Chưa có thống kê cuối cùng, song chắc chắn chưa năm nào các ngân hàng Việt Nam thay tướng nhiều như 2012...

Bối cảnh chuyển giao năm nay không còn màu hồng như loạt bổ nhiệm, chiêu mộ như thời 2006 - 2007.
 
Loạt thay đổi tổng giám đốc trong năm 2012 không chỉ gắn với mỗi ngân hàng thương mại, mà còn phản ánh những thay đổi lớn trong hệ thống.

Ở mỗi mô hình khác nhau, vị trí, vai trò và sự ảnh hưởng của tổng giám đốc trong mỗi ngân hàng sẽ khác nhau. Dù thế nào họ đều là những người lãnh đạo quan trọng, thậm chí là linh hồn của ngân hàng đó.

18 quyết định trong năm

Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) mở đầu cho làn sóng thay tướng trong năm 2012, ngay từ ngày 1/1. Và đến thời điểm này, thống kê qua các thông tin công bố, đã có 18 quyết định như vậy trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam.

18 thành viên này gồm: Western Bank, Techcombank, ACB, Sacombank, Southern Bank, VPBank, Tienphong Bank, SCB, ABBank, Kienlong Bank, Baoviet Bank, Maritime Bank, OCB, LienVietPostBank, VietABank, VietCapital Bank, MDB và BIDV.

Phía sau con số 18 này là tần suất thay đổi khá dày tại một số thành viên. Một số trường hợp phải thay đổi từ 2 - 3 tổng giám đốc chỉ trong vài năm trở lại đây; có trường hợp người vừa bổ nhiệm chưa ấm chỗ đã lại chuyển.

Mỗi quyết định gắn với mỗi lý do khác nhau. Do thực hiện tái cơ cấu; do thay đổi nhiệm kỳ hoặc người tiền nhiệm đến tuổi nghỉ hưu; do thay đổi lớn về chủ sở hữu, từ hoạt động thâu tóm; do sự cố pháp lý; do các khó khăn nội tại…

Trong đó, có những thay đổi thu hút sự chú ý của công chúng, thậm chí là gây xôn xao trên thị trường. Như đầu năm là sự kiện ông Nguyễn Đức Vinh chia tay Techcombank. Hay ông Phan Huy Khang làm tổng giám đốc Sacombank, sau những thay đổi lớn về chủ sở hữu và cơ cấu quản trị. Hay ông Đỗ Minh Toàn làm tổng giám đốc ACB sau khi người tiền nhiệm gặp rủi ro pháp lý.

Chuyển giao trong gian khó

Dễ thấy trong loạt thay đổi năm 2012 vẫn gắn với nhiều gương mặt cũ. Ông Nguyễn Đức Vinh sau khi rời Techcombank đã trở lại làm tổng giám đốc VPBank. Ông Phan Huy Khang trước khi đến Sacombank là tổng giám đốc Southern Bank. Ông Nguyễn Hưng rời VPBank đến với TienPhong Bank. Hay những thay đổi vị trí điều hành cao nhất từ VietABank đến ABBank cũng vậy…

Nhưng, một nét mới đã nhen nhóm: thuê CEO người nước ngoài. Hướng thay đổi này gắn với Techcombank, Maritime Bank và MDB. Thành công hay không của hướng đi này vẫn còn ở phía trước.

Còn thay đổi rõ nét hơn trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp tại các ngân hàng thương mại năm 2012 là xuất hiện nhiều gương mặt mới, một sự kế thừa của thế hệ trẻ - điều đã bắt đầu thể hiện trong năm 2011 như tại VIB, OceanBank.

Tại nhiều thành viên, tổng giám đốc hiện nay là thế hệ “7x”, trên dưới 40 tuổi - trẻ và ở độ chín của nghề. Họ chủ yếu là những hạt nhân của chính ngân hàng gây dựng nhiều năm qua, và nay là thời điểm chuyển giao.

Tổng giám đốc một ngân hàng đã nhiều tuổi từng chia sẻ rằng: “Mình làm tổng giám đốc đã quá lâu, có khi lại kìm hãm sự phát triển của tuổi trẻ. Cá nhân tôi với ngân hàng đến giờ không phải là quá quan trọng, bởi lúc này chúng tôi đã có nhiều gương mặt mới, tài năng và sẵn sàng thay thế”.

Phía sau những thay đổi đó là cơ hội cho những gương mặt mới, cho thế hệ trẻ thể hiện và khẳng định mình. Song, thử thách phía trước là rất lớn. Bởi bối cảnh chuyển giao năm nay không còn màu hồng như loạt bổ nhiệm, chiêu mộ như thời 2006 - 2007. Họ đang đối diện với thực tế được xem là khó khăn nhất trong nhiều năm qua, hơn cả năm khủng hoảng 2008.

 

                                                                           Theo Báo NLĐ

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Bến xe khách trung tâm TP Hòa Bình thực hiện nghiêm túc kế hoạch điều độ xe khách vận tải theo quy định trước trong và sau Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013

Phí “đè” chủ thẻ ATM

Không chỉ phí rút tiền ngoại mạng, theo dự thảo thông tư quy định phí giao dịch ATM, chủ thẻ “gánh” thêm hàng loạt phí khác như phí rút tiền nội mạng (rút tại chính máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ), phí chuyển khoản...

Trữ lúa gạo được hỗ trợ 100% lãi suất

Do thời tiết thuận lợi, dự kiến các vụ lúa đông xuân và hè thu năm 2013 sẽ trúng mùa. Việc điều hành xuất khẩu (XK) gạo sao cho vừa có giá tốt vừa có nhiều hợp đồng, với số lượng lớn, đang làm đau đầu các thành viên trong tổ điều hành XK gạo.

Đảm bảo đáp ứng đủ hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, với sự chuẩn bị của các doanh nghiệp, nguồn hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013 cơ bản được đáp ứng đầy đủ.

Khởi công Trung tâm thương mại Đông Dương

(HBĐT) - Ngày 15/12, Công ty Cổ phần Đông Dương đã khởi công Trung tâm thương mại Đông Dương tại thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn. Dự án có tổng mức đầu tư trên 84,2 tỷ đồng, diện tích là 4,656.8m2, được xây dựng 5 tầng với tổng diện tích sàn là 15.500m2, nằm trong dự án Trung tâm thương mại và nhà ở Lương Sơn, thuộc thị trấn Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Khởi động dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc 

(HBĐT) - Ngày 14/12, Ban QLDA PTNT mục tiêu huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị khởi động dự án, triển khai kế hoạch năm 2013. Đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo dự án tới dự và chỉ đạo hội nghị. 

Tổng kết 20 năm hoạt động khuyến nông tỉnh Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 14/12, Sở NN&PTNT tổ chức Hội nghị tổng kết 20 năm (1993-2012) hoạt động khuyến nông của tỉnh. Đến dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường - Bí thư Tỉnh ủy, Nguyễn Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh qua các thời kỳ, cùng nhiều đại biểu đến từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục