Ông Đào Duy Hách, Chủ tịch Hội SVC thành phố Hòa Bình chăm sóc vườn hoa xương rồng trên 20 năm tuổi.
(HBĐT) - Những năm gần đây, với sự đô thị hóa nhanh, thành phố Hoà bình đã định hướng cho người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như cây trồng vật nuôi cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đô thị, trong đó có phát triển sinh vật cảnh (SVC) đang mở ra một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng đô thị.
Hội SVC thành phố được thành lập từ năm 2009 với gần 30 hội viên là một tổ chức quần chúng tập hợp rộng rãi những người yêu thích SVC, những người SX-KD, làm dịch vụ SVC, những nhà khoa học, mỹ thuật và nghệ nhân hoạt động bảo vệ và phát triển của SVC. Tuy chỉ mới được thành lập trong một thời gian ngắn song đây là nơi hội tụ được những cá nhân có tay nghề kỹ thuật cao và đặc biệt là có tâm huyết với cây cảnh. Hoạt động của Hội đã nhanh chóng phát triển thêm nhiều thành viên đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của địa phương thông qua các hoạt động giao dịch SVC. Hội SVC còn là nơi để những người đam mê SVC trong thành phố học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nhằm đưa SVC thành một nghề phát triển, một nền nông nghiệp tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Hội cũng là nơi tạo thêm địa điểm xanh, sạch, đẹp để nhân dân trên địa bàn và các tỉnh lân cận đến vui chơi, thưởng ngoạn sản phẩm SVC, nơi thư giãn, giao lưu, giải trí cho mọi người. Việc chơi SVC trên địa bàn thành phố ngày càng phát triển thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, cải thiện đời sống tinh thần và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Phạm Đức Hiện, hội viên Hội SVC thành phố cho biết: nghề SVC là một nghề đòi hỏi tay nghề kỷ thuật cao, có năng khiếu thẫm mỹ tốt, đặc biệt là sự say mê tìm tòi, sáng tạo, trên cơ sở một ý thức lao động cần cù, bền bĩ, chăm sóc chu đáo, tỉ mĩ. Mỗi loại cây, mỗi loại hoa đòi hỏi một cách thức chăm sóc, vun xới khác nhau. Tất cả có được từ một lòng yêu thích nghề nghiệp tha thiết, ham mê tìm tòi, sáng tạo. Hiện nay, Hội SVC thành phố đang ngày một phát triển và lớn mạnh với sự phối hợp giữa nhà vườn và các cơ quan, đơn vị, khu đô thị... để tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, thể hiện mỹ quan yêu nghệ thuật, yêu thiên nhiên, sống gần gũi và thân thiện với môi trường. Cách thiết kế, trang trí cho các công trình cây xanh theo phong thủy luôn đuợc các nhà vườn bố trí phù hợp với không gian đặc trưng riêng của từng sân vườn. Đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ 2013, trong mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đơn vị thì hoa và cây cảnh là thứ không thể thiếu, thể hiện sự sinh sôi, nảy nở và phát triển, đem lại không khí ấm cúng, hòa thuận, hướng tới năm mới tràn ngập niềm vui, hạnh phúc và may mắn.
Về những giá trị mang lại được nhiều lợi ích từ nghề SVC, Ông Đào Duy Hách, Chủ tịch Hội SVC thành phố cho biết: Trước một nền kinh tế thị trường ngày càng được ổn định, việc phát triển nghề SVC mang nhiều ý nghĩa, không chỉ làm đẹp cho thành phố, cho quê hương, cho mỗi gia đình, mà còn tạo nên công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động, từng bước ổn định, nâng cao đời sống. Ở thành phố hiện có gần 20 nhà vườn có quy mô chậu cảnh phát triển, được chăm sóc sắc sảo, kỹ thuật chăm trồng, tĩa ghép, uốn tạo, nhiều hộ có từ từ 50 - 100 chậu. Nhiều mô hình gia đình làm vườn hoa cây cảnh đã sống bằng chính nghề SVC, nghề này đã trở thành nghề chính, thu nhập chính cho gia đình, có những cây đạt giá trị kinh tế cao từ 100 - 500 triệu đồng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích và giá trị văn hóa nghệ thuật đặc sắc, giá trị kinh tế hiệu quả cao của SVC, phát triển SVC góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Bước sang năm mới 2013 này, Hội SVC thành phố cũng như những người ưa thích chơi sinh vật cảnh sẽ gặt hái được nhiều thành công mới để phát triển và xây dựng tổ chức hội vững mạnh, cùng nhau động viên khả năng lao động sáng tạo, đoàn kết giúp đỡ nhau, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến ứng dụng thành tựu KH-CN mỹ thuật, nhằm phát triển ngày càng phong phú và đa dạng, đem lại chất lượng cao cho các sản phẩm SVC, mang lại đời sống văn hóa tươi vui, lành mạnh, lợi ích KT-XH thiết thực cho hội viên.
Lưu An
(HBĐT) - Ngã ba Mãn Đức, thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) nối liền giữa đường 12B và QL6, là con đường giao thông huyết mạch quan trọng nối Thủ đô Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc và thượng Lào. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, ngã ba Mãn Đức là điểm dừng chân của các đoàn xe vận tải vũ khí, hàng hóa ra chiến trường, nơi giao lưu, trung chuyển hàng hóa được đưa về từ các nước bạn như Lào, Campuchia. Người dân khi đó đã gọi ngã ba Mãn Đức là “ngã Ba Đông Dương”.
(HBĐT) - Giữ rừng tốt đương nhiên đem đến nhiều lợi ích, song, điều mà người dân Lạc Sỹ (Yên Thuỷ) chẳng ngờ nghề nuôi ong lấy mật đầu tiên là tự phát giờ trở thành phong trào trong cả xã. Tiếng lành đồn xa, mật ong nơi đây giờ đã thành thương hiệu mà đi đâu, nói đến mật ong Lạc Sỹ đều được mọi người ngợi khen bởi chất lượng tự nhiên.
(HBĐT) - Vài năm lại đây, nông dân huyện Lương Sơn đã áp dụng mô hình trồng rau theo quy trình nông nghiệp hữu cơ (NNHC). Với hướng đi mới, Lương Sơn đã có những cánh đồng cho thu nhập 200 - 400 triệu đồng/sào/năm. Năm 2008, với sự hỗ trợ của dự án ADDA (Đan Mạch) và trường Cao đẳng NN&PTNT Bắc Bộ (Xuân Mai - Hà Nội), HND huyện Lương Sơn đã triển khai mô hình trồng rau hữu cơ trên địa bàn.
(HBĐT) - Diện mạo hai bên bờ sông Đà TPHB như đổi thay từng ngày. Những con đường mới mở thêm phần khang trang, hiện đại hơn như đại lộ Thịnh Lang, đường Trương Hán Siêu, đường Trần Hưng Đạo... Ngày càng có nhiều ngôi nhà cao tầng mọc lên mang đậm nét miền núi. Hạ tầng cơ sở nói chung đang được thành phố đầu tư xây dựng, cải tạo là cơ sở đảm bảo cho thành phố tiến một bước dài trong công cuộc đổi mới.
(HBĐT) - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Ba năm, một chặng đường, tuy chưa hẳn là dài nhưng cuộc vận động đã thực sự đi vào lòng dân. Thật vui vì từ vùng nông thôn đến nơi phố thị của Hòa Bình, hàng Việt đã và đang từng bước lên ngôi.
(HBĐT) - Đó là khẳng định của đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT khi trao đổi về một số kết quả tích cực trong sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp hiện nay. Theo đồng chí Hoàng Văn Tứ, tỉnh ta sở hữu một nền nông nghiệp đang nỗ lực chuyển mình, trong đó, thu hút đầu tư được xác định là một trong những giải pháp hiệu quả để ngành nông nghiệp tích trữ thêm năng lượng, sẵn sàng thực hiện những bước nhảy dài về chất.