Đi vào hoạt động tại huyện Lạc Sơn từ tháng 6/2012, Công ty Sanko 100% vốn Nhật Bản đầu tư hoạt động hiệu quả, giải quyết việc làm cho trên 300 lao động tại địa phương, thu nhập ổn định từ 1,5 - 2,5 triệu đồng/người/tháng.
(HBĐT) - Thực hiện chính sách khuyến khích và hỗ trợ phát triển CN - TTCN, trong những năm gần đây, các DN, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện Lạc Sơn tiếp tục duy trì phát triển lĩnh vực SX CN-TTCN và TM-DV góp phần tích cực vào sự phát triển KT-XH của huyện.
Trước đây, CN-TTCN huyện Lạc Sơn còn nhỏ lẻ, chỉ đơn thuần là SX tại gia với ngành nghề đơn giản như: thủ công, cơ khí, chế biến gỗ, đan lát... mang lại hiệu quả kinh tế thấp. Các chủ DN chưa coi trọng đầu tư công nghệ, kỹ thuật nên sản phẩm SX ra chủ yếu chỉ tiêu thụ trên địa bàn huyện. Nhiều DN không đủ sức cạnh tranh trên thị trường, SX cầm chừng, hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của các ngành nghề CN-TTCN, huyện Lạc Sơn đã đề ra Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo, đẩy mạnh phát triển CN-TTCN, DN nhỏ và vừa giai đoạn 2010-2015. Sau hơn 2 năm triển khai, kết quả đã góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, tốc độ tăng trưởng trong CN-TTCN bình quân hàng năm đạt từ 18-23%. Riêng năm 2012, giá trị SXCN-TTCN đạt 360 tỷ đồng. Hiện tại, huyện đang tiếp tục xây dựng phương án khôi phục các làng nghề truyền thống đang dần bị mai một, tạo môi trường thông thoáng để thu hút các DN trong và ngoài nước vào đầu tư. .
Theo thống kê đến hết tháng 12/2012, trên địa bàn huyện có tổng số 3.250 DN, đơn vị, cơ sở hoạt động SX-KD trên các lĩnh vực:khai thác khoáng sản, xây dựng cơ bản, thủy điện, chế biến nông - lâm sản. Trong đó có 70 công ty, DN, HTX và 900 hộ cá thể hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực CN-TTCN với tổng số vốn kinh doanh hàng chục tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 1.300 lao động mỗi năm. Tuy nhiên, xét về quy mô thì còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún, sản phẩm chưa đa dạng và phong phú nên giá trị kinh tế chưa thực sự cao. Đến nay, huyện mới chỉ có những sản phẩm như: gạnh xây dựng, khai thác than, nguyên liệu gỗ, đây là những sản phẩm đã phát huy được tiềm năng thế mạnh và mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương nhưng những sản phẩm này mới chỉ dừng lại ở dạng thô, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước, giá trị xuất khẩu chưa cao. Một số hộ cá thể và DN SXCN-TTCN trên địa bàn do quy mô nhỏ, chưa năng động, sáng tạo trong SX cộng với những khó khăn do tình hình suy giảm kinh tế, giá cả vật tư nguyên vật liệu tăng cao, máy móc thiết bị lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường... nên sản phẩm tiêu thụ chậm, hiệu quả kinh doanh thấp.
Ông Nguyễn Đức Thọ, Giám đốc DN cơ khí Đức Thọ tại thị trấn Vụ Bản cho biết: Hiện nay, không ít các DN trên địa bàn huyện đang gặp khó khăn về vốn và mặt bằng SX. Để giúp các DN từng bước tháo gỡ khó khăn này, Chính phủ và tỉnh đã có nhiều chính sách hỗ trợ DN vay vốn với mức lãi suất thấp. Tuy nhiên, do dư nợ cũ chưa thanh toán hết nên nhiều đơn vị chưa thể tiếp cận được với những nguồn vốn ưu đãi này. Trong thời gian tới, DN mong muốn tỉnh và huyện tiếp tục có những chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ các DN vay vốn, mở rộng mặt bằng phát triển SX.
Để tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thu hút mạnh các thành phần kinh tế, phát triển TTCN và NNNT nhằm tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần giá trị SXCN-TTCN, các ngành nghề và dịch vụ, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đặc biệt là khu vực nông thôn. Huyện đang tập trung khai thác có hiệu quả các CSSX hiện có, đồng thời đầu tư phát triển các ngành CN có lợi thế về nguyên liệu, thị trường và lao động sẵn có ở địa phương, trước hết là CN SX vật liệu xây dựng, chế biến nông - lâm thủy sản, cơ khí...; ưu tiên phát triển các ngành CN có hàm lượng công nghệ, kỹ thuật cao, ít ô nhiễm môi trường; chú trọng phát triển DN nhỏ và vừa; khôi phục, phát triển các ngành nghề TTCN, làng nghề, làng nghề truyền thống; tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển SXCN-TTCN và NNNT góp phần hoàn thành các mục tiêu KT-XH và chuẩn bị các điều kiện cho sự tăng trưởng cao trong những giai đoạn tiếp theo.
Nói về phương hướng phát triển CN-TTCN huyện trong thời gian tới, ông Bùi Văn Phục, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Sơn cho biết: huyện đang tiếp tục phát huy mọi tiềm năng, lợi thế sẵn có, huy động tốt mọi nguồn lực xã hội để phát triển CN - TTCN nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. Huyện chủ trương khôi phục các ngành nghề bị mai một, du nhập các nghề mới, hình thành một số sản phẩm có tính chất chủ lực của địa phương; xây dựng thương hiệu hàng hóa tăng cường sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong, ngoài nước, xác định phát triển CN-TTCN là một trong những bước phát huy lợi thế của địa phương để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân và góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển KT-XH trên địa bàn.
Hoàng Huy
Chủ thẻ chỉ cần đút thẻ vào máy là bị vô số các loại phí bủa vây. Theo thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước - NHNN), toàn hệ thống thanh toán đang có khoảng gần 50 triệu thẻ các loại gồm: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán, thẻ mua hàng...
Nghị quyết 11 của Chính phủ được ban hành vào tháng 2/2011 đã thể hiện Việt Nam nỗ lực kiềm chế lạm phát. Trên cơ sở đó, năm 2012 được đánh giá là năm Việt Nam thực hiện thành công việc kiềm chế lạm phát. Tuy vậy, nguy cơ lạm phát tăng cao ở Việt Nam vẫn hiện hữu.
(HBĐT) - Kể từ mồng 3 Tết trở đi, không khí mua bán ở các chợ trên địa bàn đã bắt đầu nhộn nhịp. Hoạt động của các chợ diễn ra chủ yếu ở khu dành riêng bán rau, củ quả và thực phẩm. Tại một số chợ, rau xanh, hoa quả, hàng cá, hàng thịt họp thành dãy ngay sát các trục đường để người tiêu dùng tiện ghé vào mua.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hòa Bình (HND TPHB) cho biết: Những năm gần đây, Hội đã đẩy mạnh thực hiện “Phong trào nông dân thi đua sản xuất - kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng”. Đây là phong trào trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động của các cấp Hội được cán bộ, hội viên hưởng ứng sôi nổi, đã và đang tạo ra những lực đẩy cần thiết cho sự phát triển toàn diện của nông nghiệp – nông dân – nông thôn.
(HBĐT) - Những năm gần đây, với sự đô thị hóa nhanh, thành phố Hoà bình đã định hướng cho người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng như cây trồng vật nuôi cho phù hợp với xu hướng phát triển chung của đô thị, trong đó có phát triển sinh vật cảnh (SVC) đang mở ra một hướng đi mới cho sản xuất nông nghiệp ở vùng đô thị.
(HBĐT) - Nhiều người không giấu được sự ngạc nhiên khi nghe nói đến một cây bưởi có thể cho tới 600 quả. Đó là cây bưởi nhiều quả nhất trong mảnh vườn rộng 4.500 m2 của ông Trần Văn Hùng, xóm Tân Hương 1, xã Thanh Hối (Tân Lạc). Bên cạnh đó, các cây bưởi khác đều được khoảng 200 quả/cây. Từ lâu, nhà ông Hùng đã nổi tiếng với vườn cây quả sum suê. Căn nhà nhỏ của vợ chồng ông Hùng được bao bọc bởi một màu xanh mướt của cây cối và mùi hương của hoa trái.