Nhờ chuyển đổi cơ cấu giống và áp dụng KH-KT trong sản xuất, nông dân vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) thu hoạch ngô đạt năng suất bình quân 60 tạ/ha.

Nhờ chuyển đổi cơ cấu giống và áp dụng KH-KT trong sản xuất, nông dân vùng Thung Rếch, xã Tú Sơn (Kim Bôi) thu hoạch ngô đạt năng suất bình quân 60 tạ/ha.

(HBĐT) - Những vạt lau trắng phau đu đưa theo gió, tựa như muôn ngàn cánh tay đang vẫy gọi mùa xuân, những cơn gió đông cuối cùng cũng rút dần. Núi đồi đã khoác lên mình tấm áo xanh non mơn mởn, đất trời chuyển mình vào xuân. Con đường đến Kim Bắc 1, xã Tú Sơn (Kim Bôi) như rộng thêm, dọc hai bên đường là những chiếc máy xúc đang hối hả gạt đường để tiện cho vận chuyển mía, ngô, dong riềng. Những lá cờ đỏ sao vàng nổi bật giữa màu xanh tươi của núi rừng, bầu trời như cao hơn, thóc đã đầy bồ, lợn, gà đầy chuồng, bản người Dao đang đón một mùa xuân mới.

 

Những ngày giáp tết, đồng bào Dao ở Kim Bắc lại tất bật chuẩn bị đón năm mới. Không khí vui tươi, nhộn nhịp tràn ngập các gia đình, bản làng. Tết này, bà con vui hơn bởi cuộc sống ngày càng đổi thay. Từ đầu bản, tiếng nhạc sôi động khiến không khí như rộn rã hơn. Cho thêm củi vào bếp đun sôi nước pha trà mời khách, già làng Bàn Văn Thân năm nay 75 tuổi, là một trong những người đầu tiên về xây dựng bản mới ở đây vui vẻ trò chuyện: “Nhà mình trước đây ở xóm Dướng, xã Vầy Nưa (Đà Bắc), năm 1994, khi Nhà nước làm công trình thuỷ điện Hoà Bình, có 8 người trong chi bộ quyết định đi tìm nơi ở mới. Ngày mới về, nơi đây là vùng rừng núi hoang vu, chim diều hâu bay lượn kêu suốt ngày, thiếu thốn trăm bề, mọi người phải cạo trọc đầu vì không có xà phòng và nước để tắm gội. Có 40 hộ đăng ký định cư nhưng do cuộc sống khó khăn, môt số hộ đã quay về, còn lại 12 hộ bắt tay nhau quyết tâm xây dựng cuộc sống mới ở đây. Đầu tiên là tìm nguồn nước, dựng lán trại và lập miếu thờ thành hoàng làng cho bà con yên tâm làm ăn. Sau khi đo lại toàn bộ diện tích, mọi người họp bàn chia đều cho 42 hộ định cư tại đây mỗi hộ 2,2 ha. Thời gian đầu, các hộ đầu tư trồng lúa, sắn nhưng cũng chỉ gọi là đủ ăn thôi. Từ khi trồng mía và ngô, nhà mình mới khá giả. Nay cuộc sống khác rồi”. Ngày ấy tưởng không sống nổi ấy chứ, cả nhà có 5 khẩu mà chỉ được hỗ trợ cứu đói 30 kg gạo/tháng. Tết năm đầu chuyển xuống, cả nhà chỉ có 1 con lợn 7 kg để ăn thôi. Năm nay, nhà mình thịt hẳn con lợn 70 kg vì con cháu đông rồi. Vui lắm” -  Bà Lý Thị Thương, vợ ông Thân vừa nhai trầu vừa tiếp lời. Theo tục người Dao mình, tết đến phải làm bánh ống và con gà trống hoặc thịt sấy khô để cúng tổ tiên đêm giao thừa. Sáng mùng 1 Tết người chủ gia đình sẽ ra khỏi nhà từ tờ mờ sáng đi về phía đông và khấn: Tôi ra phía đông để xua đuổi các loài ma xấu đi, rồi đi về hướng tây và khấn: Tôi ra hướng tây lại gặp may mắn, tiền bạc, lương thực, tôi đón để đưa về nhà và trên đường về chủ nhà sẽ bẻ bất kỳ 1 loài hoa gì gặp trên đường để mang về nhà đặt trên bàn thờ. Người phụ nữ cho mấy đồng bạc xoè vào một cái chậu con rồi đun nước sôi đổ vào để cả nhà cùng rửa mặt cầu mong cho năm mới may mắn, sáng sủa.

 

Đường vào bản Kim Bắc 1, xã Tú Sơn (Kim Bôi) được mở rộng giúp bà con đi lại và giao lưu hàng hóa thuận lợi hơn.

 

Nói về sự thay đổi trong đời sống của bà con nơi đây, Trưởng thôn Bàn Văn Thắng tự hào cho biết: Bản Kim Bắc 1 có 48 hộ với 224 nhân khẩu, 100% đồng bào dân tộc Dao Tiền sinh sống gồm 4 họ chính là họ Bàn,  Lý, Triệu và Đặng. Diện tích sản xuất của cả bản trên 73 ha, trong đó hơn 33 ha trồng mía đường, 35 ha ngô và 5 ha dong riềng. Năm nay, dong riềng được mùa, năng suất đạt trên 60 tạ/ha, giá bán tại vườn là 11.000 đồng/kg. Niềm vui lớn nhất đến với người dân Kim Bắc 1 trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ là được mùa mía, dong riềng. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước, đời sống vật chất, tinh thần của bà con nâng lên, cả bản còn 14 hộ nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người đạt 12 triệu đồng/năm.

 

Từ ngày Nhà nước kéo điện về, đường đi lại được sửa chữa, đời sống vật chất, tinh thần của bà con được nâng lên đáng kể, nếu như trước đây bà con phải chạy ăn từng bữa, nay khá hơn rồi, 100% hộ có điện, nước sinh hoạt, hầu hết mua được tivi, trên 60% số hộ đã mua được xe máy... Mấy năm nay, nhờ thu nhập từ mía, ngô, dong riềng đã có hơn 20 hộ có nhà xây kiên cố, chỉ còn 6 hộ nhà tạm. Cùng với đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã quan tâm đầu tư xây dựng trường, lớp học, trẻ em trong bản được học cái chữ. Sóng điện thoại cũng đã phủ đến nơi. Đó là điều kiện để người dân thôn Kim Bắc 1 phát triển sản xuất, xóa đói - giảm nghèo. Bà con dân tộc Dao Tiền bản Kim Bắc 1 đón tết cũng như người Kinh ở dưới xuôi. Nhà nhà đã chuẩn bị tươm tất gạo nếp ngon, rượu ngô nấu bằng men lá rừng, gia đình có điều kiện mổ lợn, hộ kinh tế khó khăn 2 - 3 nhà chung một con. Thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, vui xuân nhưng đảm bảo tiết kiệm, đẩy lùi hủ tục lạc hậu.

 

Cuộc sống dần thay đổi theo dòng chảy của thời gian nhưng những nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây vẫn luôn được gìn giữ. Những ngày giáp Tết, các em gái lại chuẩn bị những bộ quần áo truyền thống để diện trong ngày đầu năm mới. Tết đến, nhà nào cũng dọn dẹp, trang trí lại bàn thờ gia tiên, gói bánh chưng để cúng tổ tiên và cầu chúc cho năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống thêm phần no đủ. Trong thời khắc trời đất giao hòa, bà con lại cùng nhau quây quần bên mâm cơm, nâng chén rượu thơm nồng và chúc nhau những lời tốt đẹp trong năm mới.

 

                                                             Đinh Thắng

 

Các tin khác

Ảnh minh họa.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư dự án 75 triệu USD của tập đoàn Nissin vào KCN Lương Sơn.
Gốc bưởi Diễn hàng trăm quả của hộ nông dân Bùi Thị Quê, xã Cao Sơn.
Không có hình ảnh

Ông tiến sỹ “gàn” và “thiên đường” hoa ở Quyết Chiến

(HBĐT) - Cho đến bây giờ, không ít người khi lên xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) đều ngỡ ngàng bởi một loài hoa lạ thân gỗ cao hơn 3m được trồng ở khu đất của Công ty cổ phần Nông lâm Vạn Thành. Vào thời điểm xuân về hoa nở sai kín cành giống như một bông hoa khổng lồ in lên giữa núi rừng cao ngút bảng lảng mây và gió. Đó là những cây hoa anh đào có nguồn gốc từ xứ sở mặt trời mọc với một cơ duyên, loại hoa quý này đã được ông Giám đốc Công ty cổ phần Nông lâm Vạn Thành đưa về trồng trên vùng đất Quyết Chiến từ năm 2006.

Nhà nông trẻ kể chuyện làm giàu

(HBĐT) - Làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương là khát vọng cháy bỏng của không ít người, song với những thanh niên có ý chí, nghị lực vươn lên, khát khao ấy càng mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Những ngày đầu năm mới, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình làm kinh tế của Bùi Đình Tuyên, Quách Văn Hợp là 2 trong số hàng nghìn thanh niên có khát vọng, biết vươn lên như vậy trên địa bàn tỉnh.

Xuân sớm trên bản chuyển dân Hào Phong

(HBĐT) - Năm nay là năm thứ 30 kể từ ngày chuyển dân vùng hồ sông Đà, người dân Hào Phong (Hào Lý) gắn bó với vùng đất mới với một cuộc sống mới không còn nhà tạm, không còn hộ đói.

Phấn đấu sản xuất - kinh doanh hiệu quả, bảo đảm an sinh xã hội

(HBĐT) - Chiều 2/2, Hội Doanh nghiệp trẻ đã tổ chức tổng kết công tác Hội năm 2013, triển khai phương hướng năm 2013. Tới dự có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Danh dự Hội DNT; lãnh đạo T.Ư Hội DNT Việt Nam, các sở, ngành chức năng.

Nhộn nhịp thị trường Tết ông Công, ông Táo 

(HBĐT) - Theo phong tục, ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo lên chầu trời, còn gọi là Tết ông Công. Với xu hướng chuẩn bị từ sớm, các bà, mẹ, chị kịp sửa biện đồ cúng lễ tiễn Táo quân thật tươm tất, trọng thể.

Phấn đấu thu 148 tỷ đồng tiền thuế

(HBĐT) - Ngày 1/2, Chi cục thuế thành phố Hòa Bình đã tổ chức tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục