sở Xây dựng đã thẩm định tổng số 22 hồ sơ, trong đó, có 4 hồ sơ thiết kế cơ sở và 18 hồ sơ tham gia ý kiến báo cáo kinh tế kỹ thuật và thiết kế cơ sở.
(HBĐT) - Theo sở Công thương: Các ngành, nghề được hưởng chính sách khuyến công gồm: