Công ty CP Mía đường Hòa Bình đảm bảo thu mua với giá 950 đồng/kg mía đường cho người nông dân trong tỉnh.
(HBĐT) - Những năm gần đây, cây mía đường được đánh giá mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con nhân dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh ta. Tiến Để phát triển vùng mía nguyên liệu, Công ty CP Mía đường Hoà Bình đang phối kết hợp với NHNo&PTNT Chi nhánh Hoà Bình tiếp tục có nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, giống nhằm thúc đẩy chất lượng, sản lượng cây mía đường, tạo điều kiện cho thúc đẩy (nông nghiệp nông thôn) trên toàn địa bàn
Trên thực tế, cây mía đã góp phần tích cực trong xóa đói, giảm nghèo đáng kể đối với nhiều hộ dân trong tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động địa phương. Nhiều địa phương như Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc…,cây mía đường từng bước mở rộng, giúp nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo và có cuộc sống ấm no, bền vững.
Phó Chủ tịch UBND xã Cao Sơn (Đà Bắc) – Nguyễn Hồng Quảng cho biết: niên vụ năm 2012, toàn xã đã trồng trên 91 ha mía đường, tăng 20 ha so với năm trước. Đầu ra của cây mía đường thuận lợi trong việc tiêu thụ. Nếu người dân chăm sóc tốt, mỗi ha cũng cho thu nhập từ 70 – 80 triệu đồng/ha. Năm 2012, nhờ sự hỗ trợ của Công ty CP Mía đường Hòa Binh, dự án giảm nghèo, toàn xã đã trồng thêm được trên 20 ha mía đường, phấn đấu đến vụ tới đây, Cao Sơn tăng diện tích mía đường lên trên 130 ha.
Thống kê của Công ty Cổ phần mía đường Hoà Bình, trên địa bàn toàn tỉnh hiện có khoảng 2.500 ha mía đường, trong đó, Công ty CP mía đường Hoà Bình thường xuyên thu mua khoảng 1.600 ha, còn lại 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thuỷ từ 700 – 800 ha do Công ty Mía đường Việt - Đài thu mua. Tính đến trung tuần tháng 3/2013, Công ty đã thu mua cây mía đường vào trên 50.000 tấn, phấn đấu đến cuối vụ sẽ thu mua tổng cộng khoảng 80.000 tấn, đáp ứng tiêu thụ hết cây mía đường cho bà con nông dân.
Lợi ích kinh tế từ cây mía đường đã thấy rõ, nhiều địa phương đang dần mở rộng thêm diện tích trồng vượt chỉ tiêu kế hoạch. Với giá mía đường thu mua như hiện nay vào khoảng 950.000 đồng/tấn, theo BQL Dự án giảm nghèo, tính toán, cây mía đường đầu ra ổn định, đầu tư chăm sóc tốt, người dân cũng có lãi trên dưới 30 triệu đồng/ha.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công ty CP Mía đường Hòa Bình, ngành mía đường cả nước nói chung và Công ty Cổ phần mía đường Hoà Bình nói riêng trong thời gian một vài năm lại đây đang gặp khá nhiều khó khăn, thách thức. Ngoài chịu sự cạnh tranh gay gắt từ đường trong nước và thế giới, tình trạng đường nước ngoài nhập lậu dẫn đến giá đường giảm, hàng tồn kho nhiều cũng là nguyên nhân khiến lợi nhuận của Công ty không đạt như kế hoạch đặt ra. Tuy nhiên, Công ty cũng đã nhận định khó khăn chỉ là nhất thời, trong thời gian tới đây, để đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định, Công ty CP Mía đường Hòa Bình trên cơ sở thống nhất với NHN&PTNT tỉnh đảm bảo nguồn vốn lên đến hàng chục tỷ đồng cho những hộ trồng mía đường. Theo đó, người dân có đủ điều kiện sẽ được vay vốn từ các Chi nhánh của NHN&PTNT tỉnh, phần lãi, Công ty sẽ chi trả. Hơn thế nữa, Công ty còn đảm bảo về các nguồn giống mới như Roc26, VD00236, QĐ94119 có năng suất, chất lượng hơn so với những loại giống mía đường trước đây. Qua đó, đảm bảo thu nhập của người trồng mía, gắn kết lâu dài bà con nông dân với Công ty. Mặt khác, từng bước giúp đời sống người dân, nhất là vùng sâu, xa trong tỉnh từng bước trở lên khấm khá.
(HBĐT) - Sau nhiều ngày thiếu nước tưới dưỡng, hàng nghìn ha lúa, cây màu ở địa bàn tất cả các xã, thị trấn của huyện Lương Sơn đang chậm phát triển, thậm chí có chỗ ngừng sinh trưởng. Bà con nông dân các địa phương đứng ngồi không yên bởi nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, nếu mưa không xuống, hạn hán sẽ làm ảnh hưởng lớn đến tiến độ sản xuất và sản lượng cây trồng vụ chiêm- xuân.
(HBĐT) - Tháng 1/2013, Sở NN&PTNT Hà Nội đã ký kết thỏa thuận phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh ta về “phòng- chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật và sản phẩm động vật” và “sản xuất, tiêu thụ rau an toàn”. Theo ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT: Sẽ là cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp tỉnh ta khi khai thác được một thị trường lớn như Hà Nội.
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Bích, Chủ tịch UBND xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) cho biết: Lỗ Sơn là xã thuần nông với hơn 500 ha đất nông nghiệp, diện tích đất lúa ổn định, chỉ chiếm gần 1/3. Toàn xã có 760 hộ, 3.220 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Mường. Trong đó, lực lượng lao động toàn xã là hơn 2.000 người. Vì vậy, tỷ lệ lao động nông thôn nhàn rỗi hàng năm khá cao. Nhiều hộ sau khi hết việc nông thường phải đi tìm việc làm thuê tại các thành phố, tuy nhiên, hiệu quả kinh tế mang lại từ những công việc này không cao kéo theo đó là nhiều bất lợi về an ninh xã hội. Giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động là một trong những mục tiêu mà cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đặt ra trong công tác xoá đói- giảm nghèo những năm gần đây.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, huyện Kim Bôi xác định sẽ huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của Nhà nước, các tổ chức và nhà đầu tư khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh của địa phương để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, đảm bảo lợi ích hài hòa.
(HBĐT) - Tỉnh ta hiện có 2 trang trại chăn nuôi gà giống, 1 ở xã Tân Thành (Lương Sơn), 1 ở thị trấn Thanh Hà (Lạc Thủy), ngoài ra còn có khoảng 40 trại chăn nuôi gà thịt. Với hiệu quả kinh tế khá thuyết phục, chăn nuôi gia cầm đang ngày càng gia tăng sức hút, trong đó, chăn nuôi gà giống siêu thịt hứa hẹn sẽ là lựa chọn mang lại nhiều lợi nhuận cho những doanh nghiệp và hộ nông dân dám nghĩ, dám làm.
(HBĐT) - Sáng 27/3, tại khu Đồng Rỗng, Bãi Bưa, xã Sủ Ngòi, TP Hoà Bình, Hội Nông dân tỉnh tổ chức lễ khởi công xây dựng Trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân. Dự lễ khởi công có đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo T.Ư HND Việt Nam, cùng một số sở, ban, ngành.