Nhân dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) ươm giống keo lai chuẩn bị cho vụ trồng rừng hè - thu năm 2013.

Nhân dân xã Phú Thành (Lạc Thuỷ) ươm giống keo lai chuẩn bị cho vụ trồng rừng hè - thu năm 2013.

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, bám sát những định hướng của cấp uỷ Đảng, chính quyền, huyện Lạc Thuỷ đã đề ra nhiều giải pháp xoá đói - giảm nghèo một cách hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện Lạc Thuỷ cho biết: Là huyện thuần nông, cấp uỷ Đảng, chính quyền xác định tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh gắn sản xuất với chế biến sản phẩm.

 

Từ định hướng đó, bên cạnh  thu hút các dự án đầu tư, huyện cũng xác định các ngành thế mạnh, có tiềm năng và gắn với giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động. Trong đó, trọng tâm là kinh tế rừng và chế biến nông sản, phát triển các ngành nghề truyền thống. Với lợi thế, tiềm năng đất đai và nguồn nhân lực dồi dào tại địa phương với những cơ chế chính sách thông thoáng, khuyến khích phát triển lâm nghiệp nên ở Lạc Thủy có khoảng 6.000 hộ dân nhận khoán đất lâm nghiệp diện tích từ 0,5 ha trở lên. Nhờ đó, nhiều gia đình của các xã trong huyện được giao đất lâm nghiệp biết làm giàu từ mô hình trồng rừng kinh tế. Ngoài diện tích được giao, nhiều hộ còn liên doanh trồng rừng kinh tế với công ty lâm nghiệp, lâm trường trong huyện. Các hộ trồng rừng còn thực hiện các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dưới tán rừng như nuôi lợn, gà thả vườn dưới tán rừng, nuôi ong lấy mật, xây dựng mô hình VACR liên hoàn... Nhờ những mô hình kinh tế này, cuộc sống của người dân đang ngày càng khởi sắc.  Gắn với phát triển kinh tế rừng, Lạc Thuỷ cũng đẩy mạnh công nghiệp chế biến lâm sản, trong đó chủ yếu là  chế biến bột keo, mô hình này không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong huyện. Theo đồng chí Thụân, hiện nay, trên địa bàn huyện có 20 xưởng chế biến bột keo, chủ yếu tại các xã dọc theo tuyến sông Bôi như: Khoan Dụ, Phú Thành, Cố Nghĩa... Nhờ có các xưởng chế biến này, gỗ keo từ các xã vùng sâu như:  Liên Hoà, An Bình, Hưng Thi, Đồng Môn được đưa xuống tiêu thụ và mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Không những vậy, các xưởng chế biến này trung bình giải quyết việc làm cho khoảng 10 lao động thường xuyên và nhiều lao động thời vụ với mức thu nhập bình quân từ  4 - 6 triệu đồng/tháng.

 

Cùng với phát triển kinh tế rừng, Lạc Thuỷ đã năng động đi tắt đón đầu đào tạo nghề cho lao động theo địa chỉ dựa trên nhu cầu của các doanh nghiệp ngay trên địa bàn huyện. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện cho biết thêm: Hiện, toàn huyện có 26 dự án đầu tư trực tiếp vào huyện, trong đó, chủ yếu là các nghề về TTCN, chế biến sản phẩm nông nghiệp, dịch vụ... Đây cũng chính là cơ hội để người lao động trong huyện tiếp cận được với việc làm. Bắt đầu triển khai dự án may tại xã Phú Thành, ngay từ đầu năm nay, TT dạy nghề Lạc Thuỷ đã tổ chức tuyển sinh hơn 500 chỉ tiêu đào tạo nghề may cho lao động nữ trên địa bàn huyện. Hiện, Trung tâm đã lắp hệ thống dàn máy may để vừa học, vừa nhận sản phẩm may cho công ty. Huyện cũng đã chọn công nhân có tay nghề gửi ra Công ty để nâng cao tay nghề và học quản lý để sau này về quản lý tại xưởng. Mô hình này vẫn đang được huyện Lạc Thuỷ tiếp tục triển khai các dự án khác nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

 

Nhờ có các giải pháp và thực hiện một cách đồng bộ, Lạc Thuỷ đã từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân, xoá đói - giảm nghèo một cách bền vững. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm còn hơn 16%, thu nhập bình quân đầu người tăng lên hơn 18 triệu đồng/năm.

 

 

                                                                  Phương Linh

 

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục