Nhờ chuyển đổi sang trồng su su lấy ngọn đã thúc đẩy công cuộc giảm nghèo ở 5 xã vùng cao huyện Tân Lạc. Ảnh: Thu hoạch ngọn su su ở xã Quyết Chiến.
(HBĐT) - Những ngày tháng tư, trên con đường thẳng tiến lên vùng cao của huyện Tân Lạc có màu xanh trải dài của những cánh đồng ngô và những triền su su mướt mát, bạt ngàn. Đời sống của người dân nơi đây gắn liền với đồi núi, ruộng vườn, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất đã giúp vùng cao khởi sắc, thôn, xóm, bản, làng ngày càng trù phú.
Theo ông Đinh Văn Thiêm ở xóm Bò, xã Lũng Vân, cây ngô lai lần đầu tiên được gieo trồng trên rẻo cao tới nay đã 10 năm có lẻ. Đó là thời điểm đồng bào nơi đây sống trong đói, nghèo, trồng cây lúa năng suất thấp không đủ ăn, trồng giống ngô nếp cốt phòng mang dùng kỳ giáp hạt hay đứt bữa. Từ trồng thử nghiệm ở nhóm hộ, quy mô vài chục hộ, phong trào trồng ngô lai đã nhanh chóng lan rộng với hàng nghìn hộ tham gia. Nhờ có cây ngô lai thay thế giống ngô cũ, năng suất thấp mà kinh tế hộ gia đình có những đổi thay đáng kể. Từ chỗ thiếu ăn, thiếu mặc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân 5 xã vùng cao ngày càng khấm khá, đủ đầy. Ví như đến nay đã xây dựng thành công hàng chục mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chủ yếu là thâm canh giống ngô lai, đem lại thu nhập từ 20 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/vụ/năm. Với việc đưa thêm nhiều giống ngô lai mới vào thực tiễn sản xuất cùng trình độ thâm canh ngày càng cao, năng suất, sản lượng ngô bắp, ngô hạt tăng đáng kể so với trước đây, bình quân năng suất mỗi vụ từ 38 - 40 tạ/ha tăng lên 48 - 50 tạ/ha. Có năm cây ngô được mùa, nhiều nơi ở vùng cao này có năng suất đạt tới 75 - 80 tạ/ha.
Từ hiệu quả kinh tế mang lại, cây ngô đã trở thành cây xóa đói, giảm nghèo có sức sống mãnh liệt ở nơi đây. ước tính, mỗi vụ, diện tích ngô lai ở 5 xã vùng cao khoảng 1.200 - 1.500 ha. ông Bùi Văn Banh, Chủ tịch UBND xã Quyết Chiến cho biết: Với diện tích cấy lúa ít ỏi, người dân các xóm có làm lụng vất vả cũng không đủ lương thực để ăn. Từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, toàn bộ đất đồi, núi trước bỏ hoang đều được bà con tận dụng tra hạt, thâm canh ngô lai, không để khoảng nào bị trống. Đồng bào dân tộc Mường với tinh thần cầu thị và ý chí vươn lên thoát nghèo đã không quản bám đất, bám đồi, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm để cây ngô mình trồng cho bắp to, hạt đều, được mùa, được giá. Vụ ngô đông 2012, năng suất ngô của cả xã đạt 55 tạ/ha, góp phần nâng thu nhập bình quân của xã lên hơn 7 triệu đồng/người/năm.
Năm 2008 là năm đầu tiên các xã vùng cao thực hiện chuyển đổi từ trồng su su lấy quả sang lấy ngọn. Lợi thế về chất đất, khí hậu ôn hòa đã được người dân tích cực phát huy. Sau thành công của việc triển khai mô hình do Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH-CN tỉnh chuyển giao, bà con vùng cao nơi đây nhanh chóng phát triển mở rộng diện tích trồng su su lấy ngọn từ 1 - 2 ha lúc ban đầu đến 50 ha như hiện nay. Không theo cách cũ để mặc su su leo ở bờ tường hoặc ngọn cây, các hộ tập trung đánh luống, trồng khóm cách khóm 40 cm, làm giàn cho su su leo và bón bằng phân chuồng, NPK theo đúng quy trình nên su su cho ngọn đều, thu hái lâu dài. Theo thống kê có tới hơn 1.000 hộ dân ở cả 5 xã: Ngổ Luông, Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn tham gia trồng su su lấy ngọn. Ngoài diện tích trồng rải rác từ 500 - 1.000 m2/hộ, xuất hiện hàng chục hộ trồng su su với quy mô 1 - 3 ha như ông Nguyễn Văn Quang ở xóm Biệng (xã Quyết Chiến), ông Đinh Văn Miêng ở xóm Chiềng (xã Lũng Vân)... Giá trị kinh tế mà cây su su mang lại cũng vượt trội hơn hẳn so với một số cây trồng khác với bình quân thu lãi trên 200 triệu đồng/ha. Người vùng cao trồng su su lấy ngọn giờ không chỉ phục vụ thị trường trong tỉnh mà còn cung ứng ra ngoại tỉnh, tạo đầu ra ổn định. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng trên mảnh đất vốn còn không ít khó khăn này.
Ông Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN-PTNT huyện cho rằng, nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã tạo cho vùng cao diện mạo mới, sức sống mới. Thay vì tập quán canh tác lạc hậu, trồng giống cũ kém hiệu quả, đồng bào vùng cao đã chuyển sang trồng giống mới, thay đổi cả phương thức thâm canh, chọn lựa cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, đầu tư vốn, kỹ thuật để mang lại thu nhập cao, bền vững giúp nông dân không chỉ ổn định cuộc sống mà còn vươn lên làm giàu. Từ năm 2010 đến nay, huyện tiếp tục triển khai xây dựng mô hình trồng tỏi tía với quy mô khoảng 8 ha nhằm thực hiện chuyển đổi ở vùng cao mạnh mẽ hơn.
Bùi Minh
(HBĐT) - Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” sau 3 năm triển khai (2009-2012) đã tạo được dấu ấn nhất định trong người tiêu dùng đối với các sản phẩm trong nước sản xuất, từng bước loại bỏ tâm lý “sính hàng ngoại” một thời. Tuy nhiên, để CVĐ thực sự đi vào đời sống, hàng Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường, một trong những yếu tố quan trọng đó là chất lượng hàng hóa. Sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hợp lý sẽ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt.
(HBĐT) - Người dân xã Bắc Sơn (Kim Bôi) trước đây từng có thời kỳ chín tháng ăn độn, ba tháng đói giáp hạt. Vậy nhưng từ năm 2006 đến nay, xã 2 lần được tặng Huân chương lao động về những thành tích trong xây dựng hệ thống chính trị, phát triển KT-XH. Từ chỗ đứng cuối cùng trong xếp loại thi đua, xã đã vươn lên dẫn đầu toàn huyện. Nhân tố nào đã làm nên điều kỳ diệu đó? Câu trả lời của Chủ tịch UBND xã Bạch Công Nhi khá ngắn gọn: Cú hích từ việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đặc biệt là bước chuyển từ học tập sang làm theo.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình có nhận được đơn của một số CB-CNVC-LĐ, cổ đông của Công ty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn phản ánh về việc: một số cá nhân cố ý làm trái quy định, Điều lệ của Công ty trong việc điều hành SX-KD, chuyển nhượng cổ phần (CP) ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều cổ đông và CB-CNVC-LĐ.
(HBĐT) - Xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn) hiện có hơn 300 ha rừng tự nhiên. Nhờ biết phát huy lợi thế và tiềm năng từ rừng, nhiều năm nay, kinh tế rừng đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo.
(HBĐT) - Sáng 26/4, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến hợp tác đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Hòa Bình - thành phố Hà Nội, lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh ta đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội.
(HBĐT) - Ngày 26/4, tại xã Yên Mông, Chi cục Thủy sản đã tổ chức khai giảng lớp học hiện trường hướng dẫn triển khai mô hình nuôi cá hồ chứa nhỏ. Tham dự lớp học có 20 hộ dân là những hộ có diện tích ao, hồ, có cùng sở thích nuôi cá hồ chứa được lựa chọn tham gia mô hình.