Quang cảnh hội nghị.
(HBĐT) - Sáng 24/5, Sở TN&MT tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 04/CT-UBND tỉnh ngày 17/4/2013 về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường các biện pháp thực hiện để trong năm 2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (giấy chứng nhận - GCN) với sự tham gia của lãnh đạo và chuyên viên UBND các huyện, thành phố; các công ty TNHH MTV: Cửu Long, Thanh Hà, Cao Phong, 2/9, Lâm nghiệp Hòa Bình; các sở, ngành chức năng.
Tính đến 31/12/2012, toàn tỉnh đã cấp được 477.051 GCN các loại với diện tích cấp 219.857,73 ha, đạt 65,45% diện tích cần cấp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất. Về cơ bản, các hộ sử dụng đất trên địa bàn đã được cấp giấy chứng nhận sử dụng các loại đất. Tuy nhiên diện tích đất đã cấp GCN tại các huyện, thành phố chưa đạt được chỉ tiêu cơ bản hoàn thành việc cấp GCN lần đầu đạt 85% theo chỉ đạo của Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Đối với việc sử dụng đất của các nông trường, hiện các công ty quản lý 6.894,57 ha đất nằm trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, Cao Phong.
Theo kế hoạch năm 2013, tỉnh đặt mục tiêu cấp GCN cho 85% diện tích các loại đất với tổng khối lượng cần cấp là 232.855 thửa với khoảng 108.901 GCN, diện tích 92.020,39 ha. Về đất lâm trường, Công ty Lâm nghiệp Hoà Bình hiện quản lý 22.166,2 ha trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Kim Bôi, Đà Bắc. Hiện, các NLT đang tự rà soát hiện trạng sử dụng, xác định quỹ đất giữ lại để SXKD, quỹ đất bàn giao cho địa phương, xây dựng phương án và được UBND tỉnh phê duyệt. Tuy nhiên việc phối hợp với UBND các huyện và các địa phương có đất nông-lâm trường để phân định mốc giới, ranh giới lập hồ sơ thu hồi đất và bàn giao quỹ đất trả lại cho địa phương theo phương án được phê duyệt chậm. Các nông- lâm trường vẫn cơ bản quản lý toàn bộ quỹ đất hiện có, chưa chủ động lập hồ sơ giao đất, thuê đất, cấp GCN quyền sử dụng đất theo quy định.
Hội nghị đã thảo luận, bàn giải pháp thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 04 của UBND tỉnh như: tập trung tháo gỡ khó khăn, tăng cường phối hợp giữa các sở ngành chức năng, UBND các huyện, thành phố, tổ chức liên quan, rà soát, cải cách thủ tục hành chính, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các vi phạm của cán bộ gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân; triển khai cấp GCN đồng loạt, giao chỉ tiêu cấp GCN cho UBND các xã, phường, thị trấn và Văn phòng đăng ký QSDĐ các huyện, thành phố; giải quyết những vướng mắc hồ sơ địa chính và cấp GCN trước đối với diện tích chưa được cấp GCN đối với các loại đất; đưa việc triển khai Chỉ thị vào tiêu chí bình xét thi đua năm 2013…
LC
(HBĐT) - Trao đổi về vấn đề xây dựng NTM trên địa bàn huyện Cao Phong, bà Nguyễn Thị Xanh, Chủ tịch MTTQ huyện Cao Phong bày tỏ: Nhìn trực diện có thể thấy ở Cao Phong hiện nay nhiều nông dân giàu lên. Họ giàu vì có đất đai, sức lao động và cả kiến thức để phát triển kinh tế bền vững. Xác định rõ vấn đề, chúng tôi đã chọn hướng đi: phát huy vai trò của người nông dân để thực hiện có hiệu quả các tiêu chí xây dựng NTM.
(HBĐT) - Xã Đông Bắc (Kim Bôi) đang thực hiện 7 chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH với tổng dư nợ đạt trên 6,9 tỉ đồng với hơn 300 hộ vay theo phương thức ủy thác từng phần vốn qua 4 tổ chức chính trị - xã hội ở xã là Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội CB và Đoàn thanh niên. Phương thức cho vay ủy thác là cơ sở để các tổ chức chính trị-xã hội cùng với ngân hàng thực hiện cơ chế tín dụng cho vay theo nguyên tắc giải ngân trực tiếp, không qua khâu trung gian, hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát, rủi ro trong hoạt động tín dụng.
(HBĐT) - Trong tháng 5, giá cả hàng hoá có biến động tăng, giảm tuỳ từng mặt hàng song không gây đột biến.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Cao Phong đã phát triển thêm 130 ha cam, nâng diện tích cam của huyện lên trên 900 ha, tập trung ở một số khu vực lân cận thị trấn Cao Phong.
(HBĐT) - Năm 2013, vượt lên những khó khăn, thách thức, Chi cục thuế Lương Sơn đã đề ra nhiều biện pháp cụ thể, quyết liệt cùng với các cấp chính quyền và doanh nghiệp nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu ngân sách đề ra.
(HBĐT) - Vừa qua, Báo Hoà Bình nhận được đơn của một số người dân sống ở Khu chuyên gia (phường Hữu nghị - thành phố Hòa Bình) phản ánh về việc: cán bộ Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và xây dựng nhà ở Hoà Bình (Chi nhánh đại diện tại Khu chuyên gia) thuê người chặt phá cây cổ thụ bán lấy tiền gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái nơi này.