Do chuyển đổi công nghệ mới, Công ty cổ phần xi măng Lương Sơn bỏ hoang diện tích đất đang quản lý khá lớn gây lãng phí tài nguyên.

Do chuyển đổi công nghệ mới, Công ty cổ phần xi măng Lương Sơn bỏ hoang diện tích đất đang quản lý khá lớn gây lãng phí tài nguyên.

(HBĐT) - Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp..., huyện Lương Sơn sớm đã được quy hoạch là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Những năm qua, huyện đã thực hiện có hiệu quả công tác thu hút đầu tư với con số khá ấn tượng (từ 2005-2012) với 179 dự án, tổng nguồn vốn đầu tư l15.501,7 tỷ đồng. Tính đến đầu năm 2013 đã có 90 dự án đi vào hoạt động. Tuy nhiên có không ít DA tiến độ triển khai chậm, kéo dài, DA "treo"... mà huyện đã và đang nỗ lực tìm những giải pháp hữu hiệu để khắc phục.

 

Trong 7 năm ( từ 2005-2012), huyện đã tiến hành thu hồi 4.971.075,6 m2 đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thu hồi 9.820.570,4 m2 theo quyết định thu hồi đất của UBND tỉnh; thu hồi 26.695.987,5 m2 đất theo thông báo của UBND huyện. Thực tế thu hồi bàn giao cho chủ DA 8.834.588 m2 đất. Tổng số hộ thuộc diện đã thu hồi đất 4.830 hộ, trong đó có 207 hộ thuộc diện tái định cư. Hiện mới giao đất tái định cư cho 127 hộ. Số lao động bị ảnh hưởng bởi thu hồi đất 5.450 lao động. Đã thu hút vào làm việc trong các DA 2.210 lao động; 1.150 lao động tự tìm việc làm chuyển đổi nghề, còn lại khoảng 2.090 lao động có nhu cầu làm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Nguyên nhân khó khăn giải phóng mặt bằng cho một số DA. Lãnh đạo UBND huyện, UBND thị trấn Lương Sơn, Thành Lập, Hoà Sơn cho rằng: giá đền bù hỗ trợ cho người dân khi thu hồi đất còn thấp. Năng lực của một số nhà đầu tư còn hạn chế dẫn đến việc triển khai, thực hiện DA chậm, không đúng tiến độ gây lãng phí đất đai. Hiện nay có nhiều DA đã được phê duyệt phương án bồi thường nhưng chủ đầu tư chưa có nguồn kinh phí để chi trả (hoặc thiếu kinh phí) như: DA trồng chè kết hợp sản xuất công nghiệp và phát triển sinh thái tại thị trấn Lương Sơn, DA mở rộng UBND xã Cao Dương, DA quy hoạch KDC xã Nhuận Trạch, dự án mở rộng nhà máy xi măng Trung Sơn, DA khu nhà ở cao cấp dầu khí Hoà Bình. Bên cạnh đó, việc đánh giá tác động môi trường cho DN chưa đảm bảo. Một số DA mới bắt tay vào thực hiện đã bị người dân kiến nghị về việc ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như: ngập úng, hạn hán, khói bụi, tiếng ồn, đặc biệt là các DA Nhà máy xi măng Trung Sơn, DA Nhà máy xi măng Hoà Bình. Khi lập phương án bồi thường chưa tính đến việc chuẩn bị đất tái định cư nên đến bước chi trả khó thực hiện vì không biết bố trí tại định cư vào đâu.  Một số chính sách hỗ trợ như: đất nông nghiệp có mặt tiếp giáp với đất ở trong KDC, đất nông nghiệp trong KDC chưa phù hợp với thực tế nên khó xác định.  Chưa có chiến lược cụ thể về chính sách đào tạo việc làm, thu hút lao động đối với người dân bị mất đất

Tất cả những nguyên nhân đó đã tạo thành nút thắt vô hình cho công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng cho các DA và cũng là nguyên nhân phát sinh tình trạng khiếu kiện đông người và kéo dài gây bất ổn về ANTT.

 

Đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của người dân trong  thực hiện chủ trương đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm tạo nền tảng thúc đẩy nền kinh tế, đồng chí Nguyễn Đình Đua, Phó chủ tịch UBND huyện nêu rõ: Nhìn chung, nhân dân trong huyện đã nêu cao ý thức tự giác trong việc chấp hành quyết định thu hồi đất của Nhà nước vào mục đích: xây dựng kết cấu hạ tầng, kỹ thuật như: đường giao thông, công trình thuỷ lợi), xây dựng hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, sân vận động, chợ, công viên và các công trình đảm bảo AN-QP cho địa phương. Thực tế có nhiều hộ gia đình thấy rõ mình bị thiệt thòi  trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nhưng vẫn vui lòng hiến đất với mong muốn được góp sức xây dựng làng xã phát triển, văn minh hơn. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rõ một vấn đề từ trước đến nay, người nông dân vốn chỉ quen với công việc sản xuất nông nghiệp, nay bị thu hồi đất không còn tư liệu sản xuất dẫn đến bị hẫng hụt, bỡ ngỡ, không được đào tạo nghề nên cơ hội tìm việc làm mới rất khó khăn. Nhiều hộ nông dân sau khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ sử dụng không hợp lý, không đúng mục đích nên chỉ sau vài năm  thu hồi đất đã rơi vào cảnh  bần cùng hoá tương đối và dẫn đến gia tăng nghèo đói,  TNXH.

 

Xác định rõ những yếu tố tạo thành điểm nghẽn trong công tác thu hồi đất, GPMB thu hút đầu tư, huyện đã hướng tới một số giải pháp như: Chỉ đạo tốt việc lập phương án bồi thường. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách hỗ trợ và tái định cư đến người dân bằng nhiều hình thức. Theo dõi, giám sát chặt chẽ các DA đầu tư trực tiếp trên địa bàn. Phối hợp tốt với các ngành liên quan tạo điều kiện, trợ giúp cho các DA sớm được triển khai. Giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh để khuyến khích DN mở rộng sản xuất. Đồng thời, đề xuất xử lý một cách kiên quyết các DA không đủ điều kiện để tiếp tục triển khai. Thực hiện việc bồi thường, GPMB theo đúng quy định của pháp luật đảm bảo dân chủ, công khai. Tăng cường quản lý đất đai, quản lý xây dựng, đặc biệt là các khu vực đã có quy hoạch, nằm trong vùng GPMB để tránh việc người dân chia tách đất, xây dựng trái phép công trình để hưởng tiền bồi thường. ưu tiên bố trí vốn, tập trung triển khai dứt điểm công tác GPMB ở những khu vực đã có quy hoạch, kế hoạch thu hồi đất, tránh tình trạng kéo dài gây khó khăn cho công tác thu hồi đất. Nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Thực hiện tốt công tác kê khai, kiểm đếm tài sản,  kiến trúc, quy chủ nguồn gốc đất. Giải quyết thấu đáo đơn, thư khiếu nại của nhân dân về chế độ, chính sách bồi thường, thu hồi đất và bố trí tái định cư. Quy định cụ thể trách nhiệm của UBND các cấp, chủ đầu tư trong việc quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư khi thực hiện các công trình, DA. Huy động sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, xác định rõ nghiệm vụ GPMB là nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách hiện nay để thực hiện chủ trương thu hút đầu tư...

 

Để những giải pháp này được thực thi có hiệu quả, huyện đề nghị UBND tỉnh ban hành quy định về việc kiểm kê bắt buộc và cưỡng chế GPMB đối với các tổ chức, cá nhân không hợp tác trong quá trình bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. UBND tỉnh không uỷ quyền cho cấp huyện thông báo thu hồi đất mà giao cho Sở Tài nguyên- Môi trường chủ trì thực hiện và xác định chế độ bồi thường trước khi thực hiện DA. Hàng năm, khi ban hành quyết định bảng giá các loại đất trên địa bàn cũng ban hành quy định về bộ đơn giá bồi thường tài sản, cây cối, hoa màu trên đất cho đồng bộ. Khi cấp giấy chứng nhận cho các nhà đầu tư cần xem xét, thẩm định năng lực tài chính, giám sát tiến độ thực hiện DA và có chế tài xử lý các dự án kéo dài, không hoạt động. Quá trình xem xét, phê duyệt DA, chủ trương thu hồi đất cho DA cần xem xét đồng bộ đối với các DA phải bố trí khu tái định cư, khu nghĩa trang. Xem xét, đánh giá sâu sát hơn báo cáo về tác động môi trường của các DA…

           

 

                                                                Thúy Hằng

 

 

Các tin khác

Toàn cảnh hội nghị triển khai dự án đường cứu hộ, cứu nạn Tân Mỹ - Ngọc Lâu - Tự Do.
Xã Dũng Phong đã hoàn thành 13/19 tiêu chí NTM. Từ lồng ghép các nguồn vốn, xã Dũng đang triển khai nâng cấp khu trung tâm, sân vận động.
Hội nghị ngành Công thương lần thứ XV tập trung bàn các giải pháp thúc đẩy phát triển KT-XH vùng.
Không có hình ảnh

Huyện Cao Phong dành gần 1,4 tỷ đồng đầu tư phát triển sản xuất năm 2013

(HBĐT) - Thực hiện chương trình xây dựng NTM năm 2013, huyện Cao Phong có 1.383 triệu đồng để đầu tư phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Trong đó, nguồn vốn từ tỉnh phân bổ là 620 triệu đồng, nguồn vốn lồng ghép từ ngân sách huyện và các dự án là 763 triệu đồng.

Trồng rừng đạt 83% kế hoạch năm

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, huyện Lương Sơn đã trồng rừng tập trung được 578 ha, đạt 83% kế hoạch, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2012. Các cơ quan, đơn vị trong huyện đã trồng được trên 29.700 cây phân tán, tập trung ở các công sở, trường học, nhà văn hoá thôn, xóm, vườn hộ gia đình.

Tập trung nguồn lực đẩy nhanh đầu tư hạ tầng

(HBĐT) - Theo Ban QLXD cơ bản thành phố Hòa Bình, trong tình hình hiện nay, công tác đầu tư hạ tầng các công trình trên địa bàn mặc dù đang gặp phải khó khăn do thiếu nguồn vốn. Tuy nhiên, với các công trình đã, đang được triển khai, thành phố, các ngành chức năng đã tập trung mọi nguồn lực, giám sát chặt chẽ, đốc thúc các nhà thầu đảm bảo chất lượng và thi công nhanh nhất.

Kỳ Sơn - nâng cao năng lực lãnh đạo giải phóng mặt bằng

(HBĐT) - Điều kiện địa lý, giao thông thuận lợi, huyện Kỳ Sơn được xác định là một trong vùng kinh tế động lực của tỉnh. Huyện Kỳ Sơn có doanh nghiệp đến nghiên cứu, tìm hiểu và triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn. Công tác đền bù, GPMB trong những năm qua được huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và đồng bộ từ việc khảo sát lập dự án đến các bước tiến hành thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ được thực hiện công khai, dân chủ theo đúng quy định của Nhà nước.

Tìm giải pháp giúp nông dân thoát nghèo

(HBĐT) - Văn Sơn là một trong những xã có tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao ở huyện Lạc Sơn. Hộ nghèo chiếm 35,6%, cận nghèo 61%, trên 82% số người trong độ tuổi lao động. Đa số họ là những nông dân thiếu việc làm và chỉ quen với chân lấm, tay bùn; sớm tối bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, thu nhập từ nông nghiệp vừa thấp, vừa bấp bênh. Để giải quyết bài toán về việc làm và thu nhập cho người dân, Đảng ủy, UBND xã Văn Sơn đã chỉ đạo Trung tâm học tập cộng đồng xã (TTHTCĐ) khai thác triệt để tính năng kết nối giữa TTHTCĐ với các cơ quan chức năng của Nhà nước, đặc biệt là với các tổ chức, cá nhân, các dự án và các công ty để tìm hướng đi tích cực nhằm giải quyết việc làm cho nông dân.

Xúc tiến thành lập 4 hợp tác xã sản xuất giống nông hộ

(HBĐT) - Theo Hội Nông dân tỉnh, trên địa bàn tỉnh hiện có 9 xã sản xuất giống gồm: Quy Hậu, Thanh Hối, Phong Phú (Tân Lạc); Văn Sơn, Tân Lập, Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) và Đông Bắc, Vĩnh Đồng, Hợp Kim (Kim Bôi). Tại 9 xã đã duy trì 12 lớp sản xuất giống nông hộ, trong đó có 4 xã phấn đấu thành lập HTX trong năm 2013.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục