Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang nỗ lực tồn tại trong thời điểm khó khăn hiện nay. Ảnh: D.H

Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang nỗ lực tồn tại trong thời điểm khó khăn hiện nay. Ảnh: D.H

Trong khi có hơn 55.000 DN hiện đã giải thể, phá sản, thì số DN mới thành lập cũng không kém cạnh khi con số đăng ký mới đã vượt 65.000 DN. Số liệu trên được Bộ KHĐT công bố mới đây. Điều đáng nói là hơn 97% số DN thành lập mới đều thuộc diện nhỏ và vừa. Những “đại gia” đều đã núp bóng trong cơn “bĩ cực” của kinh tế, liệu đây có phải là thời điểm để các DN nhỏ khẳng định lợi thế của mình?

 

Niềm tin vào DN nhỏ?

Bàn về tình hình sống - chết của các DN hiện nay, Cục Quản lý đăng ký kinh doanh - Bộ KHĐT phát đi tín hiệu khá lạc quan là DN trong nước đang có sự  điều chỉnh về mọi phương diện để hoạt động vừa sức mình trong bối cảnh kinh tế khó khăn. Điều này được minh chứng bằng con số hơn 65.000 DN thành lập mới (nhiều hơn so với số 55.000 DN phá sản), trong đó 97% số DN thành lập mới thuộc đối tượng DN nhỏ và vừa (DNNVV).

Cục trưởng Bùi Anh Tuấn bình luận: “Sau hơn 10 năm, lần đầu tiên số DN giảm đi so với những năm trước. Giai đoạn 2000 - 2010, DN phát triển bất thường với tốc độ tăng trung bình 18%/năm, đây là sự phát triển quá nhanh. Và hiện tại DN đã phải trở về đúng với nội lực của nước ta”. Theo ông Tuấn, sự trễ nải trong thành lập mới của DN hiện nay mới là đúng theo lộ trình phát triển bình thường của nền kinh tế. Chính sự phát triển quá dồn dập của giai đoạn trước mới là bất thường, hệ quả dễ thấy là giải thể và phá sản hàng loạt.

“DNNVV chiếm phần lớn số DN lập mới, điều này cho thấy sự dẻo dai của đối tượng DN này. Những “ông lớn” một thời, cả bất động sản, dịch vụ tài chính... đều đã nhường chỗ cho công nghiệp chế tạo, y tế, văn hóa... như một sự tất yếu” - ông Tuấn nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Cao Sĩ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội DNNVV - lại nêu thực tế: “Sức khỏe của DNNVV hiện nay ở trên bàn hội nghị khác hoàn toàn so với thực tế, nếu không muốn nói là những DN này đang bế tắc nhiều phía”. Ông cho rằng, có thực trạng những DN sắp “chết yểu” đang cố gắng sống sót để được vay vốn bằng cách thành lập mới. Chính sách đưa ra nửa vời, đưa ra rồi rút lại do chưa nắm được số liệu chính xác, giải pháp càng nhiều càng rối.  Bàn cách gỡ khó cho DNNVV cần xem xét kỹ để tránh tình trạng cứu... “oan” đối tượng.

Từng bước gỡ khó

Đồng tình với ông Cao Sĩ Kiêm, ông Đinh Mạnh Hùng - PGĐ Trung tâm Hỗ trợ các DNNVV (VCCI) - cho biết: “Vừa rồi, chúng tôi có đi khảo sát một loạt các DNNVV ngành caosu, cơ khí điện, điện tử, nhựa, năng lượng... Họ thực sự khó khăn, mà khó khăn nhất là tình trạng nợ quá hạn. Không những DN này nợ DN kia, mà khi DN triển khai các dự án của các tỉnh khi làm xong nhưng không được địa phương thanh toán. Các DN này do đó không thể thanh toán tiền nguyên vật liệu cho DN khác...”.

Trong khi đó, việc đi vay NH là bất khả thi, bởi với lãi suất 15-18% sẽ là quá sức với DNNVV. Quan điểm của ông Hùng cho thấy, đối với những DN chấm dứt, ngừng hoạt động thì thôi. Còn những DN còn sống lay lắt thì giảm thuế không có ý nghĩa gì. Riêng với những DN nào còn sống thì nên tạo điều kiện để DN có cơ hội vươn lên.

Tín dụng vẫn là bài toán khó muôn thuở của DNNVV. Theo Cục Quản lý DN - Bộ KHĐT, tín dụng dành cho DNNVV đến nay giảm mạnh với 13,7%. Hiện NH Phát triển VN đã xem xét thẩm định, chấp thuận bảo lãnh và phát hành hơn 1.500 chứng thư bảo lãnh cho các DNNVV với giá trị bảo lãnh gần 11.000 tỉ đồng.

Cũng theo số liệu của cục, đến nay các NHTM đã cấp vốn vay cho các DN với tổng số tiền gần 9.000 tỉ đồng. Bộ cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi dành cho đối tượng này như chính sách tín dụng với thương nhân hoạt động thương mại tại các vùng khó khăn, gia hạn nộp thuế thu nhập DN cho DNNVV. Đồng thời, để tạo quỹ đất cho các DN thuê với giá hợp lý, một số địa phương đã tiến hành rà soát, thu hồi đất các dự án không hiệu quả để tạo quỹ đất cho DN có năng lực được thuê đầu tư phát triển sản xuất, thông qua việc thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp, làng nghề...

 

                                                                        Theo Báo Laodong

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Được chuyển giao KH-KT, nông dân xã Phú Lương (Lạc Sơn) áp dụng hiệu quả các biện pháp chăm sóc và bảo vệ cây ngô, từ đó tăng năng suất ngô lên mức bình quân 35-40 tạ/ha.
Không có hình ảnh
Công nhân Điện lực Cao Phong kiểm tra  đường dây hạ áp trên địa bàn thị trấn Cao Phong.

Lương Sơn: Trên 2,8 tỷ đồng làm đường GTNT

(HBĐT) - Thực hiện đề án bê tông hoá đường GTNT với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, năm 2012, huyện Lương Sơn được đầu tư xây dựng 12 km đường bê tông.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2012 trên 6.100 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2012, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 6.150 tỷ đồng, trong đó, đầu tư ngân sách 1.781 tỷ đồng (gồm vốn đầu tư cân đối ngân sách tỉnh 488 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách T.Ư 596 tỷ đồng; vốn trái phiếu Chính phủ 483 tỷ đồng; vốn chương trình mục tiêu quốc gia 129 tỷ đồng; nguồn vượt thu ngân sách T.Ư 85 tỷ đồng; vốn ứng đối ứng ODA). UBND tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, do đó, tình hình SX-KD dần được cải thiện trong những tháng cuối năm.

20 tỷ đồng hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Đà Bắc được Dự án Giảm nghèo giai đoạn 2 hỗ trợ 20 tỷ đồng triển khai các hợp phần phát triển kinh tế huyện, ngân sách phát triển xã và đa dạng hóa liên kết thị trường ở 11 xã vùng dự án. Trong đó, hơn 9 tỷ đồng đầu tư hợp phần phát triển kinh tế huyện với 2 công trình giao thông, 2 công trình thủy lợi, 2 công trình nước sinh hoạt; hơn 8 tỷ đồng triển khai hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, phụ nữ nghèo thông qua 188 tiểu dự án, tập trung cho các tiểu dự án chăn nuôi lợn bản địa, lợn siêu nạc, dê, gà.

Cao Phong: 692 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 50 triệu đến 4 tỷ đồng/năm

(HBĐT) - Năm 2012, huyện Cao Phong có 692 mô hình phụ nữ làm kinh tế giỏi có thu nhập từ 50 triệu đồng đến 4 tỷ đồng/năm.

Hướng đi nào để ngành du lịch cất cánh?

(HBĐT) - Là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi, cửa ngõ của thủ đô Hà Nội, hệ thống giao thông nối liền với các tỉnh đồng bằng và một số tỉnh vùng Tây Bắc; tiềm năng phát triển đa dạng, phong phú cả về du lịch văn hóa, tâm linh, sinh thái... Tuy những năm gần đây, du lịch tỉnh ta đã có những bước phát triển tích cực, góp phần vào thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Song, trên thực tế phát triển du lịch chưa xứng với tiềm năng, chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như kỳ vọng của tỉnh.

Lạc Sơn: 11 tháng thu thuế đạt trên 60% dự toán

(HBĐT) - Theo Chi cục Thuế huyện Lạc Sơn, năm 2012 huyện được giao dự toán thu NSNN 15.640 triệu đồng. Đến hết tháng 11, Chi cục mới thu được 9,6 tỉ đồng, đạt trên 60% dự toán HĐND huyện giao. Trong đó thu từ công thương nghiệp ngoài quốc doanh thấp đạt trên 3,6 tỉ đồng, nguyên nhân đạt thấp do các doanh nghiệp trên địa bàn bị ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế và chính sách miễn giảm gia hạn nộp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục