Triển khai xây dựng KDC trung tâm thương mại bờ trái sông Đà.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, quỹ đất ở, nhà ở trên địa bàn thành phố Hoà Bình có tăng. Tuy nhiên mới tập trung giải quyết cho nhu cầu của bộ phận dân cư có thu nhập cao và thu nhập khá trên địa bàn. Thực tế, đa số dân cư có thu nhập trung bình và thu nhập thấp chưa có khả năng tự cải thiện về nhà ở. Nhiều hộ gia đình tự tạo lập nhà ở một cách tự phát tạo nên các căn hộ không đủ điều kiện tối thiểu, ảnh hưởng đến cuộc sống và mỹ quan đô thị.
Theo Sở Xây dựng, nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp hiện nay trên toàn địa bàn ước khoảng trên 2.250 hộ, trong đó, đối tượng hưởng lương ngân sách trên 2.070 hộ, đối tượng là các hộ dân có thu nhập thấp trên 180 hộ. Ngoài ra, thành phố còn cố khoảng 750 hộ đang thuê ở tại khu chuyên gia cũ nằm trong quy hoạch dự án trường đại học Đông Nam Á. Khi dự án này triển khai, các hộ trên nhất thiết sẽ phải có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở thu nhập thấp, tái định cư. Dự kiến từ năm 2012 – 2020, địa bàn thành phố cần xây dựng khoảng 3.000 căn hộ chung cư, tương đương với 265.000 m2 diện tích sàn xây dựng.
Trước thực trạng nhu cầu đó, Sở Xây dựng đã trình đề án xây dựng nhà cho người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2012 – 2020. Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt trong đầu tháng 2/2013. Theo đó, trong quy hoạch tổng thể, khu vực Chăm Mát đầu tư hạ tầng đồng bộ 10,1ha, xây dựng 3 khu nhà chung cư 5 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 45.000m2, dự kiến bố trí cho 520 hộ; khu vực phường Phương Lâm, Đồng Tiến được đầu tư đồng bộ hạ tầng 10,87 ha, xây dựng 5 khu nhà 5 tầng, diện tích sàn khoảng 115.000 m2, dự kiến bố trí 1.300 hộ; khu vực bờ trái sộng Đà xây dựng 3,83 ha, xây dựng 4 khu nhà chung cư 5 tầng, tổng diện tích sàn khoảng 65.000 m2, tại khu vực Trung Minh, quy hoạch hạ tầng gần 10 ha, xây dựng 8 khu nhà chung cư 5 tầng, dự kiến bố trí cho 453 hộ tại đây.
Tại các khu vực đã được quy hoạch đầu tư xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp có thể bố trí các loại nhà ở xã hội khác, dự án phục vụ tái định cư và môt phần quỹ nhà ở thương mại. Tổng nguồn vốn đầu tư cho các công trình nhà thu nhập thấp ước tính trên 2.000 tỷ đồng.
Vấn đề giải quyết nhà ở cho CBCNVC, LLVT hưởng lương từ ngân sách Nhà nước và các hộ dân thuộc diện thu nhập thấp trên địa bàn thành phố đang đặt ra vấn đề xã hội cần giải quyết. Do giá nhà ở thương mại cao nên phần đông thành phần nêu trên không có khả năng mua nhà ở thương mại. Hơn nữa, việc phát triển nhà ở không chỉ giải quyết nhu cầu nhà ở cơ bản cho nhân dân mà còn góp phần chỉnh trang không gian kiến trúc đô thị, cảnh quan và thúc đẩy tăng trưởng KT-XH.
Việc đề án xây nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hòa Bình đã được phê duyệt nhận được nhiều quan tâm của nhân dân trên địa bàn thành phố. Với nhiều chương trình hỗ trợ nhà ở xã hội hiện nay của Nhà nước, đặc biệt là hệ thống ngân hàng với lãi suất khá thấp, khoảng 6%/năm và vay lâu dài cho người mua nhà. Ngay cả các chủ đầu tư cũng nhận được nhiều ưu đãi về nguồn vốn.
Tuy nhiên, mặt hạn chế trong việc đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp không được lấy tiền ngân sách mà chỉ trông chờ vào nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp cũng như vay ngân hàng. Trong khi đó, giá thành nhà ở cho người thu nhập thấp cho dù tính giá thấp nhất cũng khoảng 5,5 triệu đồng/m2 mặt sàn. Với mức giá này, so với mặt bằng chung trên địa bàn thành phố chưa thể nói là rẻ và thực sự chưa hấp dẫn người dân. Đối với nhiều doanh nghiệp, mặc dù biết có nhiều ưu đãi trong đầu tư xây dựng nàh ở xã hội nhưng mức giá 5,5 triệu đồng/m2 nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mặn mà. Thực tế, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp nào đăng ký tham gia đầu tư nhà ở thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
Hồng Trung
(HBĐT) - Ngày 27/6, huyện Tân Lạc mở lớp tập huấn công tác thu thập thông tin, xử lý biến động cung - cầu lao động năm 2013 cho trên 250 học viên là cán bộ LĐ,TB & XH, trưởng xóm, bí thư các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Nửa đầu năm 2013, công tác thu ngân sách Nhà nước tiếp tục đứng trước áp lực lớn. Số thu mới đạt khoảng 38% so với Nghị quyết HĐND tỉnh. Để hoàn thành nhiệm vụ thu trên 1.000 tỷ đồng thời gian còn lại của năm, UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo triển khai quyết liệt những giải pháp thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn.
(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Chiềng Châu khá thăng trầm cùng năm tháng, nhưng dù thế nào, sức sống của nghề này vẫn luôn mạnh mẽ. Một thời, nghề dệt gắn với nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình (khăn, gối, mặt phà...); con gái về nhà chồng, của hồi môn là những chiếc chăn, gối thổ cẩm ấm áp, thể hiện sự chịu thương, chịu khó, nét đẹp, tinh tế nữ công gia chánh của người con gái Thái. Tên tuổi nhiều cụ, bà được các thế hệ lưu truyền vì có thể làm ra những mẫu mã độc đáo, thể hiện trình độ, đẳng cấp của nghệ nhân như bà Hiển (75 tuổi), bà Sánh (75 tuổi)...
(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2013, Ban Dân tộc tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ dự toán kinh phí Chương trình 135 năm 2013, tổng kế hoạch vốn giao 97.190 triệu đồng để thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2 công trình chuyển tiếp, 152 công trình mới; hướng dẫn 2 huyện Kim Bôi, Đà Bắc lập dự án đề nghị Trung ương hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng.
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, bám sát những định hướng của cấp uỷ Đảng, chính quyền, huyện Lạc Thuỷ đã đề ra nhiều giải pháp xoá đói - giảm nghèo một cách hiệu quả. Đồng chí Nguyễn Đức Thuận, Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện Lạc Thuỷ cho biết: Là huyện thuần nông, cấp uỷ Đảng, chính quyền xác định tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hoá, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh gắn sản xuất với chế biến sản phẩm.
(HBĐT) - Khi không ít doanh nghiệp phá sản, nhiều công ty hoạt động cầm chừng thì “kinh tế vỉa hè” lại trên đà phát triển. Chỉ cần một góc thông thoáng, đông người qua lại, tiện dừng chân là đã có thể mở "Vỉa hè shop". Đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các "cửa hàng hè phố" mọc lên ngày càng nhiều với đa dạng chủng loại hàng hoá. Từ quần áo người lớn, trẻ em đến giày dép, túi xách các loại. Hỏi chuyện chị M. chuyên bán túi xách trên đường Cù Chính Lan (TP Hoà Bình), được biết, trước đây, chị làm nghề buôn hoa quả. Khi đã có chút vốn, chị liền đầu tư mua một chiếc xe tải nhỏ.