Hai năm gần đây, vườn bưởi của gia đình cụ Trần Đức Trình (thôn Đồng Tiến, Đông Lai) cho nguồn thu từ 270-300 triệu đồng/năm.
(HBĐT) - Bấy lâu nay, không mấy người biết ở thôn Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) vẫn có bưởi Đoan Hùng đang được khách hàng Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng ưa chuộng. Câu chuyện bưởi được nhân giống từ cây bưởi cổ thụ của gia đình cụ Năm, lấy giống ở tỉnh khác về trồng cách đây hơn 20 năm (nay giao cho cháu là Bùi Văn Ngảy - Nguyễn Thị Khánh chăm sóc).
Từ cây này, bắt đầu chỉ là mấy cành chiết, ghép trồng ở vườn nhằm cải tạo vườn tạp, rồi vườn bưởi của gia đình bác Ngảy, Khánh phát triển với số lượng khoảng 250 cây. Khi được ăn nếm những quả bưởi đầu tiên, gia đình đã thấy màu sắc, vị của tép bưởi không giống với bưởi địa phương và thấy ngon, hấp dẫn bởi vị ngọt, thanh. Qua thẩm định của một số người, đây là bưởi có gốc giống bưởi Đoan Hùng. Từ việc “trồng chơi” ban đầu, vườn bưởi đã cho gia đình khoản thu đáng kể. Năm 2011, gia đình bác Ngảy thu được gần 300 triệu đồng. Riêng cây bưởi cổ, cho thu 17 triệu đồng.
Từ vườn bưởi bác Ngảy, nhiều năm qua, hàng chục gia đình khác trong xóm cũng đầu tư, thâm canh cây bưởi. Bưởi trồng được không phải lo đầu ra bởi các thương lái (từng trước đây vào mua mía tím), nay là khách hàng tiềm năng của giống cây này. Hiện nay, trong số 70 hộ của thôn có 90% số hộ trồng bưởi (nhà ít nhất cũng từ 50-60 cây). Trưởng thôn Lê Đức Cảnh cho biết: Năm 2011, riêng tiền từ bán bưởi đã mang về Đồng Tiến tới 2 tỷ đồng (chưa kể nguồn thu nhập từ mía, chăn nuôi). Năm 2012, tính sơ sơ, nếu hết vụ cũng được khoảng 2,7 tỷ đồng. Gia đình cụ Trần Đức Trình, người có nhiều trang trại bưởi đầu bảng ở xóm. Cụ trồng bưởi từ đầu những năm 2000, nhưng điểm mạnh của gia đình chính là có kỹ thuật thâm canh trồng trọt. Qua tìm hiểu trên sách, báo cùng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, gia đình thấy rằng, thổ nhưỡng ở thôn Đồng Tiến hợp với giống bưởi này. Vấn đề tiếp theo là chăm sóc, trồng tỉa, trồng xen cây gì để nâng cây bưởi lên, quả có mẫu mã, chất lượng. Mới đầu, gia đình chỉ trồng 50 cây, nay tăng lên 210 cây (1,3 ha). 3 con trai của cụ thấy được hướng mở từ cây bưởi cũng đầu tư, mở rộng diện tích. Riêng con trai út còn mang giống bưởi này lên trồng ở xã Mãn Đức và thấy rằng cũng đang có nhiều triển vọng (gần 3 ha bưởi). Năm 2010, gia đình cụ Trình thu được chừng 80 triệu đồng, năm 2011 đã có được 270 triệu đồng từ cây bưởi. Nhiều cây bưởi trong vườn nhà cụ cho tới 8 triệu đồng/cây. Cụ cho rằng, tuy đầu tư mỗi năm cho vườn bưởi chỉ khoảng 10 triệu đồng nhưng việc chăm tỉa cho cây trong các thời kỳ phát triển lại hết sức quan trọng, dù không cần quá nhiều công sức. Có lẽ vậy mà quả bưởi nhà cụ Trình đẹp về mẫu mã và có vị ngon, giòn, ngọt, thanh hơn các vườn bưởi khác. Mùa bưởi năm nay, nhà cụ đang dẫn đầu xóm về mức tổng thu từ bưởi (khoảng trên 300 triệu đồng). Nhiều hộ khác ở Đồng Tiến tiếp tục có nguồn thu đáng kể từ bưởi như gia đình anh Bùi Tiến Hiệp, Lương Bá Long (70 triệu đồng/năm), gia đình anh Lương Bá Cường (150 triệu đồng)...
Cây bưởi đã trở thành cây trồng hàng hoá và đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ dân ở Đồng Tiến. Cũng vì thế, năm 2011, số hộ nghèo của xóm còn 15 hộ và năm 2012 đã giảm xuống còn 12 hộ. Khả năng thôn Đồng Tiến giảm cơ bản hộ nghèo đang đến gần, nếu như cây bưởi được nhân rộng lâu dài. Thấy được hiệu quả từ cây bưởi ở Đồng Tiến, nhiều xóm khác ở xã Đông Lai đang đầu tư, mở mang, trồng mới tới hàng chục ha.
Bùi Huy
(HBĐT) - Theo cơ quan chức năng, do tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh gặp khó khăn, năm 2012, thu điều tiết cân đối ngân sách cấp huyện, xã thực hiện là 310 tỷ đồng, đạt 75% dự toán, số hụt thu tuyệt đối là 106 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo kết quả điều tra, tổng hợp hộ nghèo năm 2011, toàn tỉnh có 50.770 hộ nghèo, chiếm 26,09% tổng số hộ và 30.938 hộ cận nghèo, chiếm 15,9% tổng số hộ.
(HBĐT) - Ngày 26/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị góp ý kiến vào dự thảo Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2030. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là thanh niên vùng bị thu hồi đất, trong những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã nỗ lực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho đối tượng này gắn với các chương trình mục tiêu quốc gia.
(HBĐT) - Hội phụ nữ xã Bình Sơn (Kim Bôi) hiện có 415 hội viên, sinh hoạt ở 4 chi hội. Trong đó có tới gần 40% hội viên thuộc diện hộ nghèo (tiêu chí mới). Chị Bùi Thị Nhung, Chủ tịch HPN xã cho biết: đối với các hộ hội viên phụ nữ trong xã, kinh tế khó khăn chủ yếu do thiếu vốn và kỹ thuật SX.
(HBĐT) - Ngày 23/11, huyện Tân Lạc đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông 2012 – 2013. Vụ đông năm 2012, do ảnh hưởng thời vụ vụ đông xuân 2011 – 2012, hầu hết diện tích lúa mùa của huyện cấy vào chính vụ và mùa muộn nên việc tổ chức sản xuất gặp khó khăn. Kết quả thực hiện của vụ không cao, không có diện tích trồng ngô, đậu tương trên đất 2 vụ lúa. Thời vụ gieo trồng tính đến ngày 15/11 mới trồng đạt 72% diện tích theo kế hoạch, bao gồm 85 ha ngô, 50,1 ha khoai lang, 188,6 ha rau các loại.