Công nhân Công ty CP may xuất khẩu sông Đà kiểm tra chất lượng sản phẩm.
(HBĐT) - Diện mạo hai bên bờ sông Đà TPHB như đổi thay từng ngày. Những con đường mới mở thêm phần khang trang, hiện đại hơn như đại lộ Thịnh Lang, đường Trương Hán Siêu, đường Trần Hưng Đạo... Ngày càng có nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên mang đậm nét miền núi. Hạ tầng cơ sở nói chung đang được thành phố đầu tư xây dựng, cải tạo là cơ sở đảm bảo cho thành phố tiến một bước dài trong công cuộc đổi mới.
Theo ông Lê Hồng Tiến, Giám đốc BQL đầu tư hạ tầng thành phố, cơ sở hạ tầng của TPHB đang dần trở lên đồng bộ, bộ mặt đô thị được quy hoạch phát triển theo hướng bền vững, cộng với các chính sách ưu đãi của thành phố đã và đang làm hài lòng các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Nói đến TPHB phải nói đến KCN bờ trái sông Đà với quy mô trên 86 ha. Đây thực sự là một trong những điểm nhấn trong thu hút đầu tư của thành phố. Tại đây, hàng chục doanh nghiệp trong và ngoài nước đi vào hoạt động với các ngành hàng sản xuất như: điện tử, quang học, may mặc, giày da,... Hiện nay, tại KCN bờ trái sông Đà, ngoài việc tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, tỉnh ta đang thu hút các doanh nghiệp sản xuất sạch đảm bảo yếu tố môi trường, tạo cho thành phố có những bước phát triển bền vững. Theo Ban Quản lý các KCN tỉnh, đến cuối năm 2012, KCN bờ trái sông Đà đạt tỷ lệ lấp đầy là 54% diện tích đất thương phẩm, thu hút 18 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký 16 triệu USD và 482,4 tỷ đồng. Trong các dự án đầu tư tại KCN bờ trái sông Đà, có 2 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 16 triệu USD, 16 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 482,4 tỷ đồng. Ngoài KCN bờ trái sông Đà, thành phố đã quy hoạch xây dựng hạ tầng nhiều cụm CN trải đều trên toàn thành phố, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư trong những năm tới.
Thành phố được xác định là hạt nhân vùng động lực của tỉnh theo dọc quốc lộ 6, đường cao tốc Hòa Lạc - TPHB. Đây thực sự là cơ hội cho thành phố nhiều thuận lợi để bứt phá. Chính vì vậy, trong những năm qua, thành phố cũng đã xác định những nhiệm vụ, giải pháp phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, phát triển văn hóa - xã hội, công tác quy hoạch, các lĩnh vực ưu tiên đầu tư... xây dựng vùng động lực làm đầu tàu, có sức lan tỏa của các vùng khác trong tỉnh phát triển KT-XH.
Nhờ hạ tầng được đầu tư đồng bộ, thu hút đầu tư dần được cải thiện, tình hình sản xuất CN - TTCN trên địa bàn theo mỗi năm từng bước phát triển nhanh và mạnh, giá trị sản xuất đạt mức tăng cao, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Các ngành có nhiều tiềm năng phát triển như: cơ khí, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc. Thống kê đến năm 2012, toàn thành phố có trên 350 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hàng nghìn hộ kinh tế cá thể với nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất, thu ngân sách của địa phương.
Đảm bảo cho phát triển bền vững, theo quy hoạch, đến năm 2025, toàn thành phố có diện tích gần 14.800 ha với 8 phường, 7 xã; quy mô dân số dự kiến vào khoảng 195 đến 200 nghìn người. Thành phố đã đưa ra mục tiêu xây dựng xứng đáng là trung tâm chính trị - hành chính văn hóa, du lịch của tỉnh và của cả vùng, xây dựng đô thị cấp vùng văn minh, hiện đại có bản sắc văn hóa Tây Bắc, đặc biệt là văn hóa dân tộc Mường, phát huy các yếu tố đặc thù là cửa ngõ phía Tây Nam của Thủ đô Hà Nội...
Với nhiều nguồn lực trong những năm tới, thành phố sẽ cải tạo và xây dựng phát triển cả về không gian, cơ sở hạ tầng, tạo lập môi trường sống thích hợp có xét đến sự cân đối hài hòa giữa mở rộng đô thị với phát triển kinh tế du lịch, văn hóa gắn với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên... Đặc biệt, thành phố còn được mở rộng quy mô, diện tích đất của một số khu chức năng như: công nghiệp, dân dụng, du lịch. Phấn đấu trở thành đô thị phát triển văn minh, hiện đại, có bản sắc, xứng tầm là một trong những đô thị trung tâm vùng Thủ đô Hà Nội.
Hồng thủy
(HBĐT) - Năm 2012, một trong những điểm mới và thành công trong công tác đối ngoại của tỉnh là đã phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị hợp tác phát triển. Lãnh đạo và các doanh nghiệp hai tỉnh, thành phố đã bàn thảo các chương trình phối hợp nhằm khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của mỗi bên, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
(HBĐT) - Những vạt lau trắng phau đu đưa theo gió, tựa như muôn ngàn cánh tay đang vẫy gọi mùa xuân, những cơn gió đông cuối cùng cũng rút dần. Núi đồi đã khoác lên mình tấm áo xanh non mơn mởn, đất trời chuyển mình vào xuân. Con đường đến Kim Bắc 1, xã Tú Sơn (Kim Bôi) như rộng thêm, dọc hai bên đường là những chiếc máy xúc đang hối hả gạt đường để tiện cho vận chuyển mía, ngô, dong riềng. Những lá cờ đỏ sao vàng nổi bật giữa màu xanh tươi của núi rừng, bầu trời như cao hơn, thóc đã đầy bồ, lợn, gà đầy chuồng, bản người Dao đang đón một mùa xuân mới.
Nhà đầu tư mất niềm tin, đó chính là câu chuyện lớn nhất của chứng khoán năm 2013. Liệu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có mạnh tay để “thay máu” thị trường?
(HBĐT) - Nhân dịp đón xuân Quý Tỵ, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Báo Hòa Bình. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
(HBĐT) - Dịp Tết, giá bưởi Diễn tăng cao, nhiều người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh chuộng mua bưởi về bày biện, soạn sửa mâm ngũ quả thờ cúng tổ tiên, cũng là dịp vườn bưởi của gia đình bà Bùi Thị Quê ở xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) cho thu hái rộ. Ở xã vùng cao này, chỉ có duy nhất hộ gia đình bà Quê trồng bưởi Diễn. Với mong muốn vươn lên làm giàu, bà dành nhiều thời gian, công sức đầu tư để vườn bưởi phát triển tốt, sớm đến ngày ra hoa, đậu quả.
(HBĐT) - Cũng đã từng là những hộ nghèo, từng chạy đủ nghề để sống nhưng bằng sự nỗ lực, ý chí vượt khó, họ đã vươn lên từng bước thoát nghèo và làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Họ có khi đơn giản là những hội viên phụ nữ, những người nông dân, thanh niên nghèo nhưng bằng nỗ lực của mình, họ đã thực sự trở thành những “ chiến sỹ” tiêu biểu trên mặt trận xoá đói - giảm nghèo.