5 gương mặt Chủ tịch Hội Nông dân các xã sẵn sàng thế chấp bìa đỏ vay phân bón cho nông dân.

5 gương mặt Chủ tịch Hội Nông dân các xã sẵn sàng thế chấp bìa đỏ vay phân bón cho nông dân.

(HBĐT) - Họ là những người “đứng mũi, chịu sào”, chung lo nỗi lo và chia sẻ mọi khó khăn, vất vả của nông dân, thậm chí chẳng ngần ngại, nề hà, tự nguyện đem cả bìa đất của gia đình thế chấp ngân hàng để vay mua phân bón cho bà con nông dân. Đó là Chủ tịch HND 5 xã trên địa bàn huyện Kỳ Sơn: xã Hợp Thịnh - ông Nguyễn Văn Hưng, xã Độc Lập - ông Nguyễn Quốc Sự, xã Mông Hóa - ông Nguyễn Ngọc Đành, xã Phúc Tiến - ông Đinh Văn Đạt, xã Dân Hòa - ông Nguyễn Quốc Việt.

 

Đã mấy vụ sản xuất trôi qua, các cơ sở HND nơi đây phối hợp với Công ty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ) cung ứng phân bón cho bà con nông dân bằng hình thức trả chậm, không tính lãi. Danh nghĩa là Hội đứng ra tín chấp nhưng vật làm bằng để được ngân hàng chấp thuận cho vay chính là giấy chứng nhận QSD đất gia đình đứng tên các vị Chủ tịch HND xã trên. ông Nguyễn Ngọc Đành, Chủ tịch HND xã Mông Hóa bộc bạch: Giá cả vật tư phân bón ngày càng tăng cao. Đời sống bà con nông dân quê tôi còn nghèo, vào thời điểm mùa vụ, có nhiều bà con không sẵn tiền mua vật tư, phân bón, thuốc BVTV trong khi để đầu tư cho sản xuất, thâm canh tăng năng suất cây trồng lại không thể thiếu phân bón, vật tư. Từ việc hiểu và đồng cảm với cái khó chung của nông  dân, tôi quyết liều một phen mang  sổ đỏ đứng tên mình ra ngân hàng “cầm cố”.

 

Ở vụ chiêm xuân và vụ mùa năm 2013, với số vốn vay được từ việc thế chấp bìa đỏ, ông Chủ tịch HND xã Mông Hóa đã phối hợp với nhà sản xuất cung ứng 50 tấn phân bón cho bà con nông dân trong vùng, tổng trị giá gần 250 triệu đồng. Nguồn phân bón cung ứng đảm bảo chất lượng và số lượng, chủng loại theo yêu cầu mà bà con đã đăng ký. Đồng thời Công ty CP supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao còn vận chuyển, giao hàng về tận UBND xã để người dân đến lấy thuận tiện. Tương tự, ở các vụ chiêm xuân và vụ mùa, ông Nguyễn Quốc Sự, Chủ tịch HND xã Độc Lập đã tự nguyện thế chấp bìa đất thổ cư vay vốn mua phân bón giúp hàng trăm hội viên nông dân có điều kiện đầu tư sản xuất với tổng trị giá trên 160 triệu đồng. Cũng như vậy, Chủ tịch HND các xã Hợp Thịnh, Dân Hòa, Phúc Tiến đem ký bìa đất để trợ giúp hàng trăm tấn phân bón, vật tư cho nông hộ.

 

Cứ sau mỗi vụ thu hoạch, bà con nông dân các xã lại tự giác đem tiền đến trả người đã trợ vốn cho mình. Để đảm bảo bù phần lãi suất trả cho ngân hàng hàng tháng, UBND các xã và tổ chức Hội đã bàn, thống nhất nâng lên một giá khi cung ứng cho bà con nhưng vẫn đảm bảo giá thấp hơn đáng kể so với mặt bằng giá thị trường. Bà Nguyễn Thị Sơn, nông dân xóm Độc Lập bày tỏ: Vụ nào tôi cũng đăng ký mua phân bón theo kênh của Hội, thấy chất lượng đảm bảo, năng suất cây trồng tăng rõ rệt mà được chịu lại, lãi suất 0%. Tôi đã tham khảo tại mấy cửa hàng ngoài huyện, vẫn là loại phân bón ấy trong khi giá bán lẻ trên thị trường 5.500 đồng/kg, giá cung ứng của kênh HND chỉ 4.950 đồng/kg.

 

Tấm lòng với nông dân nghèo và lửa nhiệt tình với công tác Hội của 5 Chủ tịch HND các xã đã được cộng đồng tin yêu, ghi nhận. Theo ông Phí Văn Bằng, Phó Chủ tịch HND huyện Kỳ Sơn, việc làm mang tính mạnh dạn, tiên phong của những cán bộ chủ chốt Hội cơ sở không  những thúc đẩy, động viên phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, XĐ-GN, làm giàu chính đáng mà còn có tác dụng thiết thực thu hút đông đảo hội viên tham gia xây dụng tổ chức Hội. Việc làm này còn có ý nghĩa tuyên truyền hiệu quả, sâu sắc về việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong tổ chức HND.

 

                                                                  Bùi Minh

 

Các tin khác

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Lãnh đạo UBND tỉnh và Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam thảo luận về dự án xây dựng mô hình trình diễn sản xuất rau.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Trại ếch của ông Đào

(HBĐT) - Cách đây 8 năm, nhân chuyến thăm quan về huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) do Trung tâm KN-KN giới thiệu, ông Phạm Đình Đào ở tổ 13, phường Phương Lâm (TPHB) biết đến và hứng thú muốn đến với nghề nuôi ếch, giống ếch có xuất xứ từ Thái Lan.

Tân Lạc phát triển nghề nuôi cá lồng

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Tân Lạc, diện tích mặt nước nuôi thủy sản hiện có khoảng trên 130 ha phân bố ở các xã Trung Hòa, Do Nhân, Phú Vinh, Lỗ Sơn, Tử Nê và Ngòi Hoa. Tận dụng lợi thế này, các xã đã tập trung duy trì và phát triển nghề nuôi cá lồng, bước đầu đem lại hiệu quả, cải thiện đời sống ngư hộ.

Sản xuất được 28 triệu con cá giống

(HBĐT) - Toàn tỉnh hiện có 3 cơ sở sản xuất giống, lớn nhất là Trung tâm Giống vật nuôi và thủy sản. Trong 6 tháng đầu năm, các đơn vị đã sản xuất được 28 triệu con cá giống.

Toàn tỉnh có 20 trang trại nuôi thủy sản

(HBĐT) - Theo kết quả thống kê đến năm 2013, toàn tỉnh hiện có 20 trang trại nuôi thủy sản, phân bố rải rác ở các huyện, thành phố, tập trung ở TPHB và huyện Kim Bôi, Lương Sơn.

Giải ngân trên 22,8 tỷ đồng vốn dự án XDCB đầu tư cho Nông nghiệp & PTNT

(HBĐT) - Tính đến trung tuần tháng 7, tỉnh ta đã tiến hành giải ngân 22 tỷ 864 triệu đồng nguồn vốn dự án XDCB đầu tư cho lĩnh vực Nông nghiệp & PTNT. Giá trị khối lượng thực hiện đầu tư các công trình ước đạt 11 tỷ 150 triệu đồng.

Một số chính sách thuế mới thay đổi từ ngày 1/7/2013

(HBĐT) - Vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 8336, 8355, 8817 về việc triển khai thực hiện một số quy định có hiệu lực từ 1/7/2013 tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN, Luật thuế GTGT và Luật thuế TNCN.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục