Chị Bùi Thị Điền, xóm Sống Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) ra đồng cấy lúa từ ngày mùng 7 âm lịch.

Chị Bùi Thị Điền, xóm Sống Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) ra đồng cấy lúa từ ngày mùng 7 âm lịch.

(HBĐT) - Có mặt tại khu ruộng Đồng Gạo, xóm Sống Trên, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) vào ngày mùng 4 Tết, chúng tôi đã thấy nông dân trong xã tấp nập ra đồng. Người cày, bừa, be bờ, người xúc mạ, cấy...

 

Tiếng máy hoà lẫn tiếng nói cười làm cho không khí tại khu ruộng ngay cạnh đường 12B trở nên rôm rả. Xã Vĩnh Đồng có lễ hội chùa Chanh, được tổ chức 2 năm một lần vào ngày mùng 7 âm lịch. Trước đây, sau ngày vui hội, nhân dân mới bắt đầu ra đồng sản xuất vụ chiêm - xuân. Nhưng, nhiều năm gần đây, ngay từ khi không khí Tết vẫn còn tràn ngập thì nông dân Vĩnh Đồng đã tấp nập xuống ruộng chuẩn bị cho vụ chiêm - xuân mới kịp thời vụ. Có dịp trở lại Vĩnh Đồng vào chiều ngày mùng 7 âm lịch, đúng ngày hội làng nhưng vẫn có lác đác nông dân ngoài đồng. Trên khắp các cánh đồng Bụt, Cóp… nhiều chân ruộng đã phủ màu xanh của mạ vừa được cấy.  

 

Chị Bùi Thị Diên, xóm Sống Trên vừa thoăn thoắt cấy vừa trò chuyện: Nhà chị có hơn 1.000m2 ruộng. Năm nay, chị gieo hơn 3 kg mạ giống Nhị ưu 838. Hàng năm, số diện tích này cho thu hoạch gần cả tấn thóc. Nhà có 3 miệng ăn nhưng không phải lo chuyện đong gạo. Buổi sáng chị đã đi dự hội làng, buổi chiều cùng đứa con trai ra đồng xúc mạ, cấy cho kịp thời vụ. Mấy năm nay, xã thực hiện được việc dồn điền, đổi thửa nên thuận tiện cho việc làm đất, lấy nước. Chứ như trước, 3 mảnh ruộng nhỏ tại 3 xứ đồng khác nhau nên gieo cấy mất thời gian lắm. Nay, chỉ cần thuê một buổi cày là xong.

 

Gặp chị Đinh Thị Huyền ở xóm Đoàn Kết tại lễ hội chùa Chanh. Chị phấn khởi chỉ cho chúng tôi chân ruộng của gia đình đã được cày, be bờ, vớt cỏ, nước đầy ăm ắp, chỉ chờ đến hôm sau là đưa mạ xuống cấy. Chị cho biết: Gia đình chị có 3 sào ruộng cấy. Vụ chiêm-xuân 2013, chị cấy giống lúa Thái Bình. Làm tốt mùa vụ không phải lo thiếu gạo lại có dư để chăn nuôi lợn, gà.

 

Ông Bùi Đức Òm, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Vĩnh Đồng cho biết:  Xã tổ chức lễ hội đầu năm nhằm mục đích động viên, khuyến khích bà con nông dân ra đồng và cùng cầu mong cho một năm mới mùa màng bội thu. Lễ hội còn là dịp tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ lòng biết ơn các bậc tiền nhân, tích cực sản xuất nông nghiệp, thi đua lao động, phát triển kinh tế trên chính mảnh đất quê hương mình. Liên tục nhiều năm nay, xã Vĩnh Đồng luôn trong tốp đầu của huyện về năng suất lúa. Vụ chiêm-xuân 2012, năng suất lúa của xã đạt khoảng 60 tạ/ha. Phong trào làm vụ đông của xã cũng đem lại giá trị cao với những loại sản phẩm bắt đầu có “tiếng” gần, xa là: khoai tây, dưa chuột, củ đậu. Vụ đông vừa qua, xã đã trồng được 35,5 ha khoai tây, năng suất đạt 60-80 tấn/ha; 5 ha củ đậu và nhiều diện tích rau, đậu khác. Nhiều gia đình đã có thu nhập khá từ làm vụ đông. Nhờ đó, Tết cũng phấn khởi, đầy đủ hơn. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm chỉ còn 8,04%. Chuẩn bị cho vụ chiêm-xuân năm nay, xã đã họp dân, triển khai kế hoạch sản xuất ngay từ trong Tết. Nông dân gieo mạ từ 15 – 17/1. Các yếu tố: giống, nước, phân, thời vụ, phân đã được chuẩn bị kỹ càng cho 138 ha diện tích cấy lúa vụ chiêm-xuân. Các giống lúa chính được lựa chọn là các giống lúa lai: Nhị ưu 838, Thái Bình, Tạp giao… Năm 2012, xã được kiên cố hoá thêm bai Cái, nâng tổng số hệ bai, mương, đập thuỷ lợi của xã lên con số 4, đảm bảo đủ nước tưới. Hệ thống kênh mương riêng năm 2012 cũng đã kiên cố hoá thêm được 1,2 km. Đến nay, xã đã kiên cố được gần 80% hệ thống kênh mương. Nông dân trong xã còn chủ động mua máy cày, bừa để thuận tiện cho việc làm đất và hiện có đến khoảng 200 máy. Có nước, có phân, có giống tốt và có cả sự cần cù, chịu khó của nông dân, hy vọng xã sẽ có một vụ sản xuất thành công. Nhiều chân ruộng buổi sáng còn mướt xanh màu của rau su hào, cải bắp, buổi chiều đã ăm ắp nước chờ cấy. Nông dân Vĩnh Đồng đang xuống đồng với tinh thần khẩn trương nhất. Nói như Bí thư Đảng uỷ kiêm Chủ tịch kiêm Bí thư Đảng uỷ xã thì nông dân mang cả không khí Tết ra ngoài ruộng. Và chỉ sau ngày vui hội, tất cả nông dân không ai đi chơi, sau 3 ngày là xã sẽ cơ bản cấy xong. Mạ đã gieo nên cấy trong khoảng 25 – 30 ngày tuổi là tốt nhất. Nếu để mạ già sẽ ảnh hưởng đến năng suất.

 

                                                                                               

 

                                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác

Từ 20.2 tới đây, khách hàng sử dụng thẻ ATM sẽ phải trả thêm mức phí thường niên có thể đến 60.000 đồng/thẻ - Ảnh: D.Đ.M
Không có hình ảnh
Sau Tết, hoạt động của các chợ nhộn nhịp trở lại (ảnh tại chợ Nghĩa Phương - TPHB).
Hội viên HND TPHB tham quan, tìm hiểu, học tập mô hình nuôi hươu của hộ gia đình anh Nguyễn Đức Hải - hội viên HND xã Thống Nhất.

Hướng phát triển cho nền nông nghiệp đô thị

(HBĐT) - Những năm gần đây, với sự đô thị hóa nhanh, thành phố Hoà bình đã định hướng cho người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như cây trồng vật nuôi cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đô thị, trong đó có phát triển sinh vật cảnh (SVC) đang mở ra một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng đô thị.

Cây bưởi 600 quả của gia đình ông Hùng

(HBĐT) - Nhiều người không giấu được sự ngạc nhiên khi nghe nói đến một cây bưởi có thể cho tới 600 quả. Đó là cây bưởi nhiều quả nhất trong mảnh vườn rộng 4.500 m2 của ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc). Bên cạnh đó, các cây bưởi khác đều được khoảng 200 quả/cây. Từ lâu, nhà ông Hùng đã nổi tiếng với vườn cây quả sum suê. Căn nhà nhỏ của vợ chồng ông Hùng được bao bọc bởi một màu xanh mướt của cây cối và mùi hương của hoa trái.

Tỷ phú cam ở đất Cao Phong

(HBĐT) - Khi về vùng đất Cao Phong để tìm tư liệu viết bài về cam, một anh bạn bảo tôi: năm nay anh tha hồ mà viết. Chỉ riêng thị trấn Cao Phong này mà đếm sơ sơ có đến gần 20 hộ gia đình thu nhập từ một tỷ trở lên. Còn những hộ thu vài trăm triệu thì không tính. Quả thực, khi về đến Cao Phong tôi mới biết năm nay, những người trồng cam thu hoạch lớn. Cam vừa được mùa, vừa được giá và đang dần khẳng định thương hiệu.

Doanh nghiệp vượt khó, nỗ lực đóng góp cho ngân sách

(HBĐT) - Trong năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, song cộng đồng các doanh nghiệp, doanh nhân trong tỉnh đã nỗ lực, duy trì và phát triển sản xuất. Đây chính là động lực phát triển nguồn thu, huy động nguồn lực tài chính cho NSNN của tỉnh, góp phần đưa tăng trưởng kinh tế tỉnh năm vừa qua đạt 10,2%.

Thị xã tương lai nơi cửa ngõ của tỉnh

(HBĐT) - Diện mạo Lương Sơn đang đổi thay nhanh chóng với những bước đi đáng tự hào. Hạ tầng đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển trông thấy. Vùng đất thị trấn, Hòa Sơn đan xen gò đồi khi xưa nay đã trở thành KCN- sôi động và hiện đại nhất tỉnh, trở thành miền đất hứa cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đang được lấp đầy các dự án phát triển công nghiệp bền vững. Số dự án đầu tư số vốn lớn, số dự án đãng ký, số dự án đi vào hoạt động ngày càng nhiều và hiệu quả. Con em làm nông nghiệp nay đã trở thành công nhân sớm tối đi về trong tiếng máy reo. Kết cấu hạ tầng các xã vùng nông thôn đang được đầu tư theo quy hoạch. Nông nghiệp phát triển theo hướng đầu tư thâm canh hàng hóa sạch và chất lượng cao, phục vụ các đô thị lớn. Chất lượng cuộc sống không ngừng được cải thiện, ánh mắt nông dân rạng ngời hạnh phúc.

Ngã ba Đông Dương ngày ấy, bây giờ

(HBĐT) - Ngã ba Mãn Đức, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) nối liền giữa đường 12B và QL6, là con đường giao thông huyết mạch quan trọng nối Thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc và thượng Lào. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ngã ba Mãn Đức là điểm dừng chân của các đoàn xe vận tải vũ khí, hàng hóa ra chiến trường, nơi giao lưu, trung chuyển hàng hóa được đưa về từ các nước bạn như Lào, Campuchia. Người dân khi đó đã gọi ngã ba Mãn Đức là “ngã Ba Đông Dương”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục