Xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) phát triển nghề nuôi cá lồng  trên vùng hồ sông Đà.

Xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) phát triển nghề nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà.

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Tân Lạc, diện tích mặt nước nuôi thủy sản hiện có khoảng trên 130 ha phân bố ở các xã Trung Hòa, Do Nhân, Phú Vinh, Lỗ Sơn, Tử Nê và Ngòi Hoa. Tận dụng lợi thế này, các xã đã tập trung duy trì và phát triển nghề nuôi cá lồng, bước đầu đem lại hiệu quả, cải thiện đời sống ngư hộ.

 

Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện, nghề nuôi cá lồng ban đầu chỉ tự phát trong dân. Dần dà, nhất là từ năm 2010 đến nay, nghề được các xã quan tâm, mở rộng cả về quy mô, số lượng lồng. Huyện cũng thu hút nhiều chương trình, dự án như Chương trình 135, dự án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà đầu tư trong lĩnh vực nuôi trồng, chủ yếu hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ giống, thuốc phòng bệnh và thức ăn ban đầu cho hộ dân tham gia tổ chức nuôi thủy sản.

 

Là một trong những hộ có kinh nghiệm nuôi cá lồng nhiều năm, ông Đinh Công Lương ở xóm Bừng, xã Ngòi Hoa khẳng định: Với người dân vùng sông nước, nghề nuôi cá lồng có ý nghĩa quan trọng, là “cần câu cơm” của không ít hộ dân nơi đây. ông cũng chia sẻ rằng bà con nhận thức được nguồn lợi từ nghề này đã tham gia đầu tư ngày càng đông, chủ yếu nuôi các loại cá rô phi, chiên, trắm. Với việc nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà, hộ dân vừa tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên để nuôi cá lại không ảnh hưởng tới SXNN, có thể nuôi cá ở mật độ cao, môi trường nuôi cá sạch, hạn chế được dịch hại, nhất là do nuôi trong lồng nên việc chăm sóc, quản lý, thu hoạch thuận lợi.

 

Đến nay, tại các xã vùng hồ đã phát triển 188 lồng cá, chủ yếu ở xã Ngòi Hoa với 140 lồng nuôi, các xã khác có số lượng lồng rải rác như Do Nhân 14 lồng, Lỗ Sơn 10 lồng, Tử Nê 10 lồng... Riêng 6 tháng đầu năm đã mở rộng và tăng quy mô thêm hơn 10 lồng cá. Tại xã Ngòi Hoa, với đặc thù hầu hết các xóm đều có diện tích mặt nước đang chuẩn bị các điều kiện hình thành nên tổ hợp tác nuôi thủy sản. Trong năm 2011-2012, dự án ổn định dân cư phát triển KT-XH vùng hồ sông Đà triển khai mô hình nuôi lồng cá rô phi tại đây với kinh phí hỗ trợ 100 triệu đồng. Mô hình được thực hiện thành công cả về năng suất và chất lượng cá nuôi, sức tiêu thụ tốt và được hộ dân tham gia đánh giá cao, góp phần nâng cao giá trị thu nhập. Qua đánh giá của BQL DA huyện, số hộ tham gia nuôi cá lồng theo dự án đã tiếp cận được với con giống, kỹ thuật nuôi tiến bộ, giúp tăng năng suất và các hộ đều thu lãi tiền triệu sau kết thúc vụ nuôi.

 

Hiện, nghề nuôi thủy sản đã thu hút hơn 140 lao động, mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân các xã vùng hồ trên địa bàn, góp phần tăng trưởng giá trị SXNN, giúp đời sống hộ dân ngày càng ổn định hơn. Bình quân hàng năm, toàn huyện có tổng sản lượng thu hoạch đạt 349 tấn, trong đó, cá khai thác đánh bắt khoảng 115 tấn, cá nuôi bao gồm cá nuôi ruộng, cá ao hồ nhỏ nhưng chủ yếu vẫn là nuôi lồng có sản lượng trung bình 234 tấn/năm.

 

 

 

                                                                       Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

55 cơ sở vi phạm nhãn hiệu hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm

HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, Đội quản lý thị trường thành phố Hòa Bình đã kiểm tra 279 lượt cơ sở kinh doanh; trong đó đã xử lý hành chính 55 cơ sở có vi phạm về quản lý nhãn hiệu, kinh doanh mặt hàng có điều kiện, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đảm bảo tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2013

(HBĐT) - Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đầu tư đã được phân bổ vốn; tổ chức nghiệm thu những khối lượng đã hoàn thành để làm thủ tục thanh toán vốn đầu tư. Chậm nhất đến hết ngày 30/6/2013, dự án nào chưa thực hiện, nguồn vốn nào chưa phân bổ sẽ thu hồi vốn bổ sung ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh. Các chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về nguồn vốn đã được giao mà không thực hiện được”.

Lấy nội lực của nhân dân làm trọng

(HBĐT) - Ông Nguyễn Phùng Chinh, Phó phòng NN-PTNT huyện Lương Sơn cho biết: Để khai thác được sức mạnh của cộng đồng trong quá trình xây dựng NTM, huyện Lương Sơn đã chú trọng thông tin, tuyên truyền, tăng cường vận động người dân với nhiều hình thức: loa phát thanh, băng rôn, khẩu hiệu, pa nô, áp phích, các hội nghị triển khai, cấp sổ tay hướng dẫn cho xã, cấp tờ rơi tuyên truyền cho Ban quản lý và ban phát triển các thôn, huy động sự tham gia của các ngành, đoàn thể tại địa phương...

Tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong giao đất, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng thu hút đầu tư ở Lương Sơn

(HBĐT) - Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp..., huyện Lương Sơn sớm đã được quy hoạch là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Những năm qua, huyện đã thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư với con số khá ấn tượng (từ 2005-2012) với 179 dự án, tổng nguồn vốn đầu tư l15.501,7 tỷ đồng. Tính đến đầu năm 2013 đã có 90 dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên có không ít DA tiến độ triển khai chậm, kéo dài, DA "treo"... mà huyện đã và đang nỗ lực tìm những giải pháp hữu hiệu để khắc phục.

Triển khai xây dựng dự án đường cứu hộ, cứu nạn Tân Mỹ - Ngọc Lâu - Tự Do

(HBĐT) - Ngày 13/7, tại xã Tân Mỹ, UBND huyện Lạc Sơn đã tổ chức hội nghị triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình đường cứu hộ, cứu nạn xã Tân Mỹ - Ngọc Lâu - Tự Do. Tới dự có các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Bùi Văn Cửu, Trần Đăng Ninh; lãnh đạo các sở, ngành và người dân của 5 xóm có dự án đi qua.

Dũng Phong phấn đấu hoàn thành các tiêu chí NTM

(HBĐT) - Người dân Dũng Phong (Cao Phong) đang hưởng lợi từ chủ trương, chính sách xây dựng NTM và tích cực tham gia chương trình này. Người dân tự nguyện hiến đất đai, hoa màu, đóng góp ngày công làm các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục