Cán bộ, chiến sĩ BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông bám sát địa bàn, tuyên truyền công tác bảo vệ rừng cho nhân dân.
(HBĐT) - Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông có diện tích trên 16.800 ha, thuộc 6 xã vùng cao của huyện Lạc Sơn và Tân Lạc. Nơi đây được đánh giá là một trong những mắt xích quan trọng trong tổ hợp bảo tồn thiên nhiên trải dài từ vườn quốc gia Cúc Phương đến biên giới Việt - Lào.
Cách đây gần 10 năm, rừng ở đây luôn bị tàn phá nặng nề, nhiều loại gỗ, động, thực vật có nguy cơ biến mất. Đứng trước tình hình cấp bách đó, năm 2006, BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông chính thức được thành lập, đi vào hoạt động. Đến nay, BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Sơn - Ngổ Luông được đánh giá là một trong những đơn vị thuộc ngành kiểm lâm hoạt động có hiệu quả, đạt nhiều thành tích nổi trội trong bảo vệ, gìn giữ rừng.
Đặt trọng tâm tuyên truyền là nhiệm vụ xuyên suốt, năm 2009, BQL đã phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền cho gần 3.200 lượt người, năm 2011, tuyên truyền được gần 13.000 lượt người. Từ đó đến nay, công tác tuyên truyền pháp luật bảo vệ rừng không ngừng được coi trọng, số người được tuyên truyền bảo vệ rừng không ngừng tăng thêm hàng năm.
Ngoài ra, BQL cũng đã chỉ đạo cán bộ khiểm lâm kiên quyết mạnh tay với tình trạng phá rừng. Năm 2009, số vụ bắt giữ xử lý 57 vụ, đến năm 2011 và 2012, con số đó đã tăng lên gấp đôi. Theo Giám đốc, Hạt trưởng Bùi Bình Yên: trước đây, số vụ thu giữ với khối lượng lớn nhưng trong vài năm lại đây, số vụ tuy có tăng nhưng khối lượng giảm dần, hạn chế tối đa tình trạng khai thác gỗ quý hiếm.
Trong thành tích chung của cả đơn vị, vai trò của Giám đốc BQL Bùi Bình Yên được thể hiện rõ nét. Anh đã có nhiều biện pháp, giải pháp trong việc đổi mới công tác quản lý, những sáng kiến, kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học. Điển hình như năm 2011, anh đã có giải pháp “phối hợp với chính quyền các xã trong khu bảo tồn bảo vệ rừng”. Ngoài ra, với việc chủ động triển khai tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng giữa BQL khu BTTN với các xã trong khu bảo tồn, từ năm 2011 đến nay, việc bảo vệ rừng đã có chuyển biến tích cực, chính quyền xã trong khu bảo tồn trách nhiệm được nâng lên làm giảm nhiều vụ vi phạm luật BV&PTR trong khu bảo tồn.
(HBĐT) - Vừa qua, tại UBND xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), Trung tâm Giới thiệu việc làm - Sở LĐ- TB&XH phối hợp với phòng Lao động TB&XH, Huyện đoàn Lạc Sơn đã tổ chức phiên giao dịch việc làm lần thứ I năm 2013. Tham gia phiên giao dịch có 530 ĐVTN đến từ 29 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Vào khoảng 17 giờ ngày 18/5/2013 trên địa bàn tổ 9, 10 phường Chăm Mát (TP Hòa Bình) đã xảy ra mưa lớn và gió lốc cục bộ gây thiệt hại về nhà cửa, nhà xưởng cùng nhiều tài sản khác, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của các doanh nghiệp và hộ dân trên địa bàn.
(HBĐT) - Thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, những năm gần đây, huyện Đà Bắc đã định hình trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nhiều nơi trong huyện đã lựa chọn những giải pháp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, chọn cây trồng, vật nuôi nhằm gia tăng hiệu quả sản xuất. Nhờ đó mà ngày càng xuất hiện nhiều mô hình làm ăn có hiệu quả, từng bước tạo ra sản phẩm mang tính hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường, đem lại lợi ích cho người dân, góp phần nâng cao đời sống, hướng đến xóa nghèo một cách bền vững.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, các địa phương đang bắt đầu thu hoạch lúa vụ chiêm xuân. Đến ngày 16/5 đã có trên 1.000 ha lúa được gặt, tập trung chủ yếu tại các huyện: Lương Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Thủy và thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2013, cấp ủy, chính quyền huyện Kim Bôi đã lãnh đạo, chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung làm tốt công tác quy hoạch đất và chuẩn bị đầy đủ các loại cây giống.
(HBĐT) - Theo phòng Dân tộc huyện Mai Châu, trên địa bàn còn 13 xã trong vùng hưởng lợi Chương trình 135 gồm: Cun Pheo, Piềng Vế, Mai Hịch, Nà Mèo, Noong Luông, Pù Pin, Hang Kia, Pà Cò, Thung Khe, Tân Dân, Tân Mai, Phúc Sạn, Xăm Khòe.