(HBĐT) - Năm 2012, bằng nguồn kinh phí từ dự án nông - lâm kết hợp trên đất dốc do Trung tâm Khuyến nông Điện Biên phối hợp với Trung tâm khuyến nông thực hiện. Trung tâm Khuyến nông phối hợp với UBND xã Hợp Kim (Kim Bôi) triển khai xây dựng dự án lâm - nông kết hợp trên đất dốc tại xóm Trò với 50 hộ nông dân tham gia.
Dự án triển khai trồng mới 30 ha bạch đàn giống U6, trồng xen canh là đậu tương giống ĐT84 (10 ha) và giống lạc địa phương (5 ha). Tham gia mô hình, người dân được hỗ trợ về giống, phân bón, thuốc BVTV... Ngoài ra còn được tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc. Trong quá trình thực hiện được sự giúp đỡ của chính quyền nên bước đầu gặp nhiều thuận lợi.
Mô hình triển khai từ tháng 4/2012 đến nay, cây sinh trưởng phát triển tốt, không có sâu bệnh phá hoại nên tỷ lệ sống đạt 89% với chiều cao cây trung bình 0,8 - 1m, đường kính tán 30 - 40 cm. Lạc và đậu tương đã thu hoạch với năng suất lạc đạt 16 tạ/ha, đậu tương đạt 19 tạ/ha. Ngoài những lợi ích về kinh tế, cây lạc, đậu tương còn giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu cho đất. Việc trồng xen kẽ các loại cây dài ngày và ngắn ngày đã giúp người dân tận dụng đất, tăng năng suất cây trồng, xây dựng được hệ thống canh tác bền vững trên đất dốc, cung cấp, dự trữ được nguồn thức ăn ổn định cho đàn gia súc. Năng suất cây trồng, đặc biệt là cây lạc, đậu tương qua các năm tăng từ 10 - 20%, kinh tế bà con ổn định. Cùng với việc triển khai thực hiện dự án đẩy mạnh việc quảng bá tuyên truyền như: lan rộng mô hình, tổ chức tập huấn cho nông dân tại 3 xã Mỹ Hòa, Hợp Kim, Hạ Bì (Kim Bôi) về kỹ thuật canh tác trên đất dốc với tổng số người tham gia 90 người (30 người/lớp).
Ông Bùi Duy Hương, Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Kim cho biết: Đến nay, dự án nông - lâm trên đất dốc đã đem lại hiệu quả nhất định. Người dân có cơ hội được tiếp xúc, ứng dụng KH-KT vào sản xuất, từ đó, nâng cao nhận thức trong việc chuyển đổi phương thức canh tác, cơ cấu cây trồng nhằm hạn chế được phần lớn diện tích đất màu bị rửa trôi, nâng tỷ lệ phủ xanh đất trống - đồi núi trọc. Thời gian tới, xã tổ chức hội thảo, đánh giá mô hình, từ đó nhân rộng và phát triển để nhân dân cùng làm, giúp nông dân có hướng đi đúng trong phát triển nông, lâm nghiệp và canh tác bền vững, tạo việc làm, từng bước XĐ-GN.
Đình Thủy
(Trung tâm Khuyến nông)
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, thành phố Hòa Bình liên tục được đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng. Nhiều công trình đã và đang dần hiện hữu với hình hài rõ nét, góp phần từng bước cải thiện bộ mặt đô thị, đảm bảo cho thành phố xứng tầm là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh. Con số bình quân mỗi năm thành phố Hòa Bình được đầu tư trên dưới 300 tỷ đồng ngay cả trong những lúc kinh tế khó khăn phần nào cho thấy tỉnh ta đã và đang quyết tâm từng bước đưa bộ mặt đô thị thành phố ngày càng khang trang.
(HBĐT) - Ngày 7/1, Sở NN&PTNT đã ban hành Công văn số 15 về việc thực hiện các giải pháp chỉ đạo gieo cấy lúa vụ chiêm xuân 2013.
(HBĐT) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Chỉ thị số 21/CT-UBND về việc Tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ năm 2013.
(HBĐT) - Những năm qua, Hội nông dân huyện Lạc Thuỷ đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ giúp hội viên nông dân về vốn, vật tư, phân bón, giống cây trồng, máy nông nghiệp… để nông dân đầu tư thâm canh sản xuất phát triển kinh tế.
(HBĐT) - Tối 6/1, tại trung tâm Khu đô thị Bắc Trần Hưng Đạo, Sở Công thương và UBND thành phố Hòa Bình đã phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại Hòa Bình năm 2013.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2012, địa điểm nhà văn hóa xóm Chầm, xã Yên Lập (Cao Phong) nhộn nhịp chưa từng thấy. Đó là ngày hơn 100 hộ dân trong xóm náo nức đón dòng điện lưới quốc gia. Vốn là xóm có dân số đông nhất xã, giao thông đi lại khó khăn, người dân trong xóm bao năm nay luôn mơ về ánh điện quốc gia. Ngày đóng điện, không ít gia đình mổ lợn ăn mừng.