Gừng thơm, giống gừng đặc sản của đất Hào Phong đã giúp các hộ nghèo nơi đây có một cái tết đầm ấm, no đủ hơn.

Gừng thơm, giống gừng đặc sản của đất Hào Phong đã giúp các hộ nghèo nơi đây có một cái tết đầm ấm, no đủ hơn.

(HBĐT) - Năm nay là năm thứ 30 kể từ ngày chuyển dân vùng hồ sông Đà, người dân Hào Phong (Hào Lý) gắn bó với vùng đất mới với một cuộc sống mới không còn nhà tạm, không còn hộ đói.

 

Chiều núi rừng lất phất sương bay, vượt qua con đường đất màu gan gà có những đoạn sạt lô nhô đá ong, chúng tôi đến Hào Phong. Đúng như ý nghĩa về một ngọn gió lành, Hào Phong hiện ra khoáng đạt  với một bên vách núi bạt ngàn keo, luồng khoảng 4-  5 tuổi nằm trong dự án 5 triệu ha rừng đang vươn lên mạnh mẽ, phía trái mé vực là cánh đồng thấp chạy dài gần 3 ha. Mặc dù đã cuối đông sang xuân, đào mai đã hé nụ nhưng trong làng ngoài ngõ chỉ thấy trẻ nhỏ nô đùa. Trưởng bản Bùi Văn Tha đón chúng tôi ngay đầu xóm giải thích: thanh niên xóm đang tập trung nhân lực để xây dựng mương bai tận trong đồi, phụ nữ đi nương thu gừng. Cách trung tâm xóm 4 km chạy vào tận trong đồi, con mương dài 300 m đang được người dân gấp rút xây dựng đảm bảo nước tưới  cho ra xuân khi nắng lên lúa tốt. ông Bùi Văn Tư, Bí thư chi bộ xóm chia sẻ: cái tên Hào Phong cũng chính là bắt nguồn từ sự chuyển dân ấy. Chúng tôi đều là người trên Tiền Phong, khi thuỷ điện Hoà Bình khởi công, chúng tôi được chuyển về đây và cái tên Hào Lý ra đời là ghép của quê cũ và quê mới. Xóm Hào Phong ban đầu có hơn 40 hộ nhưng do điều kiện kinh tế khó khăn, một nửa số hộ lại tiếp tục một chuyến di dời mới, chỉ còn lại 18 hộ sống quây quần ở đây.

 

Nhưng đó là câu chuyện của những năm trước đây, nhắc đến Hào Phong hôm nay không chỉ người dân mà cả đội ngũ cán bộ xã Hào Lý cũng phải khâm phục tinh thần vượt khó, nghị lực vươn lên của bà con. Nếu như 30 năm trước chuyển dân, Hào Phong là một cái tên hoàn toàn mới, hôm nay cái tên ấy đã vượt ra khỏi địa phận xóm, ra khỏi huyện Đà Bắc và được biết đến nhiều ở các vùng quê khác. Nguyên nhân là vùng đất này từ lâu đã gắn với những đặc sản nổi tiếng là gừng thơm và khoai tầng Hào Phong. Lý giải cho câu chuyền đặc biệt này, trưởng thôn Bùi Văn Tha, đưa chúng tôi đến gặp ông Đinh Văn Toàn, một trong những người đầu tiên gây dựng lên tên tuổi gừng thơm, khoai tầng Hào Phong. ông Toàn tâm sự: cả gừng và khoai đều rất hợp với chất đất này, nên hại loại cây này vẫn có trong vườn nhiều nhà nhưng chủ yếu là tự cung tự cấp. Năm 2000, nhà trồng được nhiều quá mà ăn thì không hết, nghĩ để bỏ thì phí, tôi cho lên xe thồ, đưa lên chợ Đà Bắc, sang Phú Thọ, có hôm xuống tận chợ Hoà Bình giao bán thử, không ngờ lại được thương lái thu mua tới tấp lại dặn còn nữa thì mang ra họ lấy hết. Mừng quá, về nhà tôi cứ chịu khó bỏ sọt và lai đi các chợ để bán. Năm đó, tiền khoai, gừng tôi thu được gần chục triệu. Từ người đầu tiên mang khoai, gừng xuống phố, bây giờ dân Hào Phong không còn phải tự đi chào bán nữa mà đã kéo được thương lái vào tận xóm để thu mua. Khoai tầng thì tháng 8 tháng 9, gừng thì càng vào tháng áp tết càng được giá.

 

Ngoài gừng và khoai tầng, nhiều hộ còn phát triển kinh tế rừng, trồng keo, trồng luồng, lấy ngắn nuôi dài. Nhiều nhà cũng áp dụng mô hình rừng - vườn  ao - chuồng nên kinh tế khá giả. Hiện nay thu nhập bình quân toàn xóm đạt 9 triệu đồng/ người/ năm, cao hơn mức bình quân trung của toàn xã. Vậy là 30 năm sau khi về quê mới, người dân Hào Phong cũng có cuộc sống mới không nhà tạm, không hộ đói. Qua một năm thu hoạch, cứ có khoai tầng tháng 9, gừng thơm tháng 1 là chúng tôi không phải trợ cấp gạo tết như trước nữa, không có nhiều nhưng lo một cái tết ấm cúng không phải là điều khó khăn với đồng bào Mường ở Hào Phong. kết thúc câu chuyện 30 năm chuyển dân, ông Tư chia sẻ. Anh Tha tiếp lời: “ở đây kinh tế không phải lo nhiều nữa nên tết bà con vui lắm. Nhà nào cũng gói bánh chưng, bánh ống. Mồng một tết, chị em phụ nữ đã xắc bùa, đánh mảng, đánh còn rồi. Ai cũng muốn khởi đầu một năm vui vẻ để có một mùa màng bội thu.

 

                                                                         Phương Linh

 

 

Các tin khác

Hội DNT Việt Nam tặng cờ thi đua xuất sắc cho Hội DNT Hòa Bình.
Các bà nội trợ tất bật mua sắm đồ lễ cúng Táo quân (một điểm bán đồ cúng lễ lưu động trong chợ Nghĩa Phương – thành phố Hòa Bình).
Lãnh đạo Cục thuế tỉnh tặng giấy khen cho các tổ chức, cá nhân ngoài ngành có thành tích trong công tác phối hợp quản lý thu NSNN năm 2012.
Khách đến Cung văn hóa tỉnh xem, khảo giá đào rừng.

Thực hiện tốt Nghị quyết 37-NQ/TW góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH

(HBĐT) - Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX đã xác định rõ hướng phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt những kết quả quan trọng. Đối với tỉnh ta, Nghị quyết đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của KT-XH địa phương.

Yên Thuỷ: Chuyển biến trong xây dựng văn hóa tiêu dùng hướng về hàng Việt

(HBĐT) - Ngay khi có hướng dẫn của tỉnh, tháng 11/2009, BCĐ CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” huyện Yên Thuỷ đã xây dựng và triển khai kế họach tuyên truyền về CVĐ dưới các hình thức như: dùng panô, áp phích, tuyên truyền trong các cuộc họp cơ quan, đơn vị, buổi sinh hoạt của các đoàn thể, thông qua đội ngũ báo cáo viên, người có uy tín trong cộng đồng dân cư và trên các phương tiện thông tin đại chúng… Các ngành, đoàn thể đã tham gia tích cực bằng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú.

Triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

(HBĐT) - Ngày 31/1, Bộ TN&MT đã tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố triển khai kế hoạch lấy ý kiến nhân dân về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải dự và chỉ đạo hội nghị.

Bán đấu giá tài sản đạt gần 261 tỷ đồng

(HBĐT) - Năm 2012, các đơn vị bán đấu giá tài sản trên địa bàn tỉnh đã ký kết 119 hợp đồng bán đấu giá tài sản, giảm 10 hợp đồng so với năm 2011.

Tập trung hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho

(HBĐT) - Đó là giải pháp trọng tâm đã được UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường thực hiện nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển SX-KD trong năm 2013. Trong kế hoạch điều hành thực hiện nhiệm vụ KT-XH năm 2013, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung thực hiện các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho SX, hỗ trợ DN tiêu thụ sản phẩm, tập trung xử lý các mặt hàng tồn kho cao, nhất là xi măng, vật liệu xây dựng.

Tăng tỷ trọng cho vay đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Năm 2012, thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của NHNN đã có 5 lần điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động tiền gửi từ 14% xuống 8%. Điều này đã tác động không nhỏ đến huy động vốn của các NHTM nói chung trên địa bàn. Tuy nhiên, đối với NHNN&PTNT tỉnh, vượt qua những khó khăn đã hoàn thành tốt các kế hoạch đặt ra. Trong đó, đảm bảo nhu cầu vay vốn phát triển nông nghiệp, nông thôn (NNNT) được NHNN&PTNT đặc biệt quan tâm với dư nợ cho vay chiếm 90% tổng dư nợ toàn chi nhánh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục