Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư dự án 75 triệu USD của tập đoàn Nissin vào KCN Lương Sơn.

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư dự án 75 triệu USD của tập đoàn Nissin vào KCN Lương Sơn.

(HBĐT) - Nhân dịp đón xuân Quý Tỵ, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh đã có cuộc trả lời phỏng vấn dành cho Báo Hòa Bình. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

 

PV: Xin đồng chí đánh giá một số kết quả nổi bật trong phát triển KT-XH năm 2012  của tỉnh?

 

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh: Chúng ta thực hiện nhiệm vụ năm 2012 trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều biến động, thương mại sụt giảm mạnh, tăng trưởng toàn cầu thấp so với dự báo đầu năm; chính sách thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát đã tác động làm giảm mạnh cầu nội địa, hàng tồn kho lớn, lãi suất tín dụng còn ở mức cao; DN khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng, SX-KD khó khăn.

 

Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, của nhân dân và cộng đồng DN, bức tranh KT-XH của tỉnh vẫn khá lạc quan. Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, đạt 10,2%. Trong đó ngành nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,9%; công nghiệp- xây dựng tăng 15,2%, dịch vụ tăng 9,8%. Đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 22,65%. Thu nhập bình quân đầu người 17,7 triệu đồng/người. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, giữ vai trò quan trọng trong ổn định kinh tế và đời sống nông thôn, bảo đảm an ninh lương thực. Trồng rừng vượt kế hoạch, kinh tế rừng đang tiếp tục khẳng định là hướng XĐ-GN và làm giàu cho nông dân. Sản xuất công nghiệp có dấu hiệu lạc quan hơn. Xuất khẩu có tốc độ tăng trưởng cao, nhất là khối các DN đầu tư trực tiếp nước ngoài.  Kim ngạch xuất khẩu  đạt 73 triệu USD, tăng 15% so với cùng kỳ, thực hiện 102,4% kế hoạch. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 40,6 triệu USD, tăng 2% so với cùng kỳ, thực hiện 100,2% kế hoạch. Khu vực dịch vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung; tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2012 đạt trên 8.560 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch. Doanh thu du lịch ước cả năm tăng 15% so với kế hoạch. Tiến độ giải ngân và thanh toán vốn đầu tư tiếp tục chuyển biến, nhiều công trình, dự án đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả cao; kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn có nhiều khởi sắc, theo hướng hiện đại. Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn. 

 

Đặc biệt, môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện, thu hút đầu tư đạt kết quả khá, nhiều DN lớn ở trong và ngoài nước vẫn quan tâm nghiên cứu, triển khai các dự án trên địa bàn. Tỉnh đã cấp GCN đầu tư cho 43 dự án (trong đó có 4 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký trên 174 triệu USD và 39 dự án đầu tư trong nước với vốn đăng ký là 2.230 tỷ đồng).

 

Văn hóa, thể thao tiếp tục được quan tâm, gắn với thực hiện các CVĐ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và chương trình xây dựng nông thôn mới. Việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc được chú trọng. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được quan tâm bảo tồn; công tác quản lý lễ hội tiếp tục được chấn chỉnh và quản lý chặt chẽ hơn. Các chính sách bảo đảm an sinh xã hội được triển khai đồng bộ và mang lại hiệu quả cao. Công tác phòng, chống dịch bệnh, CSSK nhân dân được quan tâm thường xuyên và có nhiều chuyển biến. Tỉnh ta có tỷ lệ người tham gia BHYT toàn dân cao so với tỷ lệ bình quân cả nước. Chất lượng giáo dục tiến bộ, cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được tăng cường, kiên cố hóa. Tỉnh Hòa Bình là tỉnh thứ 2 trong toàn quốc đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ em 5 tuổi hoàn thành kế hoạch ngay ở giai đoạn I của kế hoạch 5 năm 2010-2015.

 

Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể được quan tâm. Hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Chính trị - xã hội tiếp tục ổn định, QP-AN được giữ vững, TNGT giảm cả 3 tiêu chí, TNXH được kiềm chế. Vị thế của Hòa Bình ngày càng được khẳng định rõ nét.

 

PV:  Xin đồng chí cho biết những thách thức và cơ hội phát triển mới của tỉnh ta?

 

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh: Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tỉnh ta đang đứng trước nhiều khó khăn, tuy nhiên cũng không ít cơ hội phát triển mới. Những cản trở tác động không nhỏ đến phát triển KT-XH trong thời gian tới đó là: Lạm phát vẫn còn nguy cơ tăng trở lại. Thị trường bất động sản đình trệ, chưa có khả năng phục hồi sớm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Lãi suất tín dụng còn cao so với hiệu quả SX-KD. DN gặp khó khăn do mất khả năng thanh khoản vốn đầu tư, chi phí đầu vào cao, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho lớn dẫn đến quy mô sản xuất thu hẹp, nhiều DN phải ngừng sản xuất hoặc giải thể. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là người nghèo, các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Khoa học và công nghệ chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và định hướng là vị trí mũi nhọn trong phát triển KT-XH. Công tác khám, chữa bệnh chất lượng chưa cao. Chất lượng nguồn nhân lực còn yếu và thiếu, nhất là những người có trình độ chuyên môn các ngành kỹ thuật. Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ lệ còn cao, khoảng 70%, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho người nông dân. Việc huy động các nguồn vốn để thực hiện xã hội hóa các lĩnh vực đạt thấp. CCHC đã có chuyển biến nhưng chưa thực sự đáp ứng yêu cầu phát triển. Tình hình tai, TNXH còn diễn biến phức tạp, nhất là tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy...Bên cạnh đó, chúng ta đang đứng trước những cơ hội to lớn để bứt phá và phát triển bền vững. Trước hết đó là tư duy mới, năng động và sáng tạo với tầm nhìn dài hơi trên tất cả các lĩnh vực KT-XH, QP-AN. Hiện tại và tương lai, tỉnh Hòa Bình được xác định là tỉnh trong vùng Thủ đô Hà Nội, có điều kiện phát triển các khu du lịch, nghỉ dưỡng, làng văn hoá... cũng như bố trí các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, phân bố các cơ sở công nghiệp vệ tinh cho vùng. Theo quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung, thúc đẩy phát triển các đô thị tỉnh lỵ là các hạt nhân của vùng phát triển đối trọng (các tỉnh xung quanh Hà Nội). Mục tiêu tổng quát phát triển của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ trong giai đoạn tới là phấn đấu nâng cao vị thế kinh tế của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, đẩy nhịp độ phát triển KT-XH vùng cao hơn nhịp độ phát triển chung của cả nước; cải thiện rõ rệt hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và bảo đảm QP-AN. Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ sẽ được hỗ trợ các cơ chế, chính sách ưu đãi và được quan tâm đầu tư, nhất là đầu tư cho mạng lưới kết cấu hạ tầng, kết hợp với các chương trình, hỗ trợ khác của T.ư sẽ góp phần phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH, XĐ-GN, tạo điều kiện thuận lợi cho tỉnh thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 và những năm tiếp theo. Thời gian qua, tỉnh đã thực hiện chiến lược mở rộng quan hệ, tăng cường liên kết, huy động các nguồn lực để tạo đà phát triển bền vững. Thực tế sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta đang phát triển theo hướng hàng hóa, chất lượng cao, gắn với công nghiệp chế biến; du lịch chất lượng cao gắn với với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa đang phát huy hiệu quả. Công nghiệp đang phát triển trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh vùng Thủ đô, hướng tới công nghiệp phụ trợ có giá trị gia tăng cao đang đem lại diện mạo đổi thay và sự phát triển mới cho quê hương Hòa Bình của chúng ta.

 

PV: Xin đồng chí cho biết định hướng và một số giải pháp trọng tâm cải cách hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng, nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu KT-XH năm 2013 và những năm tiếp theo?

 

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh: Chúng ta đang đứng trước những thời cơ và vận hội mới với không ít khó khăn, thách thức. Năm 2013 là năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015. Trong bối cảnh KT-XH năm 2011 và 2012 gặp nhiều khó khăn, năm 2013 cần có sự cố gắng lớn để cùng với những năm sau thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2011 - 2015 đã được Hội đồng nhân dân thông qua. Mục tiêu tổng quát là tiếp tục phục hồi kinh tế, tranh thủ cơ hội đẩy mạnh tăng trưởng nhanh và bền vững; thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ. Phát triển văn hóa, xã hội, XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội, bảo đảm QP-AN, TTATXH.

 

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó vấn đề CCHC, cải thiện môi trường kinh doanh, huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng là những giải pháp đặc biệt quan trọng đang được UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt. Trong phát triển kết cấu hạ tầng, tỉnh đang triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn trong SX-KD, hỗ trợ thị trường; tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt công tác để thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án, công trình xây dựng cơ bản; tăng cường chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, giải phóng mặt bằng các công trình xây dựng; tích cực giải ngân các nguồn vốn đầu tư và quyết toán các công trình hoàn thành; sớm đưa các công trình vào khai thác phát huy hiệu quả đầu tư. Từ nay đến năm 2015, tỉnh sẽ tập trung khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh CNH - HĐH ở một số ngành và lĩnh vực then chốt; huy động mọi nguồn lực của xã hội để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH; triển khai nhiều dự án giao thông quan trọng gắn kết đồng bộ với phát triển hạ tầng đô thị các thị trấn, thị tứ; các khu, cụm CN; quan tâm phát triển các làng nghề truyền thống, phát triển ngành nghề nông thôn, lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư xây dựng điện, đường, chợ, trường học, trạm y tế, nước sạch... Về cải cách hành chính, tỉnh đang tập trung triển khai những giải pháp trọng tâm sau:

 

Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh CCHC, đặc biệt là thủ tục liên quan đến thu hút đầu tư, môi trường kinh doanh, cụ thể như: giảm thời gian, chi phí gia nhập thị trường của DN, tăng cường tính minh bạch trong quản lý Nhà nước, giảm chi phí không chính thức của DN trong tiếp cận các hợp đồng, dịch vụ của nhà nước...

 

Thứ hai, tiếp tục đầu tư kết cấu hạ tầng, nhanh chóng đưa các dự án hoàn thành vào sử dụng phục vụ cho phát triển KT-XH. Thực hiện cơ cấu lại đầu tư ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư cho hạ tầng công nghiệp và dịch vụ.

 

Thứ ba, thúc đẩy công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, đồng thời cơ cấu lại đầu tư, cơ chế chính sách để phát triển nguồn nhân lực địa phương.

 

Thứ tư, tăng cường các biện pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc như GPMB, thực hiện tốt các quy định về đầu tư, kinh doanh nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh vào phát triển KT-XH. Hướng tới mục tiêu tạo thuận lợi tối đa cho DN và người dân phát triển SX-KD theo đúng pháp luật, xây dựng hình ảnh mới về môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư của tỉnh công khai, minh bạch và ngày càng thân thiện.

 

Định hướng đúng đắn giải pháp sát thực, tổ chức thực hiện quyết liệt, sáng tạo cùng với sự đoàn kết, thống nhất cao trong toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, chắc chắn chúng ta sẽ biến thách thức thành cơ hội, huy động tốt các nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2013, tạo cơ sở vững chắc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, đưa vị thế của tỉnh lên một tầm cao mới.

 

P.V: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!.

 

 

                                                            Lê Chung (thực hiện)

 

 

Các tin khác

Gốc bưởi Diễn hàng trăm quả của hộ nông dân Bùi Thị Quê, xã Cao Sơn.
Không có hình ảnh
Ông tiến sỹ “gàn” và những giống hoa lan quý được lai tạo từ phương pháp cấy mô
Quách Văn Hợp, chàng trai trẻ có nghị lực vươn lên làm giàu chính đáng.

Xuân sớm trên bản chuyển dân Hào Phong

(HBĐT) - Năm nay là năm thứ 30 kể từ ngày chuyển dân vùng hồ sông Đà, người dân Hào Phong (Hào Lý) gắn bó với vùng đất mới với một cuộc sống mới không còn nhà tạm, không còn hộ đói.

Phấn đấu sản xuất - kinh doanh hiệu quả, bảo đảm an sinh xã hội

(HBĐT) - Chiều 2/2, Hội Doanh nghiệp trẻ đã tổ chức tổng kết công tác Hội năm 2013, triển khai phương hướng năm 2013. Tới dự có đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Danh dự Hội DNT; lãnh đạo T.Ư Hội DNT Việt Nam, các sở, ngành chức năng.

Nhộn nhịp thị trường Tết ông Công, ông Táo 

(HBĐT) - Theo phong tục, ngày 23 tháng chạp là ngày ông Táo lên chầu trời, còn gọi là Tết ông Công. Với xu hướng chuẩn bị từ sớm, các bà, mẹ, chị kịp sửa biện đồ cúng lễ tiễn Táo quân thật tươm tất, trọng thể.

Phấn đấu thu 148 tỷ đồng tiền thuế

(HBĐT) - Ngày 1/2, Chi cục thuế thành phố Hòa Bình đã tổ chức tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013.

Thị trường đào, quất cảnh bắt đầu sôi động

(HBĐT) - Đang ở vào thời điểm Tết đến chỉ còn tính từng ngày, thị trường đào, quất đã sôi động. Những xe chất đầy cành đào chở từ Mộc Châu (Sơn La) hay từ các huyện vùng cao Mai Châu, Đà Bắc về thành phố Hòa Bình. Một số người buôn quất cảnh từ mạn Hưng Yên, Nam Định cũng đã tập kết cây cảnh thành dãy, thành khu trên các tuyến đường, góc phố.

Thực hiện tốt Nghị quyết 37-NQ/TW góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH

(HBĐT) - Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX đã xác định rõ hướng phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ được triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt những kết quả quan trọng. Đối với tỉnh ta, Nghị quyết đang từng bước đi vào cuộc sống, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển toàn diện của KT-XH địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục