Hộ anh Khương Đức Thụ, xã Cao Sơn với mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, nhiều năm liền đạt hộ nông dân SX-KD giỏi.

Hộ anh Khương Đức Thụ, xã Cao Sơn với mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, nhiều năm liền đạt hộ nông dân SX-KD giỏi.

(HBĐT) - Xác định phong trào “Nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau XĐ-GN và làm giàu” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác Hội và phong trào nông dân, Hội Nông dân huyện Đà Bắc đã tập trung chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền làm chuyển biến nhận thức của cán bộ, hội viên, nông dân; đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ nông dân; xây dựng các mô hình trình diễn; tăng cường liên kết bốn nhà.

 

Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân huyện tổ chức phát động phong trào và tổ chức ký giao ước thi đua giữa các cơ sở hội; vận động hội viên, nông dân đăng ký SX-KD giỏi bốn cấp; giao các chỉ tiêu thi đua cụ thể đến các cơ sở hội; cuối năm bình xét gắn với tổ chức sơ kết, biểu dương, khen thưởng những gương điển hình tiên tiến. Từ phong trào SX-KD giỏi sau 5 năm (2007-2012), toàn huyện có 2.426 hộ đạt SX-KD giỏi. Trong đó, cấp T.ư 1 hộ, cấp tỉnh 64 hộ, cấp huyện 217 hộ và cấp xã 2.144 hộ. Tiêu biểu như các hộ: Nguyễn Huy Dụ - xã Hào Lý, Ngô Văn Dung - xã Tu Lý, Đinh Quang Nhậm, thị trấn Đà Bắc; Lường Văn Nam - xã Đồng Ruộng, Lường Văn Sương - xã Đồng Chum, Đinh Công Hà - xã Toàn Sơn, Khương Đức Thụ - xã Cao Sơn... Các hộ này đều có thu nhập bình quân từ 15-40 triệu  đồng/người/năm.

 

Phong trào thi đua SX-KD giỏi đã thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu SXNN, cơ cấu kinh tế nông thôn, khai thác có hiệu quả lao động nông nghiệp, đất đai, ngành nghề nông nghiệp theo hướng hàng hoá, cơ cấu cây trồng - vật nuôi được bố trí hợp lý phù hợp với hướng phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, tăng hệ số sử dụng đất canh tác, áp dụng giống mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập gia đình, góp phần XĐ-GN, làm giàu chính đáng, trở thành những điển hình tiên tiến của phong trào về phát triển sản xuất. 5 năm qua, các cơ sở Hội đã phối hợp với ngành nông nghiệp xây dựng được 31 mô hình trình diễn, mở 246 lớp chuyển giao KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi, kỹ thuật thâm canh giống lúa thuần năng suất cao, giống ngô, sắn cao sản, nuôi thuỷ sản, lợn siêu nạc cho 18.128 lượt hội viên; mở 28 lớp về ủ phân vi sinh, hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao, phòng trừ sâu bệnh cho 1.653 lượt hội viên; phối hợp với BQL rừng phòng hộ Sông Đà, dự án AAV của huyện mở 7 lớp kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng-chống cháy rừng cho 450 lượt hội viên.

 

Bằng nhiều hình thức hoạt động, các cơ sở Hội đứng ra tín chấp cung ứng được trên 950 tấn phân bón các loại với hình thức trả chậm, trị giá trên 5,1 tỷ đồng, góp phần hỗ trợ cho hàng trăm hộ nông dân trong huyện. Phát động giúp đỡ 586 hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bằng nhiều hình thức như ngày công, con giống, tiền, vật tư trị giá trên 1,1 tỉ đồng. 

 

Phong trào nông dân SX-KD giỏi ở Đà Bắc đã lan tỏa cả bề rộng, chiều sâu; chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và tư duy; khơi dậy tiềm năng sáng tạo của nông dân phát triển kinh tế - văn hoá, xây dựng NTM, xây dựng gia đình nông dân văn hoá; đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên; tinh thần tương   thân - tương ái được phát huy, ý thức cộng đồng của nông dân ngày càng được nâng lên. Hàng năm có từ 70% hộ nông dân đạt gia đình văn hóa, 70% số làng đạt văn hóa; toàn huyện đã xây dựng được 100% nhà văn hóa xóm, KDC; 100% thôn, bản, tiểu khu có đội văn nghệ và đội bóng chuyền nam, nữ.    

                                                                                                                                         

 

 

                                                                          Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Lương Sơn vùng đất anh hùng

Viết tiếp truyền thống vẻ vang trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong suốt chiều dài lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lương Sơn luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo dựng xây quê hương ngày một đổi mới.

Sức vươn Lạc Thuỷ

Trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạc Thuỷ không ngừng nỗ lực, đạt được những bước phát triển mạnh mẽ. Huyện tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, tạo môi trường thu hút nguồn lực đầu tư phát triển. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ thương mại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục