Người dân xã Phú Cường (Tân Lạc) có điều kiện phát triển KT – XH hơn nhờ GTNT được đầu tư nâng cấp.

Người dân xã Phú Cường (Tân Lạc) có điều kiện phát triển KT – XH hơn nhờ GTNT được đầu tư nâng cấp.

(HBĐT) - Đề án cứng hoá GTNT của tỉnh ta được triển khai từ trong nhiều năm qua được đánh giá đạt được nhiều hiêu quả tích cực trong việc huy động sức dân. Cùng với đó, các dự án lồng ghép cứng hoá GTNT đã khơi rộng phong trào trên toàn tỉnh tới tận các thôn, xóm trên khắp địa bàn trong tỉnh, từng bước đưa bộ mặt nông thôn thay đổi một cách rõ rệt.

 

Đứng trên con đường bê tông dài hàng trăm mét trong tâm xóm Vó, xã Phú Cường (Tân Lạc) nhìn cảnh bà con hồ hởi kéo xe bò trở đầy cây đậu tương ngoài ruộng về một cách nhẹ nhàng, anh Bùi Văn Khải Chủ tịch xã cho biết, con đường này từ dài hơn 200 mét. Trước đây, mỗi khi trời ẩm ướt là như thách đố với con ngươì. Nhất là những lúc đến mùa vụ, người dân thu hoạch ngô, khoai…con đường dường như là trở ngại lớn nhất đối với người dân nơi đây. Nhưng những khó khăn về con đường giờ đã qua với người dân xóm Vó. Trục đường này đã được Nhà nước đầu tư bê tông hoá, cùng đó là đóng góp công sức của người dân đã được hoàn thành đúng tiến độ.

 

Hơn ai hết, chính những người dân vùng khó khăn mới thấu hiểu giá trị của việc cứng hoá GTNT đem lại. Cũng theo anh Khải, dù khó khăn nhưng với người dân vùng núi cao như Phú Cường, nếu được Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư xi măng, bà con trong xã sẽ hưởng ứng nhiệt tình, sẵn sàng bỏ công, bỏ sức để cứng hoá hết đường GTNT trong các ngõ xóm.

 

Nhờ phát huy sức dân trong cứng hoá GTNT, 2011 huyện Mai Châu năm đã làm bê tông hoá được 11 km đường giao thông. Chưa tính các dự án lồng ghép, từ năm 2004 đến nay, riêng thực hiện đầu tư trong đề án cứng hoá GTNT của tỉnh cũng đạt trên 100km.

 

Vùng cao là vậy, còn đến với Lạc Thuỷ một huyện nằm liền kề với miền xuôi, kinh tế được cho khá hơn so với các huyện vùng cao. Người dân Lạc Thuỷ đâu đâu cũng hưởng ứng nhiệt tình với công tác GTNT. Theo lãnh đạo phòng KT – HT huyện, từ năm 2004 đến nay, thực hiện đề án cứng hoá GTNT, toàn huyện đã đầu tư bê tông hoá được 95km đường GTNT. Trong đó, riêng năm 2012, Lạc Thuỷ đựơc tỉnh giao kế họach hỗ trợ xi măng làm mặt đường GTNT cho huyện được 12 km, phân bổ chỉ tiêu cho 12 xã, thị trấn, đến nay đã hoàn thành kế hoạch đề ra. Điều đáng nói, trong khi tổng kinh phí thực hiện đề án cứng hoá GTNT của Lạc Thuỷ trong năm 2012 trên 8,6 tỷ đồng, trong đó, tỉnh hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, nhân dân đóng góp trên 5,6 tỷ đồng.

 

Không những vậy, trong quá trình tiển khai cứng hoá đường GTNT tại huyện Lạc Thuỷ, nhiều hộ gia đình đã tình nguyện hiến đất ở và đất vườn tạo điều kiện cho thi công đường GTNT. Điển hình như hộ gia đình ông Bùi Huy Mao, thôn Rộc Trụ 2, xã Khoan Dụ, trong năm 2012 đã tình nguyện hiến 250m2 đất thổ cư và 30 công đóng góp với thôn để làm đường GTNT. Nhờ vậy, công trình cứng hoá GTNT đảm bảo đúng quy mô, đảm bảo về mỹ thuật, kỹ thuật và chất lượng công trình.

 

Thống kê của Sở GTNT, từ năm 2004 khi thực hiện đề án cứng hoá GTNT đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện bê tông hoá được 1.180 km, đạt 87,4%, bình quân mỗi năm, kinh phí đầu tư của nhà nước và đóng góp của nhân dân lên đên vài trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, với các dự án lồng ghép đã được đầu tư, số km đường đã được bê tông hoá và nhựa hoá trên toàn tỉnh đạt khoảng trên 1.300km, tương đương với kế hoạch của đề án cứng hoá GTNT trên toàn tỉnh đã đề ra.

 

Trên phạm vi cả tỉnh, hệ thống đường GTNT nội xã có khoảng gần 1.800 km đường đất, cấp phối. Điều này vẫn còn là khó khăn nhất định cho phát triển KT-XH tại các địa phương, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Đặc biệt, trong hoàn cảnh hiện nay, theo tiêu chí NTM, mặt đường cứng hoá mở rộng hơn so với trước đây, đạt từ 3 – 3,5m. Ngoài ra, một số tuyến đường quá dài, trong khi đó, tỷ lệ người dân sinh sống thưa thớt, nếu đóng góp nhiều cũng gây ra khó khăn cho người dân.

 

Để từng bước khắc phục và đảm bảo đầu tư hạ tầng GTNT hiệu quả, vai trò lồng ghép các dự án là hết sức quan trọng. Ngoài ra, việc huy động sức dân cùng với động viên nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia hiến đất, ứng mặt bằng là những yếu tố hết sức cần thiết cho công cuộc phát triển hạ tầng GTNT lâu dài trên địa bàn cả tỉnh. 

 

 

 

                                                                                    H.T   

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) chăm sóc, thu hoạch diện tích cây rau vụ đông.
Ngoài tham gia công tác xã hội, đoàn thể ở xã ông Bùi Minh Điếm là một người làm kinh tế giỏi.

Tạo việc làm mới cho 1,6 vạn lao động

(HBĐT) - Theo giám đốc Sở LĐTB&XH Nguyễn Trung Dũng, tính đến hết tháng 10/2012, tỉnh ta đã tạo việc làm mới cho trên 16.000 lao động, dự tính đến hết năm sẽ hoàn thành chỉ tiêu tạo việc làm mới cho 16.500 lao động.

Cao Phong: Hơn 20 hộ trồng cam đạt doanh thu 1 tỷ đồng trở lên/vụ 

(HBĐT) - Cây đặc sản cam Cao Phong đang ở chính vụ thu hoạch năm 2012. Hộ trồng trên địa bàn thị trấn Cao Phong và các xã Tân Phong, Bắc Phong, Tây Phong, Dũng Phong phấn khởi nhờ giá cả và sản lượng vụ này đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Hiện, giá bán tại vườn đối với một số giống cam chủ lực là cam Xã Đoài có giá 17,5 triệu đồng/tấn, cam Canh dao động 40 – 45 triệu đồng/tấn. Sản lượng cam toàn huyện ước đạt 11.000 tấn, doanh thu trên 100 tỷ đồng.

Trên 12 tỷ đồng thực hiện các chương trình an sinh xã hội

(HBĐT) - Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình, năm 2012, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đã tích cực chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương, tham gia hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đến nay, toàn ngành ngân hàng Hòa Bình đã tham gia thực hiện các chương trình an sinh xã hội với tổng số tiền khoảng trên 12 tỷ đồng.

 Phủ sóng Viettel 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh 

(HBĐT) - Theo Chi nhánh Viettel tại Hoà Bình, tính đến tháng 11/ 2012, Viettel Hoà Bình đã triển khai lắp đặt được 576 trạm phát sóng 2G và 3G; triển khai trên 1.700 km cáp quang đến 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh, đưa các dịch vụ viễn thông tới 96% dân số trên toàn tỉnh.

Giải pháp nào để phát triển thuỷ điện nhỏ bền vững ?

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 9 dự án thủy điện nhỏ đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư với tổng công suất lắp đặt 28,85 MW. Trong đó, có 5 dự án đã xây dựng hoàn thành phát điện thương mại với tổng công suất 13,35 MW.

Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng bưởi hàng hóa ở thôn Đồng Tiến

(HBĐT) - Bấy lâu nay, không mấy người biết ở thôn Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) vẫn có bưởi Đoan Hùng đang được khách hàng Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng ưa chuộng. Câu chuyện bưởi được nhân giống từ cây bưởi cổ thụ của gia đình cụ Năm, lấy giống ở tỉnh khác về trồng cách đây hơn 20 năm (nay giao cho cháu là Bùi Văn Ngảy - Nguyễn Thị Khánh chăm sóc).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục