Hiện nay, việc tìm vốn ngoại của nhiều doanh nghiệp rất khó khăn nhưng ngành ngân hàng vẫn khá hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Khách hàn đang giao dịch tại Techcombank. Ảnh: HỒNG THÚY

Hiện nay, việc tìm vốn ngoại của nhiều doanh nghiệp rất khó khăn nhưng ngành ngân hàng vẫn khá hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Trong ảnh: Khách hàn đang giao dịch tại Techcombank. Ảnh: HỒNG THÚY

Cho phép tăng tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng thương mại yếu kém sẽ giúp đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, nâng cao quản trị ngân hàng…

 

Dự thảo nghị định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam do Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa soạn thảo đã đề cập khả năng nâng tổng mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và người liên quan tại một TCTD cổ phần yếu kém có thể vượt 30%. Điều này đang gây nhiều chú ý trong dư luận.

Kích thích dòng vốn ngoại

Theo quy định hiện nay, tỉ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người liên quan không vượt quá 20% vốn điều lệ tại một TCTD. Tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài và người liên quan không vượt quá 30% vốn điều lệ của một TCTD. Tại dự thảo này, trường hợp đặc biệt - đối với các NH thương mại yếu kém đang tiến hành tái cơ cấu, mức cho phép sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài có thể lớn hơn 30% và do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Dự thảo cũng quy định nhiều điều kiện khá chặt chẽ đối với nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần sở hữu từ 10% vốn điều lệ một NH. Chẳng hạn, tổ chức tài chính nước ngoài đó phải được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế có uy tín xếp hạng từ mức ổn định hoặc tương đương trở lên. Việc mua cổ phần không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống NH, không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh trong hệ thống NH. Phải có tổng tài sản tối thiểu tương đương 10 tỉ USD nếu là NH nước ngoài, công ty tài chính nước ngoài, công ty cho thuê tài chính nước ngoài hoặc vốn điều lệ 1 tỉ USD đối với tổ chức khác…

Lâu nay, nhiều ý kiến cho rằng việc để nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ NH trong nước, có quyền chi phối mạnh sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống NH, có nguy cơ tạo ra sự thâu tóm, độc quyền. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đến năm 2016, khi Việt Nam hoàn toàn thực hiện các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở cửa ngành NH thì việc này sẽ phải thực hiện. Hiện Việt Nam đã cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập 100% NH nước ngoài, mở văn phòng đại diện, chi nhánh. Trong khi đó, tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài bó hẹp làm khó khăn trong việc tìm đối tác chiến lược mạnh, khó huy động vốn từ nhà đầu tư.

Theo Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI), việc cho phép NH ngoại mua các NH thương mại yếu kém trong nước sẽ giúp một lượng vốn tự có lớn khoảng vài trăm triệu USD/NH bơm thẳng vào NH yếu kém để tái cấu trúc tình hình tài chính, giúp giảm tỉ lệ nợ xấu. Khi đó, thanh khoản của NH nội được tăng lên, giảm cạnh tranh lãi suất huy động vượt rào…, giúp hệ thống NH trong nước có cơ hội hạ mặt bằng lãi suất huy động.

Nâng cao hiệu quả quản trị, công nghệ

TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, cho rằng việc các tổ chức nước ngoài được tăng tỉ lệ sở hữu vốn cổ phần đối với NH yếu kém trong nước là thông tin tốt, góp phần tái cơ cấu các NH thương mại. Hiện nay, việc huy động vốn trong nước rất khó khăn nhưng ngành NH vẫn khá hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư ngoại. “NH nước ngoài sẽ hỗ trợ về kỹ thuật, công nghệ hiện đại với các chương trình quản trị rủi ro tiên tiến. Nếu NH ngoại tham gia HĐQT, có tiếng nói nhất định thì sẽ giúp HĐQT minh bạch hơn, báo cáo cập nhật hoạt động NH tốt hơn, thông tin sẽ được kiểm chứng, giám sát… tạo mức độ minh bạch cho NH nội. Hơn nữa, NH thương mại trong nước ít dám bỏ ra hàng triệu USD để làm dự án tái cơ cấu, trong khi NH ngoại sẵn sàng vì tài chính mạnh” - TS Lê Xuân Nghĩa nhận xét. 

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận xét: Tại một số NH, cơ cấu cổ đông nghèo nàn khi cổ đông cá nhân, cổ đông tổ chức thụ động và cổ đông gia đình chiếm đa số… sẽ gây ra tình trạng khó kiểm soát và dễ phát sinh lạm quyền, tham nhũng… Điều này ảnh hưởng đến người góp vốn và cả người gửi tiền, buộc NH Nhà nước phải ra tay cứu. “Khi có NH ngoại tham gia, phương thức quản trị doanh nghiệp sẽ được thay đổi căn bản, ít tình trạng lạm quyền, tiêu cực, tham nhũng” - VAFI nhận xét.

 

                                                       Theo Báo NLĐ

 

 

Các tin khác

Người tiêu dùng TPHB kiểm tra nhãn mác, xuất sứ, hạn sử dụng hàng hóa trước khi mua, sử dụng nhằm đảm bảo quyền của chính họ.
Nhà thầu đang tập trung thi công những khu vực đã hoàn thành GPMB.
Cam Cao Phong đã thực sự tìm được chỗ đứng trên thị trường, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Hộ trồng dưa xóm Chiềng 1, xã Vĩnh Đồng (Kim Bôi) thu hoạch dưa chuột.

Sản xuất CN-TTCN 2 tháng đầu năm đạt 13,79% kế hoạch

(HBĐT) - Theo Sở KH&ĐT, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2/2013, giảm 35,9% so với tháng trước, tăng 2,94% so với tháng 2/2012. Trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 35,54%; công nghiệp chế biến giảm 27,08%; sản xuất, phân phối điện, ga, nước tăng 39,06%; cung cấp nước, hoạt động quản lý rác thải, nước thải tăng 0,79%. Nguyên nhân do tháng 2 nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày (9 ngày). Cộng dồn 2 tháng so với cùng kỳ tăng 25,42%.

Thu NSNN 2 tháng đầu năm ước đạt 236 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Sở KH&Đ, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh tháng 2/2013, ước thực hiện 113 tỷ đồng. Với kết quả đó, trong 2 tháng đầu năm thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước thực hiện 236 tỷ đồng, trong đó thu cân đối ngân sách là 233.407 triệu đồng, bằng 14% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 13% so với chỉ tiêu HĐND tỉnh, thu quản lý qua NSNN ước đạt 3.093 triệu đồng.

Doanh thu dịch vụ tháng 2 ước đạt 727 tỷ đồng

(HBĐT) - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tỉnh tháng 2 ước đạt 727 tỷ đồng, giảm 4,72% so với tháng trước do thời gian nghỉ tết kéo dài. Lũy kế 2 tháng đầu năm ước đạt 1.490 tỷ đồng, tăng 24,17% so với cùng kỳ, thực hiện 15,02% kế hoạch năm.

Xây dựng nông thôn mới ở Lương Sơn: Tạo nền móng phát triển nông nghiệp-nông thôn

(HBĐT) - Xác định để thành công trong xây dựng nông thôn mới (NTM) phải từ cơ sở, trong quá trình thực hiện, huyện Lương Sơn khuyến khích các xã, thị trấn tìm và thực hiện bước đi phù hợp. Chính vì vậy, dù “đi cùng đường” nhưng mỗi nơi lại có cách làm riêng. Liên Sơn là 1 trong 5 xã phấn đấu về đích vào năm 2015. ông Lưu Viết Toán, Chủ tịch UBND xã Liên Sơn cho biết: Xã xác định xây dựng NTM phải huy động được sự vào cuộc tích cực của nhân dân tham gia, chính quyền có vai trò định hướng, chỉ đạo và hỗ trợ một phần. Xuất phát từ quan điểm đó, quan điểm đó, Liên Sơn tăng cường công tác tuyên truyền để người dân thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng NTM, đồng thời, chọn tiêu chí làm đường GTNT thực hiện trước để nhân dân thấy được đổi thay đầu tiên khi xây dựng NTM.

Yên Thuỷ: 2.172 hộ thoát nghèo từ vốn vay ưu đãi

(HBĐT) - Phòng giao dịch NHCSXH huyện Yên Thuỷ tổng kết 10 năm hoạt động (2003-2012). Tổng nguồn vốn hoạt động của NHCSXH huyện đến 31/12/2012 đạt 133.091 triệu đồng; tăng 14,49% so với năm 2003. Tổng dư nợ 10 chương trình tín dụng chính sách là 130.826 triệu đồng uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị xã hội với 8.913 hộ còn dư nợ ở 213 tổ TK&VV. Tốc độ tăng trưởng dư nợ trong 10 năm đạt bình quân 38%/năm.

Phấn đấu duy trì diện tích nuôi thủy sản trên 2.400 ha

(HBĐT) - Ngày 14/3, Chi cục Thủy sản đã tổ chức hội nghị CBCC tổng kết nhiệm vụ năm 2012 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục