Người dân xã Thung Khe (Mai Châu) được Dự án giảm nghèo giai đoạn II đầu tư phát triển các các loại giống cây trồng cho năng xuất cao.
(HBĐT) - Dự án giảm nghèo giai đoạn II, đã triển khai từ một vài năm đến nay trên địa bàn huyện Mai Châu đã góp phần vào thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện. Đặc biệt tại các xã vùng sâu, xa, người dân đã được hưởng nhiều từ những lợi ích của dự án giảm nghèo. Tuy nhiên, để đảm bảo tiến độ đề ra, huyện Mai Châu cần hỗ trợ của BQL tỉnh về đầu tư trang thiết bị, tập huấn cho đội ngũ cán bộ thường xuyên.
Xã Bao La là một trong những điển hình cho việc đầu tư hiệu quả các dự án giảm nghèo tại của huyện Mai Châu. Ngay tại trung tâm xã, hệ thống nước sinh hoạt của dự án giảm nghèo mới được đầu tư. Hàng chục hộ dân tiếp giáp với trung tâm xã biết bao năm vất vả với cảnh gùi nước xa hàng cây số giờ chỉ còn là ký ức. Ngoài ra, đường giao thông liên xóm của dự án án giảm nghèo cùng với nhiều dự án khác cứng hoá tạo điều kiện cho đời sống người dân từng bước đổi thay. Theo ông, Hà Công Hoàn, Chủ tịch UBND xã Bao La, Dự án giảm nghèo giai đoạn II đã góp phần đáng kể thay đổi bộ mặt nông thôn trong xã. Đặc biệt là các công trình về nước sinh hoạt tự chảy và hệ thống giao thông nông thôn.
Không riêng tại xã Bao La, trên địa bàn toàn huyện, Dự án giảm nghèo giai đoạn II được tổ chức triển khai trên địa bàn 7 xã khác, bao gồm: xã Hang Kia, Pà Cò, Tân Dân, Noong Luông, Ba Khan, Cun Pheo, Thung Khe. Trong đó có 6 xã đã được tham gia Dự án giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn I và 2 xã mới được tham gia và Dự án giai đoạn II là xã Thung Khe và
Với quyết tâm thực hiện hiệu quả các dự án, ngay sau khi kế hoạch đấu thầu các hợp phần của dự án được phê duyệt, Ban Quản lý dự án (QLDA) huyện đã triển khai các bước thực hiện các tiểu dự án theo kế hoạch. Đến thời điểm này, các hợp phần của dự án đã được triển khai theo kế hoạch được duyệt. Đến nay, tổng vốn đã giải ngân đạt gần 8,4 tỷ. Trong đó, hợp phần 1 trên 2,9 triệu đồng; hợp phần 2 trên 3,9 đồng và hợp phần 4 gần 1,6 tỷ đồng. Các dự án được đầu tư bao gồm: cứng hoá đường GTNT, kênh mương, chăn nuôi và trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao…
Riêng từ đầu năm đến nay, Ban QLDA huyện Mai Châu giải ngân được các dự án được trên 3.6 tỷ đồng thuộc kế hoạch 2012, trong đó vốn đối ứng trên 289 triệu đồng, vốn WB gần 3.4 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai thực hiện Ban QLDA huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc các Ban phát triển xã, cử cán bộ Ban QLDA huyện phối hợp cùng cán bộ CFs các xã hướng dẫn, kiểm tra tình hình triển khai dự án của các Ban phát triển xã đảm bảo đúng trình tự thủ tục quy định.
Theo anh Hà Công Đức, cán bộ thiết kế Dự án giảm nghèo giai đoạn II huyện Mai Châu: Từ khi triển khai dự án, mọi hoạt động của dự án đều có sự tham gia của người dân và cộng đồng, đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết của người dân và được người dân nhiệt tình hưởng ứng.
Cho đến nay, Ban QLDA Giảm nghèo, giai đoạn II huyện Mai Châu đã quyết toán các tiểu dự án (TDA) thuộc kế hoạch 18 tháng và đôn đốc các xã hoàn thành việc quyết toán các TDA. Đồng thời, chi trả lương đầy đủ cho cán bộ ban quản lý, cán bộ CFs, phụ cấp của Ban phát triển xã; tổ chức chỉ đạo các Ban phát triển xã tổ chức triển khai tốt các TDA đảm bảo tiến độ.
Tuy nhiên, theo BQL dự án giảm nghèo huyện Mai Châu, quá trình triển khai một số TDA không tránh khỏi khó khăn. Cụ thể như: trình độ của người dân còn hạn chế, các danh mục mà người dân đề xuất không đúng theo mục tiêu của dự án nên rất khó khăn cho cán bộ hướng dẫn viên cộng đồng trong việc lập kế hoạch và triển khai công việc.
Hiện nay, các hợp phần nằm trong dự án giảm nghèo, giai đoạn II, huyện Mai Châu mới thực hiện giải ngân được khoảng 30% kinh phí theo kế hoạch. Một trong những vấn đề cần thiết hiện nay là cần có những lớp tập huấn, hội thảo về công tác triển khai các hoạt động của các dự án nhất là tập huấn nhắc lại cho thành viên Ban phát triển xã một cách thường xuyên. Có đựơc như vậy, các Dự án giảm nghèo đầu tư trên địa bàn huyện Mai Châu mới triển khai đúng tiến độ, đảm bảo yêu cầu cần thiết đề ra. Qua đó, hỗ trợ kịp thời khó khăn của nhân dân và đảm bảo mục đích của các dự án, góp phần thúc đẩy đời sống của người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
H.T
(HBĐT) - Năm 2012, vốn đầu tư ngân sách là 1.781 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh 488 tỷ đồng, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 596 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ 483 tỷ đồng, vốn chương tình mục tiêu quốc gia 129 tỷ đồng vốn vượt thu ngân sách T.Ư 85 tỷ đồng…
(HBĐT) - Ngày 28/11, UBND huyện Lạc Thủy đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông - xuân 2012 – 2013.
(HBĐT) - Đã hơn 70 tuổi nhưng Bùi Minh Điếm ở xóm Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong) vẫn còn nhanh nhẹn dẫn chúng tôi đi thăm mảnh vườn nhà ông với hàng trăm cây lát sum xuê. Mặc dù đã rời ngũ nhiều năm nhưng khi về địa phương ông tích cực tham gia mô hình phát triển kinh tế của địa phương và trong cuộc sống ông vẫn giữ được phẩm chất là một người lính Cụ Hồ.
(HBĐT) - Theo giám đốc Sở LĐTB&XH Nguyễn Trung Dũng, tính đến hết tháng 10/2012, tỉnh ta đã tạo việc làm mới cho trên 16.000 lao động, dự tính đến hết năm sẽ hoàn thành chỉ tiêu tạo việc làm mới cho 16.500 lao động.
(HBĐT) - Cây đặc sản cam Cao Phong đang ở chính vụ thu hoạch năm 2012. Hộ trồng trên địa bàn thị trấn Cao Phong và các xã Tân Phong, Bắc Phong, Tây Phong, Dũng Phong phấn khởi nhờ giá cả và sản lượng vụ này đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, giá bán tại vườn đối với một số giống cam chủ lực là cam Xã Đoài có giá 17,5 triệu đồng/tấn, cam Canh dao động 40 – 45 triệu đồng/tấn. Sản lượng cam toàn huyện ước đạt 11.000 tấn, doanh thu trên 100 tỷ đồng.
(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương, tham gia hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến nay, toàn ngành ngân hàng Hòa Bình đã tham gia thực hiện các chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền khoảng trên 12 tỷ đồng.