Các đơn vị, cấp ngân sách thực hiện tiết giảm 10% chi thường xuyên 7 tháng còn lại của năm 2013. Trong ảnh: Cán bộ, công chức Sở TT&TT đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả chuyên môn.

Các đơn vị, cấp ngân sách thực hiện tiết giảm 10% chi thường xuyên 7 tháng còn lại của năm 2013. Trong ảnh: Cán bộ, công chức Sở TT&TT đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả chuyên môn.

(HBĐT) - 6 tháng 2013, mặc dù thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn có cải thiện so với cùng kỳ thế những vẫn còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp tới điều hành chi ngân sách địa phương.

 

UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 24/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính về tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính- ngân sách năm 2013. Theo đó, thực hiện, tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên theo lĩnh vực chi của 7 tháng còn lại năm 2013, tiết kiệm 30% dự toán bố trí cho các nhiệm vụ chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, tham quan, học tập; tiết kiệm tối thiểu 20% chi phí điện, nước, văn phòng phẩm tiếp khách, đi công tác; không bố trí kinh phí ngoài dự toán để mua sắm trang thiết bị, xe ôtô; tập trung nguồn lực nhằm bảo đảm cân đối nguồn ngân sách, bảo đảm chi trả kịp thời các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương cho cán bộ, công chức, viên chức; lương hưu, trợ cấp người có công và trợ cấp đối với cán bộ xã nghỉ  việc… và các chế độ, chính sách an sinh xã hội- Phó Giám đốc Sở Tài chính Bùi Văn Đức cho biết.

 

Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính, trên cơ sở thu ngân sách địa phương, Sở Tài chính đã tham mưu cho UBND tỉnh, chỉ đạo cụ thể nhiệm vụ chi ngân sách thời gian còn lại của năm 2013. Các cấp, ngành cần chủ động xây dựng phương án điều hành nhằm bảo đảm cân đối ngân sách, ưu tiên, bảo đảm các chế độ, chính sách chi cho con người và các nhiệm vụ cấp thiết; thực hiện chính sách tiết kiệm tài chính, thắt chặt chi tiêu, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cấp thiết hoặc chưa triển khai. Thực hiện cắt giảm chi, thu hồi để bổ sung dự phòng ngân sách các cấp địa phương với cụ thể: Đối với số vốn đầu tư và kinh phí chi thường xuyên đã giao trong dự toán năm 2013 của các đơn vị dự toán, các cấp ngân sách huyện, xã nhưng đến ngày 30/6/2013 chưa phân bổ hoặc phân bổ không đúng quy định; vốn đầu tư thuộc kế hoạch  năm 2013 đã phân bổ cho các dự án nhưng đến ngày 30/6/2013 chưa triển khai thực hiện.

 

Trong đầu tư phát phát triển cần đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư từ nguồn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn các chương trình MTQG, vốn ODA. Trong đó, hạn chế việc kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu Chính phủ kế hoạch năm 2013 sang năm 2014; hạn chế tối đa việc ứng trước vốn đầu tư cho các dự án; tăng cường quản lý đầu tư từ nguồn vốn NSNN, vốn TPCP, khắc phục tình trạng nợ đọng trong XDCB, thực hiện hiện nghiêm công văn số 926 ngày 27/8/2012 của UBND tỉnh về chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN và nguồn vốn TPCP.

 

Đối với các nhiệm vụ chi thường xuyên, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên còn lại của những tháng cuối năm (trừ tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản chi cho con người theo chế độ); tiết kiệm 30% dự toán vốn sự nghiệp của các chương trình MTQG đã phân bổ cho các nhiệm vụ, chi hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết, tham quan, học tập… UBND các huyện, thành phố thực hiện rà soát, sắp xếp, bố trí lại nhiệm vụ chi thường xuyên đã được giao từ đầu năm, tăng cường quản lý chi tiêu bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả, đồng thời bảo đảm nguồn thu thực hiện các chế độ, chính sách đã ban hành và an sinh xã hội. Khắc phục tình trạng chồng chéo, lãng phí, không hiệu quả trong việc triển khai và bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án, nhiệm vụ; không bổ sung các đề án, chương trình, ban hành các chính sách mới hoặc nâng định mức làm tăng chi NSNN khi chưa xác định được nguồn bảo đảm. Không bổ sung kinh phí ngoài dự toán để mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết; giảm tối đa về số lượng, quy mô hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết đón nhận huân chương, danh hiệu thiệu thi đua, kỷ niệm ngày thành lập, lễ khởi công, khánh thành; tiết kiệm 20% chi phí điện, nước điện thoại, văn phòng phẩm, xăng, dầu.

 

Việc điều hành ngân sách cần chủ động, tích cực bảo đảm cân đối ngân sách các cấp, quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí trong dự toán ở cấp ngân sách; tập trung điều hành sử dụng trong phạm vi 50% nguồn dự phòng ngân sách đã bố trí trong dự toán của từng cấp để xử lý các nhiệm vụ cấp bách phát sinh như phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, thực hiện nhiệm vụ QP - AN. Nguồn thu dự phòng còn lại để chủ động xử lý hụt thu khi nguồn thu NSNN giảm lớn. Trong trường hợp giảm thu tiền sử dụng đất so với dự toán thì thực hiện cắt giảm hoặc giãn tiến độ thực hiện của công trình, dự án được bố trí từ nguồn thu này. UBND tỉnh chỉ đạo các cấp ngân sách thường xuyên nắm tình hình thu ngân sách tại các địa bàn, theo dõi chặt chẽ biến động tồn quỹ ngân sách, bảo đảm khả năng thanh toán, đặc biệt là các đơn vị có số thu giao lớn (tự cân đối được hoặc tỷ lệ nhận bổ sung từ ngân sách cấp trên thấp). Trong trường hợp hụt thu lớn so với dự toán, ngân sách các cấp phải chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương để bù đắp, đồng thời thực hiện rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ của địa phương theo thứ tự ưu tiên, cắt giảm các nhiệm vụ chi tương ứng với số hụt thu. Trong trường hợp đã thực hiện các biện pháp nhưng vẫn không bảo đảm nguồn thanh toán các khoản chi về tiền lương và có tính chất lương, các khoản chi an sinh hội phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để có hướng xử lý, bảo đảm không để xảy ra nợ lượng và nợ chế độ, chính sách xã hội. UBND tỉnh cũng chỉ đạo các cấp, ngành đẩy mạnh cải cách hành chính, phòng - chống tham nhũng, lãng phí gây thất thoát trong sử dụng NSNN.

 

 

                                                                         Lê Chung

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Bộ phận thu lệ phí trước bạ - Chi cục Thuế Kim Bôi đón tiếp các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.
Công ty CP Xi măng X18 (Yên Thủy) hiện còn nợ BHXH 13 tháng với số tiền gần 2,9 tỉ đồng.
Đến ngày 28/6, toàn huyện Lương Sơn đã gieo khoảng 100 tấn mạ, tổng diện tích lúa đã cấy khoảng 1.500 ha.

Tiến độ giải ngân một số nguồn vốn lớn đạt 50-70%

(HBĐT) - Năm 2013, nguồn vốn NSNN của tỉnh được giao là 1.752,8 tỷ đồng. Các nguồn vốn đã được UBND tỉnh phê duyệt kết hoạch chi tiết. Theo Sở KH&ĐT, tiến độ giải ngân sách nguồn vốn đạt khá hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2012 và những năm trước.

Lạc Thủy: 50 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới

(HBĐT) - Theo UBND huyện Lạc Thủy, đến cuối tháng 6/2013, toàn huyện có tổng số 50 trang trại đạt tiêu chuẩn theo tiêu chí mới.

Kim Bôi: Triển khai mô hình nuôi thỏ thương phẩm

(HBĐT) - Từ nguồn kinh phí sự nghiệp KHCN, huyện Kim Bôi vừa triển khai mô hình nuôi thỏ thương phẩm tại xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn với 2 hộ tham gia, quy mô 40 con giống, tổng vốn đầu tư 40 triệu đồng.

Sơ kết hoạt động SXKD 6 tháng và trao học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi năm 2013

(HBĐT) - Ngày 29/6, Công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) đã tổ chức hội nghị sơ kết hoạt động SXKD 6 tháng đầu năm 2013, phát động phong trào thi đua yêu nước; trao tặng học bổng học sinh nghèo vượt khó học giỏi năm 2013.

Tân Lạc: Huy động các nguồn lực để nâng cao hiệu quả công tác giao thông nông thôn

(HBĐT) - Theo kết quả rà soát tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của 23 xã, thị trấn thuộc huyện Tân Lạc, đến hết quý I/2013, huyện Tân Lạc chưa có xã nào đạt tiêu chí số 2 về giao thông. Đây là thách thức lớn đặt ra cho công tác giao thông nông thôn (GTNT) năm 2013 cũng như những năm tiếp theo, đòi hỏi huyện phải huy động hiệu quả hơn nữa các nguồn lực để đầu tư xây dựng hệ thống GTNT, từ đó nâng cao chất lượng hạ tầng kinh tế - xã hội.

Khó khăn trong thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà ở thu nhập thấp

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, quỹ đất ở, nhà ở trên địa bàn thành phố Hoà Bình có tăng. Tuy nhiên mới tập trung giải quyết cho nhu cầu của bộ phận dân cư có thu nhập cao và thu nhập khá trên địa bàn. Thực tế, đa số dân cư có thu nhập trung bình và thu nhập thấp chưa có khả năng tự cải thiện về nhà ở. Nhiều hộ gia đình tự tạo lập nhà ở một cách tự phát tạo nên các căn hộ không đủ điều kiện tối thiểu, ảnh hưởng đến cuộc sống và mỹ quan đô thị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục